Cty PCF bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, ngừng hoạt động kg báo cáo, sai phạm tổ chức dn, có dấu hiệu lừa đảo thành viên cty, vốn điều lệ chắc kg xu cắc. Ngần ấy đủ để y/c Sở KHĐT kiểm tra.
Việc công ty không trả nợ do làm ăn thua lỗ, do lừa đảo...mà không có tiền trả nợ ngân hàng, rồi bỏ trốn... thì không liên quan đến vấn đề phát mại tài sản của ngân hàng cả.
Với VPbank, mẹ cụ chủ là người trả nợ, có quyền được biết chi tiết nợ. Anh bảo bên vay mất khả năng thanh toán, kg thực hiện đủ, chứng minh xem; mục đích vay là gì trong khi 3 năm kg có báo cáo tài chính. Kg cho xem á, cóc trả, lỡ anh điêu sao.
Đại khái vậy, kịch đến đâu xem đến đó đã.
Mẹ cụ chủ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI TRẢ NỢ, chỉ là người bảo lãnh. Công ty mới là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến khoản nợ với ngân hàng . Và khi được bảo lãnh thì công ty có quyền được sử dụng tài sản đó thế chấp vay vốn ngân hàng, và thực tế công ty và ngân hàng đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục đúng pháp luật để giải ngân khoản vay.
Trong hợp đồng bảo lãnh có ghi rõ khi công ty không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng ( do làm ăn thua lỗ, hay lừa đảo, bỏ trốn...nói chung là hàng ngàn lý do để quỵt nợ ngân hàng) thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản để thu nợ. Việc này khi ký hợp đồng bảo lãnh thì tất cả các bên đều lường trước được nguy cơ đó hoàn toàn có thể xảy ra. Việc tranh chấp tài sản giữa công ty và mẹ cụ chủ là do hai bên tự giải quyết với nhau, ngân hàng họ không quan tâm.
Vấn đề cần giải quyết ở đây là làm sao để ngân hàng không được quyền phát mại tài sản, tức là bản thân ngân hàng có sai sót trong quá trình cho vay để có thể khởi kiện. Nếu ngân hàng không sai, thì trong mọi trường hợp còn lại, mẹ cụ chủ không bao giờ có tư cách là nguyên đơn để khởi kiện ngân hàng, mà chỉ là bên liên quan.
Còn mẹ cụ chủ khởi kiện công ty kia thoải mái, ngân hàng nó không quan tâm, và vẫn được quyền phát mãi tài sản.