Cụ cố tình không hiểu công việc của Dự rồi (hoặc hiểu nhưng thích chửi - đúng bản chất người Việt), thực tế công việc của Dự (Việt hoặc quốc tế) là luôn có sai, thế nên cụ có chửi có oánh thì vẫn sai như thường
. Vấn đề cụ nhận thức được là Dự Việt làm sai ở mức độ nào, nếu sai trong giới hạn cho phép thì đừng chửi làm gì cho phí công. Trình dự Việt kém là đương nhiên (vì xã hội, con người, khoa học kỹ thuật ....của Việt đứng hàng cuối bảng xếp hạng trên thế giới).
Tiện đây em cũng trình bầy luôn là độ chính xác trung bình của bản tin dự báo bão chỉ khoảng 70-80% (đối với quốc tế), còn đối với Việt có khi còn thấp hơn. Nhưng thông tin dự báo bão là rất quan trọng, nó giúp giảm thiệt hại đáng kể về người và của đấy. Vì thế nếu có 1 vài lần dự sai thì cũng đành phải chấp nhận và lần sau vẫn nên nghe đấy cụ ạ.
Cám ơn những thông tin quý báu của Cụ.... Nhưng vấn đề nào cũng có 2 mặt Cụ ạ, Các Anh Dự Việt có hót thế chứ hót sai nữa thì chỉ Dân là chịu thiệt thôi ạ. Dân không yêu cầu các Anh hót đúng 70-80%, nhưng phải có trách nhiệm với lời hót của mình..
Tháng 5- 2006 , khi cơn bão ChanChu đổ bộ vào Việt Nam, hàng chục ngư dân ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đã phải bỏ mạng giữa biển khơi, một phần là do công tác dự báo về cơn bão này quá thiếu chính xác. Bão Chanchu không đổ bộ vào đất liền nhưng thiệt hại về nhân mạng thì vô cùng to lớn bởi lẽ thay vì cho tàu chạy đến những nơi mà bão sẽ không quét qua thì chỉ vì tin vào nhà đài, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân lại chạy “trước mặt bão” để rồi bị chính cơn bão ấy nhấn chìm... Một số ý kiến cho rằng thảm họa này xảy ra do công tác dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam không tốt. Các dự báo này đã có sự sai lệch so với dự báo của đài khí tượng khu vực của Philipin, Hồng Kông, Nhật Bản, Hawaii, Hải quân Mỹ v.v. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị người đứng đầu Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Việt Nam bác bỏ. Mặc dù phủ nhận khả năng dự báo sai, chỉ vài ngày sau ông ta đã bị "thay" chức..
Trưa 29-9-2008, chỉ một ngày trước khi bão đổ bộ, bản tin dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn Quốc gia dự báo chiều 30-9, bão đổ bộ đất liền.
Thực tế, cơn bão đã đến trước đó vào buổi sáng, do vậy đã gây ra tổn thất rất lớn về người và của làm hàng chục người chết và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị sập và tốc mái và hàng trăm con thuyền đã chìm xuống làn nước biển do tin vào bản tin dự báo không kịp thời gian chạy vào bờ. Điều tối kỵ là Dự thời gian Bão đổ bộ sai sớm hơn khoảng 6h.
Bên cạnh đó thỉnh thoảng lại Dự Hụt.... như cơn bão Sơn Tinh, Cơn bão Nock – Ten....việc dự báo đường đi và cường độ bão đã không sát với diễn biến, dẫn đến việc tổ chức phòng, chống bão nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt là việc kêu gọi tàu thuyền về nơi trú tránh. Và rồi sau mỗi lần xảy ra những dự đoán sai lầm vậy, ngành khí tượng lại tổ chức họp thông báo với dư luận về những nguyên nhân dự báo sai....Nào là hướng đi phức tạp, sai số cho phép, hệ thống máy móc không đồng bộ…. nhưng rồi thời gian sau, công tác dự báo thời tiết vẫn chưa có những biến chuyển nhiều trong công tác chuyên môn, dẫn đến nhiều sai lầm tiếp diễn trong công tác dự báo của mình. Vẫn biết, thiên tai vốn khắc nghiệt, thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Trong dự báo thời tiết, khó tránh khỏi những sai sót. Do vậy không thể đòi hỏi những thông tin cực kỳ chính xác, nhưng cũng không thể cho phép những sai số quá lớn.
Vài sự việc Cóp nhặt trên các báo để nói lên rằng các Bác Dự nên có trách nhiệm với công việc của mình để xứng đáng với đồng tiền mà Dân đóng góp cho NSNN nuôi các Bác... Sờ sờ đến như vụ cháy ở Hải Dương mà PCCC còn báo cáo lên TT là kịp thời, có trách nhiệm với TS của Dân, Bla Blô.. thì dăm ba lời Dự này đúng sai có là gì.... Chỉ tội Dân thôi.
Nhưng lòng tin của Dân thì có hạn thôi... Em thật.