Em thì nghĩ cái cốt của người Hà Nội hay Tràng An chả có thể dưa vào cái j để phân biệt cả
Hà Nội đẹp với vẻ lắng đọng và bình dị của nó, và con người sống trong nó cũng vậy, chỉ khi nào ta bớt bon chen, làm gì cũng nghĩ tới việc không ảnh hưởng, làm phiền tới người khác thì ai cũng là người Hà Nội hay Tràng An ợ
Từ sau quả Đại Lễ 1K năm đến giờ, Hà Nội đang bị tô tô vẽ vẽ và trang trí theo kiểu "nông thôn hóa thành thị"
Ước gì các cụ ở trên tha cho Hà Nội, đừng làm gì thêm, mà cũng chả cần các cụ làm cái gì cả, cứ để nguyên thế là đủ, còn muốn phát triển ở đâu thì mời các cụ cứ phát
Một giấc mơ đầu xuân 2018
Em đồng ý kiến với cụ. Nói về văn hóa người Hà Nội xưa theo em phải nói về khung cảnh của Hà Nội ngày xưa trước đã vì văn hóa của một địa phương thường bị ảnh hưởng sâu sắc bởi địa thế, khí hậu, tình hình kinh tế, chính trị,... của nó.
Ngày xưa Hà Nội trước những năm 2000 còn giữ được vẻ đẹp lắng đọng, bình dị, dân cư còn ít, truyền thông văn hóa theo hướng tích cực, nhân văn, ít chiều dư luận tiêu cực,... nên nhiều người sống ở đó bất kể Hà Nội gốc hay không vẫn giữ được những nét văn hóa cũ chung của thành phố như tôn trọng người khác, không thích bon chen, chèn ép, quan tâm đến vẻ đẹp của văn hóa, nghệ thuật, giáo dục,..
Sau này có nhiều luồng văn hóa mới du nhập (mang cả các điểm tốt và các điểm xấu) thông qua : phim ảnh, ca nhạc, truyền thông toàn cầu hóa, internet, sự thay đổi cơ chế chính trị, luồng văn hóa mới đa dạng từ người dân nhập cư tràn vào thành phố, cơ chế mở cửa làm ăn kinh tế nên làm thay đổi một số bộ phận người dân Hà Nội thành bon chen, giàu nhanh, sống gấp,... từ đó làm cho Hà Nội mất đi bản sắc cũ, hòa tan vào sự hỗn loạn không thể kiểm soát được nữa.
Người Hà Nội ở tầng lớp tinh hoa xưa thời những năm 90 có ý thức giữ gìn văn hóa bản sắc riêng lắm, hầu như các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố không tuyển người không có hộ khẩu Hà Nội, còn có nơi quy định phải là người có hộ khẩu ở Hà Nội bao nhiêu năm rồi mới được tuyển. Sau này, những quy tắc đã mất đi. Đến bây giờ, ngay cả chủ tịch Hà Nội bao nhiêu đời nay đều không phải là người Hà Nội lâu đời nên không phải là người thấu hiểu nét văn hóa xưa của người Hà Nội nữa rồi. Vì thế, về phương hướng phát triển văn hóa từ ngay cấp quản lý, Hà Nội không còn được chăm chút theo định hướng văn hóa cũ nữa.
Người Hà Nội xưa đã lớn tuổi, vẫn còn trong nhiều gia đình, nhưng họ có muốn giữ nét văn hóa chung của Hà Nội cũng không giữ nổi trước sự thay đổi như bão lũ của thời cuộc nữa. Nhiều gia đình thuộc lớp người này giờ nhìn Hà Nội mới mà đau lòng tiếc nuối một thời xa xưa, chỉ còn cố giữ những nét văn hóa Hà Nội xưa cho riêng nhà mình thôi, chấp nhận nét văn hóa chung ngày càng mai một, biến hóa khó lường. Giá mà nét văn hóa chung của Hà Nội thời đại mới ngày càng trở nên đẹp, văn minh thì không ai phải xót xa, tiếc nuối gì những điều đã cũ đâu ạ. Tiếc là... hiện tại, văn hóa Hà Nội chung chỉ là thứ gì đó hỗn loạn, nhạt nhòa, nông nổi và ích kỷ,...
Bây giờ, em không thấy quan trọng chuyện ai là người Hà Nội, ai không, em chỉ muốn nói em đồng ý kiến với cụ chủ thớt, dù là người ở đâu, muốn sống theo kiểu gì ở nhà mình cũng được, nhưng đã sống ở Hà Nội thì mong các cụ mợ cùng chung tay vun đắp xây dựng bộ mặt Hà Nội thành một trung tâm văn hóa văn minh, lịch sự, có bản sắc văn hóa chung tích cực, nhân văn để ai sống ở Hà Nội cũng đều được hưởng lợi ích từ hạ tầng văn hóa mới này và cảm thấy nơi mình ở là một nơi đáng sống.
Với em, các cụ mợ cứ đi chùa cầu xin, cứ mua vàng nếu thích, nhưng mỗi người cố gắng sửa mình trong cách cư xử cho văn minh một chút ở nơi công cộng thì Hà Nội chẳng mấy mà lại thanh lịch, văn minh, sạch đẹp, không cần phải tranh cãi về chuyện ai là người Hà Nội đâu ạ.