Ở Tây cái thời gian chuẩn bị dự án lâu đấy và nó thu thập hết các dữ liệu liên quan dự án để giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh. Chính vì thế khi bắt tay vào dự án thì cứ phăm phăm mà chạy thôi.Em làm dự án ODA thì thấy
Quy trình thủ tục giấy tờ rất phức tạp. Cái gì cũng phải đợi phê duyệt hết thì mới được thực hiện. Nhà thầu trình lên cho TVGS nghiệm thu, TVGS nghiệm thu xong thì phải trình lên cho Ban QLDA.
Nhà thầu thi công yếu kém không tuân thủ hết được các yêu cầu của gói thầu thì phải đánh giá, kiểm tra... Rồi quá trình thi công phát sinh các vấn đề cần được phê duyệt, khắc phục, đánh giá lại.. cực kỳ mất thời gian vì phải trình nộp, phê duyệt từ tất cả các bên. Mỗi lần phê duyệt, trình nộp là một lần chờ đợi kéo dài.
Vì thủ tục quá phức tạp nên mới mất thời gian, chứ người ta cũng muốn đánh nhanh rút gọn, chứ có ký hợp đồng theo thời gian đâu. Còn tiền dự án thì họ báo theo gói hết rồi, phần dự phòng chỉ chiếm cỡ 10% -15% không đáng kể.
Sang ta các dữ liệu đầu vào không đầy đủ, nên đại đa số các dự án bị kéo dài.
Ví dụ trên giấy tờ quản lý thì đoạn đường này có 2 đường ống nước, 5 đường cáp quang... nhưng đến khi đào ra thì lòi ra thêm 1-2 đường ống nước, cả chục đường cáp quang nữa. Thế là lại phải dừng lại đi lần mò, phát văn bản các nơi để tìm xem ông nào quản lý....
Thêm một vấn đề nữa, nếu dự án nội bộ của người Việt Nam thì có thể xử lý tình huống linh động, chỉ đạo bằng mệnh lệnh của cấp trên rồi hồi giấy tờ thủ tục sau để đẩy tiến độ, nhưng với Tây thì còn lâu.
Dự án Việt Nam các lãnh đạo có thể vi hành rồi chỉ đạo làm 3 ca 4 kíp chạy đua với thời gian, còn với Tây thì nó gửi cho cái tráp làm thêm giờ x3 rồi nó mới làm.