Nó nằm ở Quyền quản lý, bác ạ.
Theo cái điều 5.6 của Thông tư 37/2018 của anh Thông, thì Quyền quản lý thuộc về Chủ đầu tư chung cư.
(
Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý khai thác và bảo trì công trình đường bộ mới nhất (thuvienphapluat.vn) )
Và, do đó, họ có quyền đẻ ra những thứ Phí.
Bác cũng thấy là, họ không phạt Vi phạm hành chính, mà phạt 1 cái phí gì đó, do họ tự nghĩ ra, trong khuôn khổ Thẩm quyền quản lý của họ.
Còn trên báo An ninh thủ đô nào đó, họ bẩu rằng:
(
Căng dây cấm người ngoài đi vào đường nội bộ của chung cư có phạm luật? | Báo điện tử An ninh Thủ đô (anninhthudo.vn) )
Trích:
"
Còn nếu phần diện tích này không thuộc diện bàn giao Nhà nước, mà là sở hữu chung của các chủ sở hữu chung cư: ban quản lý tòa chung cư có quyền thay mặt các chủ sở hữu của nhà chung cư thực hiện việc quản lý theo quy chế quản lý nhà chung cư, vận hành chung cư.
Việc cấm hay không cấm người ngoài vào sẽ tùy quyết định của hội nghị nhà chung cư, khi ban hành các quy định, nội quy chung cư. Do đó, ban quản lý hoàn toàn có quyền đặt ra các yêu cầu nội bộ, trong đó có việc hạn chế việc đi lại của người dân khi đi qua khu đô thị, ấn định các vị trí cấm dừng/đỗ xe và hình thức xử phạt với các phương tiện vi phạm. ".
Tất nhiên, học tập theo mô hình của các cơ quan quản lý nhà nước xịn authentic, 1 Lệnh cấm, tất nhiên phải kèm theo cái sự Bảo đảm thi hành án, chuyện được áp dụng rất rộng rãi ở xứ ta.
Lệnh cấm, tất nhiên, cần được phổ biến rộng rãi và công khai; và tôi hiểu là tại vài bài báo đã có, họ làm công khai.
PS 1: Tiền họ thu không phải là Phạt vi phạm hành chính, mà là tạm gọi là Tiền trông giữ xe, dù nó hơi cao 1 tý, tôi thừa nhận vậy; mục đích để tránh cái sự áp đặt vào cái Quy định xử phạt nào đó là đặc quyền của đội Đồng phục.
PS 2: Còn, để đảm bảo những chỗ Cấm đỗ sẽ không bị các ọp pơ đáng kính đỗ cùn và miễn phí (chuyện hiển nhiên đã - đang và sẽ còn xảy ra), theo bác, nên làm ra răng cho nó hiệu quả?