- Biển số
- OF-402360
- Ngày cấp bằng
- 23/1/16
- Số km
- 3,072
- Động cơ
- 247,260 Mã lực
- Tuổi
- 46
Như chúng ta biết để lên án nạn phá rừng tại Đắk Lắk VTV đã có một phóng sự điều tra.
Nhưng phóng sự điều tra đó VTV đã thanh minh rằng không hề dàn dựng.
Nhưng báo Người Lao Động vẫn tiếp tục đưa ra những bài báo có sức thuyết phục .
Thế rốt cuộc vụ này là thế nào ạ ? Sẽ đi đến đâu ?
Người phiên dịch cho VTV cũng bức xúc với phóng sự phá rừng.
Phóng sự phá rừng của VTV: Trả lại sự trong sạch cho lương dân!
Ngày 6-8, chị Sùng Thị Mông (sống tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) là người được phóng viên của Chương trình Chuyển động 24h thuê làm phiên dịch khi thực hiện phóng sự phản ánh nạn phá rừng, cho biết công an vừa tìm đến nhà chị để làm rõ những thông tin liên quan đến phóng sự trên.
Trao đổi với phóng viên báo Người lao động, chị Mông kể lại: “Hôm đó tôi đang dạy thêm thì có 2 người đàn ông giới thiệu là phóng viên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) thuê đi phiên dịch (tiếng Mông – PV). Do họ đã biết nhà ông Vừ Dũ Dinh từ trước nên họ dẫn tôi tới nhà ông Dinh chứ không phải vợ chồng ông Dinh đang phá rừng.
Khi ở nhà ông Dinh, họ nói nhờ vợ chồng ông Dinh vào làm rẫy để họ quay phóng sự nghèo khổ. Khi bắt đầu đi thì họ nói ông Dinh đi mượn cưa nhưng ông Dinh không chịu. Tuy nhiên, họ nói mượn cưa ra rẫy để cưa mấy cành cây, gỗ mục như đang lấy củi để người ta nghĩ mình nghèo phải lấy củi về bán. Tôi cũng nghĩ họ chỉ đi quay cảnh làm rẫy”.
Chị Sùng Thị Mông kể với phóng viên báo Người lao động về việc phiên dịch cho phóng viên VTV
Theo chị Mông, khi đến rẫy, người trong đoàn làm phim bảo ông Dinh qua rừng phòng hộ cưa gỗ nhưng ông Dinh trả lời: “Cái núi đấy mình không cưa được đâu vì đó là khu bảo tồn”. Sau đó họ nói ông Dinh cưa cái cây lớn đang sống mọc giữa rẫy để họ quay phim. Trên đường quay về, họ thấy mấy khúc gỗ nên bảo ông Dinh và Tu (đứa trẻ trong thôn - PV) vác cây mục này về lán để họ quay.
Về tiền công mà chị Mông được đoàn làm phim trả, chị tiết lộ: “Họ đưa cho 300.000 đồng. Tôi tính ra thì tiền công của tôi được khoảng 120.000 đồng - 130.000 đồng, còn lại là tôi đi trả tiền mua đồ ăn cho cả đoàn”.
Phản ứng về việc ông Dinh xuất hiện trong phóng sự như một lâm tặc, chị Sùng Thị Mông bức xúc: “Tôi bó tay. Làm vậy không đúng. Đã thương phải thương cho trót. Mà đã không thương thì chắc chắn họ đối xử với ông Dinh như vậy thôi”.
Vì sao trong phóng sự ông Dinh lại khẳng định mình “không phá rừng thì không có cái ăn”?
Vì sao đoàn làm phim của chương trình Chuyển động 24h biết gia đình ông Dinh mà tìm đến? Họ đã hứa hẹn với con của ông Dinh điều gì để ông chấp nhận “đóng phim”? Mời bạn đọc xem chi tiết trên báo giấy và Online báo Người Lao Động sáng mai (ngày 7-8).
NHÓM PHÓNG VIÊN
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/nguoi-phien-dich-cho-vtv-cung-buc-xuc-voi-phong-su-pha-rung-20160806203449738.htm
Nhưng phóng sự điều tra đó VTV đã thanh minh rằng không hề dàn dựng.
Nhưng báo Người Lao Động vẫn tiếp tục đưa ra những bài báo có sức thuyết phục .
Thế rốt cuộc vụ này là thế nào ạ ? Sẽ đi đến đâu ?
Người phiên dịch cho VTV cũng bức xúc với phóng sự phá rừng.
Phóng sự phá rừng của VTV: Trả lại sự trong sạch cho lương dân!
Ngày 6-8, chị Sùng Thị Mông (sống tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) là người được phóng viên của Chương trình Chuyển động 24h thuê làm phiên dịch khi thực hiện phóng sự phản ánh nạn phá rừng, cho biết công an vừa tìm đến nhà chị để làm rõ những thông tin liên quan đến phóng sự trên.
Trao đổi với phóng viên báo Người lao động, chị Mông kể lại: “Hôm đó tôi đang dạy thêm thì có 2 người đàn ông giới thiệu là phóng viên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) thuê đi phiên dịch (tiếng Mông – PV). Do họ đã biết nhà ông Vừ Dũ Dinh từ trước nên họ dẫn tôi tới nhà ông Dinh chứ không phải vợ chồng ông Dinh đang phá rừng.
Khi ở nhà ông Dinh, họ nói nhờ vợ chồng ông Dinh vào làm rẫy để họ quay phóng sự nghèo khổ. Khi bắt đầu đi thì họ nói ông Dinh đi mượn cưa nhưng ông Dinh không chịu. Tuy nhiên, họ nói mượn cưa ra rẫy để cưa mấy cành cây, gỗ mục như đang lấy củi để người ta nghĩ mình nghèo phải lấy củi về bán. Tôi cũng nghĩ họ chỉ đi quay cảnh làm rẫy”.
Chị Sùng Thị Mông kể với phóng viên báo Người lao động về việc phiên dịch cho phóng viên VTV
Theo chị Mông, khi đến rẫy, người trong đoàn làm phim bảo ông Dinh qua rừng phòng hộ cưa gỗ nhưng ông Dinh trả lời: “Cái núi đấy mình không cưa được đâu vì đó là khu bảo tồn”. Sau đó họ nói ông Dinh cưa cái cây lớn đang sống mọc giữa rẫy để họ quay phim. Trên đường quay về, họ thấy mấy khúc gỗ nên bảo ông Dinh và Tu (đứa trẻ trong thôn - PV) vác cây mục này về lán để họ quay.
Về tiền công mà chị Mông được đoàn làm phim trả, chị tiết lộ: “Họ đưa cho 300.000 đồng. Tôi tính ra thì tiền công của tôi được khoảng 120.000 đồng - 130.000 đồng, còn lại là tôi đi trả tiền mua đồ ăn cho cả đoàn”.
Phản ứng về việc ông Dinh xuất hiện trong phóng sự như một lâm tặc, chị Sùng Thị Mông bức xúc: “Tôi bó tay. Làm vậy không đúng. Đã thương phải thương cho trót. Mà đã không thương thì chắc chắn họ đối xử với ông Dinh như vậy thôi”.
Vì sao trong phóng sự ông Dinh lại khẳng định mình “không phá rừng thì không có cái ăn”?
Vì sao đoàn làm phim của chương trình Chuyển động 24h biết gia đình ông Dinh mà tìm đến? Họ đã hứa hẹn với con của ông Dinh điều gì để ông chấp nhận “đóng phim”? Mời bạn đọc xem chi tiết trên báo giấy và Online báo Người Lao Động sáng mai (ngày 7-8).
NHÓM PHÓNG VIÊN
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/nguoi-phien-dich-cho-vtv-cung-buc-xuc-voi-phong-su-pha-rung-20160806203449738.htm