[Funland] Bảo Đại (1913-1997)

bocuteo

Xe tải
Biển số
OF-386728
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
399
Động cơ
241,469 Mã lực
Tuổi
46
Vài năm bị bắn chết queo, đúng là chính trị không bền vững được với người lật cả gốc. Diệm sẽ ko sao nếu cứ để B Đ là vua còn mình là *********
Lúc đó sinh mệnh chính trị của Diệm mong manh lắm, Mỹ cũng muốn lật, Bảo Đại cũng muốn phế Diệm.

Ở giai đoạn gay cấn này không thấy bác Ngao5 kể chi tiết:

Diệm đã xoay thế nào để có sự ủng hộ của quân đội quốc gia khi Diệm mới lên nắm quyền (không có 1 chút binh quyền nào, quân đội thì do Bảo Đại lập và các tướng thì có ý chống Diệm) ?

Hóng bác Ngao5 thêm thông tin đoạn này.
 
Chỉnh sửa cuối:

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Giá như Bảo Đại ở lại Việt Nam và thân Mỹ...
thì cụ BĐ cũng bị xử như NĐD thôi,
ngon nhất là cứ phất pha phất phơ bám váy Nga xô Trung cộng, tuy nghèo tý nhưng bình yên =))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực

21-6-1950 - Gia đình Quốc trưởng Bảo Đại. Ảnh: Keystone-France



9-1955 - Cựu hoàng Bảo Đại cùng công chúa Phương Mai xem đua xe Formula 1 Grand Prìx ở Monza. Anh: Mario De Biasi



9-1955 - Cựu hoàng Bảo Đại cùng công chúa Phương Mai xem đua xe Formula 1 Grand Prìx ở Monza. Anh: Mario De Biasi


9-1955 - Cựu hoàng Bảo Đại cùng công chúa Phương Mai xem đua xe Formula 1 Grand Prìx ở Monza. Anh: Mario De Biasi


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Lúc đó sinh mệnh chính trị của Diệm mong manh lắm, Mỹ cũng muốn lật, Bảo Đại cũng muốn phế Diệm.
Ở giai đoạn gay cấn này không thấy bác Ngao5 kể chi tiết:
Diệm đã xoay thế nào để có sự ủng hộ của quân đội quốc gia khi Diệm mới lên nắm quyền (không có 1 chút binh quyền nào, quân đội thì do Bảo Đại lập và các tướng thì có ý chống Diệm) ?
Hóng bác Ngao5 thêm thông tin đoạn này.
từ 9-1954 đến tháng 5-1955 là thời gian Ngô Đình Diệm gặp nguy hiểm, em đã nói ở trên rồi
1) Quân đội nằm trong tay Nguyễn Văn Hinh, tức nằm trong tay Pháp. Lúc đó Mỹ chưa nắm được quân đội Nam Việt Nam, chỉ có Phái bộ Cố vấn quân sự gọi là MAAG (thay thế sự rút lui của Pháp) trong coi cấp phát vũ khí cho quân đội Nam Việt Nam
2) Giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài, đòi chia quyền hành. Không được, dùng quân đội riêng quay sang đánh Diệm
3) Bảy Viễn bị Diệm đe dẹp Casino Đại Thế Giới cũng quyết tâm diệt Diệm
4) Dẹp Casino Đại Thế Giới, tức là bóp túi tiền của Bảo Đại
Cả bọn xông vào đánh Diệm
Lúc đó Mỹ đứng giữa, đang tuyển chọn tay sai, đứng nhìn (thử sức Diệm, nhưng không muốn Diệm sụp đâu ạ)
Đại tá Lansdale là người giúp Diệm thoát hiểm 2 lần (lần 1 tháng 9-1954, Hinh đòi lật Diệm, lần hai là hôm 28-4-1955 đánh nhau với Bình Xuyên)
Sau khi Diệm thoát hiểm, Mỹ chính thức đặt cược vào Diệm, ca ngợi Diệm là "nhà lãnh đạo chống công xuất sắc châu Á", rồi đổ tiền vào Nam Việt Nam xây dựng kinh tế và quân sự để chống lại cái gọi là "sự bành trướng của Cộng sản về phía Nam"
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Diệm đã xoay thế nào để có sự ủng hộ của quân đội quốc gia khi Diệm mới lên nắm quyền (không có 1 chút binh quyền nào, quân đội thì do Bảo Đại lập và các tướng thì có ý chống Diệm) ?
Giai đoạn đầu khi Diệm mới về (7/1954) thì cũng ngồi nhìn thôi, không làm gì được.
Một thời gian sau chờ cho quân Pháp rút khỏi miền Nam, thì Mỹ mới cho CIA cầm cục tiền và cục gạch đến từng nhà các tướng, hỏi chọn cái nào. Thế là hầu hết các tướng trở cờ, trừ 1 số ông dính với Pháp quá nặng như tướng Hinh.

Ngoài ra CIA cũng bỏ tiền và huấn luyện các lực lượng mới di cư từ miền Bắc như lính công giáo, Nùng...

Đến 1963 lật Diệm thì cũng 1 bài cũ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
em thấy có thuyết bảo đức Hoàng đế đưa ấn kiếm là đồ giả cho cách mệnh, đồ thật tẩu bán ăn tiêu hậu vận ở bển dần???
Xin trả lời cụ NNS
Daniel Grandclémant trong cuốn „Bảo Đại hay là những ngày cuối cùng của Vương quốc An nam“, viết
"Hai báu vật thiêng liêng, biểu tượng của một triều đại đã đi theo một hành trình quanh co đến kỳ lạ. Sau khi được long trọng trao cho đại biểu Chính phủ lâm thời chiếc ấn vàng và thanh kiếm nạm ngọc tượng trưng cho quân quyền đã được đưa ra Hà Nội, báo cáo với Chính phủ và quốc dân trong lễ Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. Chiến tranh nổ ra, không biết làm sao hai báu vật ấy đã được cất giấu trong một chiếc thùng dầu hoả bằng sắt tây, lại lọt vào tay quân đội viễn chinh Pháp. Theo nguồn tin của quân đội viễn chinh thì năm 1951 trong khi đào móng sửa chữa một ngôi nhà ở thị xã Hà Đông, lính Pháp đã tình cờ phát hiện được hai báu vật này. Người ta không rõ tại sao không chờ Bảo Đại về nước để làm lễ nhận lại ấn kiếm cho long trọng. Có thể chính Bảo Đại cũng không cho việc nhận lại hai báu vật đó có một ý nghĩa quan trọng nào. Theo yêu cầu của ông, hai báu vật được người Pháp trao lại cho người thay mặt ông là “thứ phi” Bùi Mộng Điệp đang có mặt ở Buôn Ma Thuột trước sự chứng kiến của bà Hoàng thái hậu Từ Cung. Năm 1953, sang Paris, Bùi Mộng Điệp không trao lại cho Bảo Đại mà lại trao cho bà Nam Phương và thái tử Bảo Long hai báu vật đó cùng một số kỷ vật khác do bà Thái hậu Từ Cung gửi".
Khi Bảo Đại viết xong cuốn Hồi ký Con rồng An Nam, nói với con trai Bửu Long, mượn ấn để áp triện vào cuốn sách. Bảo Long sợ đưa cho thì bố bán luôn vì lúc ấy Bảo Đại rất túng. Hai bố con giận nhau đến nỗi khi Bảo Đại chết, Bảo Long chỉ dự lễ ở Nhà thờ, không ra mộ
Em lấy vợ làng Bưởi, cạnh làng Nghĩa Đô. Bưởi và Nghĩa Đô trước đây thuộc Tổng Hà Đông. Vì thế em được biết ấn kiếm chôn ở ao nhà ông Ba Sinh, làng Nghè (Nghĩa Đô), Từ Liêm, Hà Nội.
Ngày nào em cũng đi làm qua cái ao này
Cụ đến cổng làng Nghĩa Đô bây giờ, rẽ trái ngay, đi thêm 100 mét trước có dinh cơ của Ba Sinh, một phú hộ trong làng. Dinh cơ ông ta có cái ao làm cảnh kè gạch rất to. Ấn kiếm bọc và chôn (vùi) xuống cái ao đó
Căn nhà Ba Sinh về sau chia cho cán bộ Công nhân viên Viện Khoa học Việt Nam ở, tới 1989 cái ao đó vẫn còn, nhưng nay lấp hết rồi lấy chỗ làm nhà
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
từ 9-1954 đến tháng 5-1955 là thời gian Ngô Đình Diệm gặp nguy hiểm, em đã nói ở trên rồi
1) Quân đội nằm trong tay Nguyễn Văn Hinh, tức nằm trong tay Pháp. Lúc đó Mỹ chưa nắm được quân đội Nam Việt Nam, chỉ có Phái bộ Cố vấn quân sự gọi là MAAG (thay thế sự rút lui của Pháp) trong coi cấp phát vũ khí cho quân đội Nam Việt Nam
2) Giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài, đòi chia quyền hành. Không được, dùng quân đội riêng quay sang đánh Diệm
3) Bảy Viễn bị Diệm đe dẹp Casino Đại Thế Giới cũng quyết tâm diệt Diệm
4) Dẹp Casino Đại Thế Giới, tức là bóp túi tiền của Bảo Đại
Cả bọn xông vào đánh Diệm
Lúc đó Mỹ đứng giữa, đang tuyển chọn tay sai, đứng nhìn (thử sức Diệm, nhưng không muốn Diệm sụp đâu ạ)
Đại tá Lansdale là người giúp Diệm thoát hiểm 2 lần (lần 1 tháng 9-1954, Hinh đòi lật Diệm, lần hai là hôm 28-4-1955 đánh nhau với Bình Xuyên)
Sau khi Diệm thoát hiểm, Mỹ chính thức đặt cược vào Diệm, ca ngợi Diệm là "nhà lãnh đạo chống công xuất sắc châu Á", rồi đổ tiền vào Nam Việt Nam xây dựng kinh tế và quân sự để chống lại cái gọi là "sự bành trướng của Cộng sản về phía Nam"
Diệm diệt được đối lập là nhờ có Dương Văn Minh và Trịnh Minh Thế.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực

Thứ phi Bùi Mộng Điệp


Hoàng nữ Nguyễn Phúc Phương Thảo, con gái Vua Bảo Đại, năm 1965 (19 tuổi)
Phương Thảo lấy chồng là một người Pháp dòng dõi quý tộc giàu có. Bà thường vận động các tổ chức quốc tế giúp đỡ trùng tu Văn Thánh và nhà Minh Lâu trong quần thể lăng Minh Mạng ở Huế. Năm 1996, bà cùng với mẹ là bà Mộng Điệp về thăm Huế.


Hoàng nữ Nguyễn Phúc Phương Thảo, con gái của Vua Bảo Đại, năm 2008 (62 tuổi)

Lai lịch Thứ phi Bùi Mộng Điệp
Sinh năm 1924 ở Hà Nội, cô gái gốc Kinh Bắc (Bắc Ninh) họ Bùi nổi tiếng về sắc đẹp và tài quyến rũ cánh mày râu. Đã có một đời chồng là thầy thuốc - bác sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội - và một đứa con riêng Sau này dan díu với Bảo Đại bà còn sinh thêm được một con gái đặt tên là Phương Thảo (1946) và hai con trai Bảo Hoàng và Bảo Sơn.
Mộng Điệp đã quan hệ với cựu hoàng tháng 9 năm 1945, chỉ mấy ngày sau khi ông ra thủ đô nhận chức cố vấn tối cao cho chính phủ Hồ Chí Minh. Không khí cách mạng sục sôi trong những ngày đầu của chế độ mới không gây ấn tượng gì lắm cho Bảo Đại đến mức ông phải lãng quên thú chơi quần vợt. Chính trong câu chuyện trên sân quần, các đối thủ trẻ của ông đã kể chuyện với ông về cô bạn gái tuyệt thế giai nhân của họ. Thế là ông đi gặp nàng ngay buổi tối hôm đó tại nhà nàng và ở lại đây. Cũng trong thời gian này, một cuộc dan díu khác với người đẹp Lý Lệ Hà cũng bắt đầu và diễn ra song song. Trong lúc đó, tại Huế, bà Nam Phương lặng lẽ sống nép mình trong căn phòng u tịch ở cung An Định tối tăm.
Khác với Lệ Hà, Mộng Điệp không đi Thanh Hoá với cựu hoàng nhưng sau đó cũng lặn lội sang Hong Kong mang thêm tiền cho ông tiêu xài. Sau năm 1949, Bảo Đại về nước, bà luôn luôn được gần gũi cựu hoàng. Tại Đà Lạt, Bảo Đại tậu cho bà một toà nhà riêng gần biệt điện của Bảo Đại. Sau đó lại theo Bảo Đại lên Buôn Ma Thuột. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia. Thời gian ở Buôn Ma Thuột, Mộng Điệp giúp Bảo Đại trông nom văn phòng Hoàng triều cương thổ tức miền đất Tây Nguyên Pháp giao trả cho Bảo Đại trực tiếp cai trị. Ở đây Bảo Đại cũng sống thanh thản hơn giữa cảnh vật thiên nhiên của rừng núi Tây Nguyên, đỡ bị căn bệnh mất ngủ hành hạ ông như khi sống ở nơi khác. Chính Bùi Mộng Điệp cũng thấy thời gian sống ở Buôn Ma Thuột thoải mái hơn cả.
Bùi Mộng Điệp cũng hay về Huế thăm bà Từ Cung, thân mẫu Bảo Đại. Nàng khéo cư xử, tranh thủ được cảm tình của bà Hoàng thái hậu. Dường như bà già không mấy dễ tính này quý trọng cô con dâu tuy không phải là chính thức nhưng cũng xuất thân bình dân như bà, sùng đạo Phật, biết chăm lo thờ phụng tổ tiên, khác hẳn Nam Phương, theo công giáo, tính tình lạnh lùng, thỉnh thoảng lại hay xung khắc với bà. Bà đã nghĩ đến việc “chính thức hoá” quan hệ của người thiếu phụ với con trai bà. Tại sao lại không trở lại tập quán xưa của triều đình An Nam? Trong lúc bà Nam Phương và các con bỏ sang Pháp ở, con trai bà cũng cần có người chăm sóc. Những điều kiện cho cuộc hôn nhân chính thức của con trai bà cách đây gần hai mươi năm phỏng còn mấy giá trị? Mộng Điệp sẽ là vợ thứ hai của con trai bà, là “thứ phi”, được bà Hoàng thái hậu “ban mũ áo” sau khi làm lễ trước bàn thờ tổ tiên trong Đại Nội. Cũng chẳng cần phải khai báo với hộ tịch viên hay làm phép thánh trước linh mục vì Mộng Điệp không phải là con chiên. Tuy “thiên diễm tình” được hoàng tộc và quan chức của Quốc trưởng mặc nhiên nhìn nhận, các con đều được đưa vào tôn phổ, nhưng Bùi Mộng Điệp và các con bà không được phong tước hiệu nào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Từ Nguyễn Hữu Thị Lan đến Nam Phương Hoàng hậu




































 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Nam Phương Hoàng hậu và gia đình


Nam Phương Hoàng hậu 1949


Nam Phương Hoàng hậu 1949

















20-7-1939 – Giáo hoàng tiếp Nam Phương Hoàng hậu

 

Tuongdinh

Xe hơi
Biển số
OF-409493
Ngày cấp bằng
10/3/16
Số km
137
Động cơ
217,500 Mã lực
Tuổi
45
Mặc chiếc vareuse hở cổ, đi dép Bình Trị Thiên, râu cằm lơ thơ, Hồ Chí Minh giống như một ông đồ nho hay một triết nhân, thích ngâm thơ vịnh phú hơn là làm chính trị. Người gầy gò mảnh dẻ, mắt sáng quắc đầy nhiệt tâm, ông có một nhãn lực lôi cuốn vừa đạo mạo, vừa độc đáo. Lời nói cũng chan hòa nhân ái, như bác bỏ mọi bạo động, hận thù. Ông như đã nắm vững được thực tại và nhu cầu của Việt Nam lúc ấy. Ông cũng có một nhận xét sắc bén về tiến trình lịch sử, do sự tự học khá rộng rãi về các thế giới Tây phương, về Nga và Trung Hoa.
Trong câu chuyện dài hơn một giờ ấy, ông kết luận:
- Thưa Ngài, xin Ngài đừng quên rằng Ngài là bậc quốc phu, vì vậy tôi xin Ngài vui lòng tham dự buổi hội họp của Hội đồng Bộ trưởng, và nhận chức Tốì cao Cố vấn cho chính phủ.
Lời mời ấy thật bất ngờ đối với tôi. Thật sự, tôi không nghĩ đến hình thức này mà tôi sẽ tham dự để kiến tạo nước Việt Nam mới, nhưng quả thật, ông cụ này đã thành thực hăng say với nền độc lập và thống nhất của đất nước. Tôi nhận lời.
Hội đồng Bộ trưởng họp mỗi tuần một lần. Kể từ ngày 8 tháng 9, tôi dự là lần đầu tiên.
Chúng tôi cùng ngồi xung quanh một chiếc bàn, từng là bàn ăn thết tôi hôm trước. Giáp giới thiệu với tôi từng người. Ông ta là người độc nhất mà tôi biết cùng với Trần Huy Liệu là người tôi đã trao cho ấn tín ở Huế, nay là bộ trưởng bộ Thông tin. Còn những người khác, tôi chưa quen biết: Chu Văn Tẩn, bộ trưởng bộ Quốc phòng; Phạm Văn Đồng, bộ trưởng bộ Tài chánh; Nguyễn Mạnh Hà, bộ trưởng bộ Kinh tế; Vũ Trọng Khanh, bộ trưởng bộ Tư pháp; Dương Đức Hiền, bộ trưởng bộ Thanh niên; Đào Trọng Kim, bộ trưởng bộ Công chính; Nguyễn Văn Tố, bộ trưởng bộ Xã hội; Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng bộ Y tế; Lê Văn Hiến, bộ trưởng bộ Lao động; Vũ Đình Hòe, bộ trưởng bộ Giáo dục; Cù Huy Cận, và Nguyễn Văn Xuân, bộ trưởng không bộ nào.
Ngoại trừ Phạm Văn Đồng tuổi hơi cao ít nhiều, tất cả đều ở cùng một thế hệ. Giữa họ với nhau, tỏa ra một bầu thân ái, trẻ trung y như một nhóm bạn hữu đã từng quen thân với nhau.
Theo như đoạn Bảo Đại gặp riêng cụ Hồ thì ý cụ Hồ nước ta theo quân chủ lập hiến? nhưng một số vị khác thì không đồng ý và buộc Bảo Đại thoái ngôi phải k các cụ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực

Hoàng tử Bảo Long





Nguyễn Hữu Thị Lan ở Đà Lạt, nhà của bố mẹ





Nguyễn Hữu Thị Lan thời học ở Pháp





Trường Trung học Couvent des Oiseaux, tại Vemeuil-sur Seine, phía đông bắc trung tâm Paris, là nơi Nguyễn Hữu Thị Lan theo học thời trẻ tuổi


Trường Trung học Couvent des Oiseaux, tại Vemeuil-sur Seine, phía đông bắc trung tâm Paris, là nơi Nguyễn Hữu Thị Lan theo học thời trẻ tuổi


Trường Trung học Couvent des Oiseaux, tại Vemeuil-sur Seine, phía đông bắc trung tâm Paris, là nơi Nguyễn Hữu Thị Lan theo học thời trẻ tuổi
 

spartacus88

Xe tăng
Biển số
OF-347119
Ngày cấp bằng
17/12/14
Số km
1,558
Động cơ
286,120 Mã lực
cụ này ăn chơi ác, món gì cũng tuyệt đỉnh:))
sau khi thuổng câu lịch sử "“Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ" cho ngầu, ngài té mẹ, quên éo hỏi kĩ "nước độc lập" là nước nào, hóa ra ngài nói đến nước Pháp=))
Em vào đây chỉ để đọc nhưng cmt tâm huyết như thế này :))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực

Trường Dòng Couvent des Oiseaux (Đà Lạt) ngày 30-9-1956
Nam Phương Hoàng hậu chưa hể học trường này như một số tài liệu nói,
có thể do trùng tên với trường Dòng Couvent des Oiseaux (Paris)


Trường Dòng Couvent des Oiseaux tại Pans - nơi Nam Phương Hoàng hậu đã học và có dịp trở lại thăm viếng vào năm 1939 cùng với vua Bảo Đại và các con


1939 - Nam Phương Hoảng hậu và các con thăm trường dòng Couvent des Oiseaux (62 phố Ponthieu, Paris), nơi bà từng theo học.


1939 - Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu thăm Điện Elysee



20-7-1939 - Nam Phương Hoàng hậu tiếp kiến Giáo hoàng trong nửa giờ tại Vatican



28-7-1954 - Nam Phương hoàng hậu chờ được Giáo hoàng tiếp trong chuyến thăm Vatican
 
Chỉnh sửa cuối:

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,621
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Ngày 26-10-1955, T.hủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức "Trưng cầu dân ý". Câu hỏi trong cuộc trưng cầu dân ý là:
“Tôi truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ”

“Tôi không truất phế Bảo Đại, và không chấp nhận Ngô Đình Diệm là Quốc trưởng để đặt một nền móng dân chủ”.
Kết quả: 5.721.735 đồng ý phế truất Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, chiếm 98% số phiếu
Chỉ có 63.017 phiếu ngược lại, chiếm 2%
Đông người suy tôn như thế mà năm 1956 ko chịu tổ chức Bầu cử toàn quốc để dân Bắc tỏ lòng ngưỡng mộ :D
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
Lúc đó sinh mệnh chính trị của Diệm mong manh lắm, Mỹ cũng muốn lật, Bảo Đại cũng muốn phế Diệm.

Ở giai đoạn gay cấn này không thấy bác Ngao5 kể chi tiết:

Diệm đã xoay thế nào để có sự ủng hộ của quân đội quốc gia khi Diệm mới lên nắm quyền (không có 1 chút binh quyền nào, quân đội thì do Bảo Đại lập và các tướng thì có ý chống Diệm) ?

Hóng bác Ngao5 thêm thông tin đoạn này.
Tướng tá quân đội thì CIA dùng tiền mua để phò Diệm rồi. Thế nên theo phe Diệm hết. Bảo Đại cũng dùng tiền mua chuộc quân đội nhưng tiền thì Bảo Đại không có cửa để so với Mỹ.
Cũng chính thế nên sau này Diệm bị lật cũng là do CIA dùng tiền mua hết tướng lĩnh quân đội để phản Diệm.
Nói chung Mỹ đưa lên được ( bằng tiền) thì nó cũng đưa xuống được bằng tiền
 

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
2,458
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
51
Tướng tá quân đội thì CIA dùng tiền mua để phò Diệm rồi. Thế nên theo phe Diệm hết. Bảo Đại cũng dùng tiền mua chuộc quân đội nhưng tiền thì Bảo Đại không có cửa để so với Mỹ.
Cũng chính thế nên sau này Diệm bị lật cũng là do CIA dùng tiền mua hết tướng lĩnh quân đội để phản Diệm.
Nói chung Mỹ đưa lên được ( bằng tiền) thì nó cũng đưa xuống được bằng tiền
Bảo Đại cũng muốn theo Mỹ lắm nhưng trong quá khứ Ngài theo nhiều người quá rồi, hết Pháp rồi đến Nhật, hết Nhật rồi đến Việt Minh, hết Việt Minh rồi lại Pháp... nên Mỹ nó không hào hứng cho Ngài theo.

Âu cũng là cái liễn. ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top