- Biển số
- OF-675938
- Ngày cấp bằng
- 22/6/19
- Số km
- 684
- Động cơ
- 112,355 Mã lực
đúng kiểu k quản được thì cấm và phạt bừa bãi, mình có quyền thích làm j chả dc
Việt Nam kém nhất cái khoản đồng bộ dữ liệu. Theo như hiện nay với 1 sđt thì nhà mạng có đủ thông tin căn cứ qua cmt/cccd/mối liên hệ gia đình, bạn bè...Rồi thêm thông tin từ cơ cở phường/xã thì rất rõ. Nếu csdl được khai thác, sử dụng chung thì đảm bảo không con kiến nào lọt qua được.Ở Việt Nam, mới chỉ khai có cái app, chả biết có tác dụng hay không, hậu quả thấy rõ nhất chỉ là tốn thêm ít % pin điện thoại, đã bị chửi vuốt mặt không kịp.
Bắt khai báo mã QR kiểu Tàu, soi kỹ thông tin, hành trình cá nhân đến từng sợi tóc, thì không biết còn bị ăn chửi đến mức nào nữa.
Em đoán cụ hiểu khá rõ blu-z, nhưng em lại chắc chắn blu-z là cần mạng internet.Cái này đúng là nhược điểm của ứng dụng nhưng dùng bất kỳ cách nào cũng sẽ có nhược điểm tương ứng, người ta lựa chọn cách ít nhược điểm nhất tại thời điểm đó.
Cụ cũng không lo chuyện cứ thấy Bluezone báo gần là họ xích cụ lại, cơ chế hoạt động của Bluezone như sau:
- Khi 2 máy có khoảng cách gần khoảng 2m thì ứng dụng sẽ coi 2 người đó có tiếp xúc gần. Vì vậy không có chuyện người ngổi ở t1 và người ngồi ở tầng 100 bị coi là tiếp xúc gần như 1 số offer rêu rao vì ứng dụng dùng Bluetooth chứ không phải GPS
- Qua ứng dụng không thể biết được ai tiếp xúc với ai và tiếp xúc ở đâu vì vậy không có chuyện vợ ở nhà soi được các cụ đi đâu và tiếp xúc với ai như 1 số offer rêu rao, ứng dụng không hề có chức năng định vị (code đã được công khai hóa trên các diễn đàn tin học)
- Toàn bộ dữ liệu được mã hóa và nằm trên điện thoại của người cài, không có chuyện gửi về trung tâm như 1 số offer rêu rao, tốn tiền Internet vì ứng dụng không dùng Internet.
- Khi 1 người là F0, người truy vết sẽ yêu cầu F0 nhập 1 mã do họ cung cấp vào ứng dụng, khi đó các số điện thoại tiếp xúc gần với F0 mới hiện ra. Đầu tiên người ta đưa danh sách số điện thoại này cho F0 để hỗ trợ F0 nhớ lại mình đã thực sự tiếp xúc gần với ai. Nói thật, để nhớ rõ được trong 21 ngày qua mình tiếp xúc với ai thực sự là bất khả thi với 99% số người trên trái đất. Nhưng nhìn danh sách số điện thoại được phân loại theo ngày, giờ, kiểm tra danh bạ điện thoại của mình thì sẽ dễ hơn rất nhiều. Có 1 ứng dụng nữa cũng rất hiệu quả khi truy vết và cũng rất được hay dùng là google map. Người ta sẽ truy cập vào ứng dụng để biết trong 21 ngày qua, F0 đã đi và dừng lại ở đâu để truy vết. Nhưng đây là ứng dụng có định vị nên không thể ép được người sử dụng.
- Việc Bluezone có hiệu quả hay không thì chính những người truy vết sẽ hiểu rõ nhất. Và họ chính là người yêu cầu phạt những ai không cài thì hiểu là nó hiệu quả như nào với họ.
Tóm lại việc kiến nghị phạt người dùng smartphone không cài Bluezone là có căn cứ pháp luật chứ không phải vi hiến như 1 số offer rêu rao. Còn nó có khả thi hay không, thực hiện được hay không thì cần đợi Chính phủ hoặc liên bộ đưa ra thông tư hướng dẫn chi tiết cách dùng, trường hợp phạt, mức phạt... vì dù sao nó mới đang là kiến nghị.
Ứng dụng Bluezone ngoài việc tốn 1 ít pin và không phân biệt được những người gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau (họ sẽ kiểm tra qua phỏng vấn truy vết). Ngoài ra nó không hề xâm phạm quyền riêng tư của ai như 1 số offer rêu rao.
Bluezone KHÔNG GỬI CSDL cho máy chủ cụ ạ. Nó chỉ nhận lịch sử tiếp xúc CỦA F0 nếu cơ quan y tế đưa dữ liệu F0 lên máy chủ. Rồi so sánh và cảnh báo nếu mình có tiếp xúc.Việt Nam kém nhất cái khoản đồng bộ dữ liệu. Theo như hiện nay với 1 sđt thì nhà mạng có đủ thông tin căn cứ qua cmt/cccd/mối liên hệ gia đình, bạn bè...Rồi thêm thông tin từ cơ cở phường/xã thì rất rõ. Nếu csdl được khai thác, sử dụng chung thì đảm bảo không con kiến nào lọt qua được.
Do việc việc khai báo thực ra đơn giản, thông tin cá nhân cqnn gần như có đủ.
1 ví dụ đơn giản ai dùng ứng dụng Viettel post (Nếu bạn nhập sđt của người nhận (kể cả mạng Vina,mobi,..)..sau 3 giây hệ thống trả về kết quả gần như đúng địa chỉ người nhận mà không phải gõ thêm nhiều.
Trình độ CNTT Vietnam còn kém xa so với thế giời, chưa nói tới ý thức, văn minh của từng cá nhân. Do vậy cũng từ từ mà bước thôi.
Em đoán cụ hiểu khá rõ blu-z, nhưng em lại chắc chắn blu-z là cần mạng internet.
Bởi nếu không gửi csdl cho máy chủ thì blu-z không có ý nghĩa nhiều trong việc truy xuất F1.- F2 - F3.
Bluezone KHÔNG GỬI CSDL cho máy chủ cụ ạ. Nó chỉ nhận lịch sử tiếp xúc CỦA F0 nếu cơ quan y tế đưa dữ liệu F0 lên máy chủ. Rồi so sánh và cảnh báo nếu mình có tiếp xúc.
Của em cài từ tháng 1 đây.
Vì tránh mang tiếng là theo dõi cá nhân nên họ không tập trung CSDL.ảnh này chứng minh được gì vậy cụ?? Em thấy máy cụ đang dùng wifi
Sao không đơn giản bằng việc là xác minh trên máy chủ F0 này đã tiếp xúc bao nhiêu ID(máy khác) có phải là nhanh không?? Thêm chút thông tin từ lời khai thì tầm 30 phút là xong.
Chứng tỏ cái dở vẫn là không có csdl trên mãy chủ để sử dụng, khai thác.
chết cụ . em mách ...Không biết là ntn nhưng mấy ngày hôm nay tin rác spam từ B.ộ TTTT tràn ngập, đề nghị người dân tham gia ủng hộ quỹ Phòng chống Covid ngày 4,5 phát dội tin. Em buộc lòng phải cho vào blacklist. Nhảm nhí vừa phải thôi.
) Cụ không thấy em dùng 37G mobile data từ tháng 2 mà Bluezone dùng có 5.7MB à. Nghĩa là chỉ có 0.015% - rất không đáng kể.ảnh này chứng minh được gì vậy cụ?? Em thấy máy cụ đang dùng wifi
Sao không đơn giản bằng việc là xác minh trên máy chủ F0 này đã tiếp xúc bao nhiêu ID(máy khác) có phải là nhanh không?? Thêm chút thông tin từ lời khai thì tầm 30 phút là xong.
Chứng tỏ cái dở vẫn là không có csdl trên mãy chủ để sử dụng, khai thác.
Bác có thể vui lòng cho biết: Quyết định 2666/QĐ-BYT, vi hiến điều nào? khoản nào? Trái luật điều nào? khoản nào?Biết là có mục đích tốt, kiểm soát tiếp xúc lây lan dịch bệnh. Nhưng như này là ngồi xổm lên HP và các loại Luật rồi ạ.
Pháp nó chửi tín ngưỡng hay tôn giáo khác thì các anh lại bảo nó chửi trên đất nó thôi!Óc chó hả cụ, hiểu quyền riêng tư là gì ko?
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người, có lịch sử nhận thức dài như nhân loại. Đặc biệt, thể hiện từ thế kỷ ánh sáng của thời kỳ Phục hưng tư sản, nhưng được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (UDHR).
Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại sự xúc phạm và can thiệp như vậy”. Quy định nêu trên sau đó được tái khẳng định trong Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR), trong đó nêu rằng: “(1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. (2) Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy”.
Quyền riêng tư cũng được thừa nhận trong các công ước nhân quyền khu vực. Điều 8 Công ước Nhân quyền châu Âu năm 1950 xác định: “Mọi người đều có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư từ. Sẽ không có sự can thiệp của một cơ quan công quyền với việc thực hiện quyền này, ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để bảo vệ các quyền tự do của người khác”. Điều 11 Công ước Nhân quyền châu Mỹ cũng có quy định về quyền riêng tư với nội dung tương tự.
Em thì khách quan, vì em cài lâu rồi. Nhưng theo em là nên vận động tuyên truyền từ chính quyền xã đến các địa phương sở tại như vậy sẽ tránh được dư luận hơn.Đề nghị phạt người dùng smartphone không cài Bluezone
Theo đề nghị từ Bộ Y tế, người có smartphone cần cài ứng dụng Bluezone và bật Bluetooth khi đến nơi công cộng, nếu không sẽ bị xử phạt.vnexpress.net
Cụ nào hiểu luật vào thông cho cháu xem không cài blz thì vi phạm điều luật nào không nhỉ?
(Cháu có cài blz nhưng nghĩ ra việc phạt người không cài thì cháu nể thật...)
Bác đã đọc điều 12 UDHR 1948, vui lòng đọc tiếp điều 29, khoản 2, UDHR 1948.Óc chó hả cụ, hiểu quyền riêng tư là gì ko?
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người, có lịch sử nhận thức dài như nhân loại. Đặc biệt, thể hiện từ thế kỷ ánh sáng của thời kỳ Phục hưng tư sản, nhưng được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (UDHR).
Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại sự xúc phạm và can thiệp như vậy”. Quy định nêu trên sau đó được tái khẳng định trong Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR), trong đó nêu rằng: “(1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. (2) Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy”.
Quyền riêng tư cũng được thừa nhận trong các công ước nhân quyền khu vực. Điều 8 Công ước Nhân quyền châu Âu năm 1950 xác định: “Mọi người đều có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư từ. Sẽ không có sự can thiệp của một cơ quan công quyền với việc thực hiện quyền này, ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để bảo vệ các quyền tự do của người khác”. Điều 11 Công ước Nhân quyền châu Mỹ cũng có quy định về quyền riêng tư với nội dung tương tự.
Quyết định 2666/QĐ-BYT chưa có đủ 03 yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật (mới chỉ có Giả định, Quy định, phần Chế tài do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).Cần xem xét kỹ xem liệu Quyết định này có chứa các nội dung quy phạmn pháp luật hay ko? nếu có thì nó phải là văn bản quy phạm pháp luật.