[Funland] Bảo Đại (1913-1997)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Người ta nói: thi hài bà cựu hoàng được chôn cùng với những nữ trang quý báu, một kiềng cổ, một xuyến nhỏ nạm ngọc lam, không biết của thật hay giả. Ngôi mộ đã ba lần bị đào bới. Hai lần để định ăn trộm báu vật và một lần vào dịp kỷ niệm trận Điện Biên Phủ, chắc vì động cơ chính trị...

Hiện nay bia đá đã sứt cạnh, dáng vẻ tiêu điều. Một người làm vườn ở Jouillac được giao nhiệm vụ trông coi ngôi mộ, nhưng mỗi năm mỗi già yếu thêm chẳng còn đi lại thăm nom được nữa. Hàng năm vào dịp Thanh minh trong lễ Các Thánh, chỉ có công chúa Phương Liên, con gái thứ hai của bà, sống ở Bordeaux, đem hoa tươi đến trồng trên mộ. Theo dân làng Chabrignac, Bảo Đại không một lần đến nghiêng mình trước mộ.
Ngược lại, cách ngôi mộ chỉ độ mươi mét, có một nấm mộ khác của người quản gia. Ông có nguyện vọng được an táng bên cạnh người chắc là ông đã từng yêu.
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
734
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
56
Kê ra cụ bảo đại sống ít tình nghĩa với vợ con..
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Bảo Đại sinh sống ra sao sau 1955
Năm 1954, Pháp thất thủ tại Điện Biên Phủ, một hiệp định đình chiến được ký kết giữa Việt nam và Pháp. Miền Bắc hoàn toàn thuộc chính phủ VNDCCH. Ở miền Nam, do sức ép của Mỹ, Bảo Đại đã phải mời Ngô Đình Diệm về nước “lèo lái” con tàu miền Nam đang sắp chìm. Ngô Đình Diệm về nước, đã thừa dịp truất phế luôn Bảo Đại khỏi ghế Quốc trưởng, và tự ngồi vào cái ghế Tổng thống. Bảo Đại thấy bị hất cẳng nên đâm ra chán nản. Dưới sự xúi bẩy của Ngô Đình Diệm nên báo chí trong nước hùa nhau bới xấu đời tư thói ăn chơi trác táng gái trai, cờ bạc... của Bảo Đại ra chế giễu.
Bảo Đại không dám ở Paris với hai bà Nam Phương và Mộng Điệp, bèn tìm một bà đầm tên là Vicky để làm bạn giải sầu trong khi thất thế. Hai người cũng không dám ở Paris vì sợ tai tiếng nên đưa nhau về vùng Alsace mua một ngôi biệt thự nhỏ để chung sống.
Thời gian ăn ở với Bảo Đại, bà đầm Vicky sinh được một đứa con gái và đặt tên là Phương Từ. Hòn máu lai đầm này có khuôn mặt giống Bảo Đại như đúc khuôn.
Nhưng mối tình giữa Bảo Đại và bà đầm Vicky không diễn ra được lâu, vì sau khi sinh con thì hai người hay cãi vã nhau. Có lẽ vì túng thiếu tài chính và khủng hoảng tinh thần nên Bảo Đại đành giã từ bà vợ này. Bảo Đại vốn là người hào hoa, mặc dù lúc đó ông đang túng thiếu nhưng khi ra đi ông đã để lại toàn bộ tài sản vật dụng trong nhà như máy ảnh, máy quay phim, súng săn, cần câu... chỉ mang chiếc valy đựng mấy bộ quần áo rồi ra xe hơi lái về Paris. Về Paris, Bảo Đại không dám về nhà với bà Nam Phương hay bà Mộng Điệp, có lẽ vì xấu hổ. Còn hai bà Nam Phương và Mộng Điệp thì lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận ông trở về mái nhà xưa. Bây giờ ông lại ra vào các sòng bài, các ổ gái giang hồ, các vũ trường, tiền bạc thì do bạn bè trợ giúp.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực

1914 – Xóm nhà thổ Moulin Rouge


1923 – Xóm nhà thổ Moulin Rouge
Bảo Đại hay lui tới một xóm nhà thổ nổi danh. Dân Paris gọi xóm này là Moulin Rouge vì nó có cái cối xay gió treo ở nhà Cigalle, một nhà thổ nổi tiếng ở đây
Lạc vào đây, Bảo Đại sống với một vũ nữ kiêm gái gọi có tên là Clément. Cô đầm này ngoài làm nghề vũ nữ, gái gọi, còn làm nghề phe phẩy buôn lậu, vì vậy nuôi được Bảo Đại. Ông không làm gì thỉnh thoảng đi đánh bài, cá ngựa.
Nhưng có một bữa cảnh sát đã ập vào căn hộ mà Bảo Đại và Clément đang ở. Họ khám xét và bắt cả hai về đồn vì cô vũ nữ này đã buôn lậu món quốc cấm gì. Nghe tin Bảo Đại bị nằm bót, các con ông đã vội tới làm giấy bảo lãnh xin cho ông về với gia đình. Lúc này trông Bảo Đại tiều tụy, như người mất trí. Ông không còn giữ được thề diện một cựu quốc vương nữa, bạ đâu ông cũng táp vào ăn nằm. Khi ông về nhà, các mệnh phụ, tây có, ta có hàng ngày vấn tới lui với ông vài giờ. Bạn bè thân thấy ông sống trong gia đình mà ngày nào cũng có gái đến với ông, nên đã phải thu xếp cho ông đi ở một nơi riêng biệt. Và ông Bùi Tường Minh, một “chiến hữu” thân tín của Bảo Đại đã thuê một căn hộ cho ông ở riêng để ông tha hồ tự do đưa gái về ăn nằm giải buồn, vì biết tính Bảo Đại: thiếu tiền, thiếu ăn thì chịu được, nhưng thiếu gái thì không chịu được.
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
2,961
Động cơ
348,267 Mã lực
Bảo Đại vốn là người hào hoa, mặc dù lúc đó ông đang túng thiếu nhưng khi ra đi ông đã để lại toàn bộ tài sản vật dụng trong nhà như máy ảnh, máy quay phim, súng săn, cần câu... chỉ mang chiếc valy đựng mấy bộ quần áo rồi ra xe hơi lái về Paris. Về Paris, Bảo Đại không dám về nhà với bà Nam Phương hay bà Mộng Điệp, có lẽ vì xấu hổ. Còn hai bà Nam Phương và Mộng Điệp thì lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận ông trở về mái nhà xưa. Bây giờ ông lại ra vào các sòng bài, các ổ gái giang hồ, các vũ trường, tiền bạc thì do bạn bè trợ giúp
- Nghĩa cử chuẩn mực
- Bạn bè của Bảo Đại phải nói rất tốt (chứng tỏ ông sống với Bạn bè cũng rất tốt)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Thấy Bảo Đại sống một mình, cơm tiệm, vợ người và khi đau ốm không ai săn sóc thuốc thang nên bạn bè lo ngại cho ông. Vì thế họ đã dàn cảnh để tìm cho ông Bảo Đại một cô gái Âu để làm vợ dài hạn với ông cho ông khỏi bị bê tha.
Vốn từ nhỏ, Bảo Đại đã được người Pháp tận tình nuôi nấng đầy đủ theo thực đơn của Âu Mỹ dành cho các vua chúa. Vì vậy, Bảo Đại cao lớn, to con và thừa thãi sinh lực. Từ cái tuổi 30 trở đi, Bảo Đại không chịu bó chân ngồi một chỗ. Ông kiếm cớ nay đi kinh lý, mai đi tham quan chỗ này chỗ nọ. Và tới đâu cũng có gái của các quan Tây, quan ta mang đến tiến cho Bảo Đại giải buồn.
Trước Cách mạng năm 1945, Bảo Đại còn giữ khuôn phép và sợ bà Từ Cung và bà Nam Phương la rầy nên không dám chọn thứ phi. Nếu có chỉ qua đường rồi thôi. Nhưng từ khi được sổ lồng, trở thành công dân Vĩnh Thụy thì ông ăn chơi bạt mạng. Nào Mộng Điệp, nào Lý Lệ Hà, rồi Phi Anh... Ông đều gọi là thứ phi của ông. Còn mấy bà đầm sau đến với ông, không được ông gọi là thứ phi mặc dù họ có con với ông.
Bảo Đại từ khi bị hạ bệ năm 1954, những lâu đài, nhà cửa, du thuyền ở Việt nam mà ông cấp cho các thứ phi đều bị chính quyền nhà Ngô tịch thu cho bán đấu giá. Còn cái lâu đài của Bảo Đại ở Cannes, ông cũng bán để đánh bạc và bao gái.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Những ngày Bảo Đại thất nghiệp, không còn chức vụ gì nữa, chính phủ Pháp vẫn sẵn sàng trợ giúp một số tiền hàng tháng cho ông chi tiêu, nhưng ông vẫn còn chút tự ái nên không nhận mà chỉ sống nhờ vào bạn bè giúp đỡ qua ngày thôi.
Năm 1963, sau khi bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại thấy đau khổ và ông ngỏ lời vời bạn bè là ông sẽ tìm một người tình mới để chung sống với ông tới chót đời.
Ý định của Bảo Đại đã được những người bạn thực hiện. Họ tổ chức một bữa dạ tiệc tại Sứ quán Zair, có mời đầy đủ những ông tây bà đầm của các sứ quán bạn tới dự. Trong dịp này, họ đã mời Bảo Đại, với tư cách một cựu hoàng của xứ An Nam. Khi vào tiệc, ngồi trước mặt Bảo Đại là một cô tùy viên báo chí của đại sứ quán Zair, tuổi mới 35, khuôn mặt đẹp nom phúc hậu, ăn nói xã giao rất lịch thiệp. Trong khi ngồi ăn, qua câu chuyện xã giao, cô tùy viên Zair được biết người đối diện là một vị khách người Việt nam. Ông ta ăn nói rất lịch thiệp, giọng nói tiếng Pháp như tây và văn hoa. Sau tiệc có khiêu vũ, và cô tùy viên sứ quán Zair được ông khách ngồi đối diện mời ra nhảy một bản nhạc chậm slow. Khi hài người dìu nhau trên sàn nhảy, họ mới nói chuyện về quá khứ của nhau để dễ dàng làm quen. Và như lời thuật của cô Monique Baudot cho báo chí biết sau này như sau: “Tôi ngồi đối diện một người đàn ông đứng tuổi, ăn mặc chải chuốt, vẻ thản nhiên và nói tiếng Pháp rất lưu loát, lịch sự. Vì không có ai giới thiệu nên sau đó, khi đã cùng nhau trò chuyện thân mật, tôi mới biết đó là ông Vĩnh Thụy, cựu hoàng của xứ An Nam. Thú thực tôi không rõ lắm về xứ An Nam mà chỉ biết xứ này thuộc Đông Dương khi xưa và nay là Việt nam đang có chiến tranh ác liệt chống xâm lược Mỹ để giành độc lập thống nhất”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Từ sau bữa đó trở đi, hàng tuần hai người gặp nhau, đi ăn và khiêu vũ. Đến khi Bảo Đại ngỏ ý muốn cưới Monique Baudot làm vợ thì cô tùy viên này ra điều kiện phải làm lễ cưới ở Tòa đô chính Paris, và có hôn thú hẳn hoi, chứ không phải là kẻ qua đường “mua vui cũng được một vài trống canh” như các cô gái khác.
Bảo Đại chấp nhận và về bàn với các con và xin phép bà Từ Cung bên Việt nam. Bà Từ Cung và các con Bảo Đại đều nhất quyết phản đối dữ dội. Nhưng cô tùy viên Zair muốn nắm chắc Bảo Đại nên bắt ông phải ký hôn thú rồi mới chính thức làm vợ. Khi nắm được tờ hôn thú rồi, cô Monique Baudot đã bắt Bảo Đại phải sống biệt lập với các con và không được liên hệ với một ai nữa. Cô đầm này rất tâm lý, cô đã học tiếng Việt, đã đọc truyện Kiều và học nấu các món ăn Việt nam cho Bảo Đại án. Món bún bò Huế cô nấu không thua kém gì người Việt xứ Huế nấu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Lễ cưới giữa Bảo Đại với cô đầm trẻ (kém Bảo Đại 33 tuổi) được diễn ra hôm 18-1-1983 sau khi bà Từ Cung tạ thế. Sau này trong một cuộc phỏng vấn của báo chí, cô Monique Baudot đã nói: “Đây là sự kiện lớn nhất trong đời tôi. Từ đây cuộc đời của tôi bước sang một trang mới. Cuộc gặp gỡ này tôi cho là do ý Chúa định”. Đến khi báo chí hỏi về thân thế của cô, thì cô đã trả lời: “Khi tôi ngồi mơ màng trước hộp bút bằng sơn mài của cha tôi - một viên lục sự thành phố - lúc đó tôi còn là nữ sinh của thành phố xứ Lorraine nước Pháp và chưa hề tưởng tượng rằng một ngày nào đó sẽ trở chính phu nhân một cựu hoàng đế phương Đông. Vậy mà điều đó đã đến vào một buổi tối thật đẹp năm 1969 tại Paris”. Còn báo chí hỏi Bảo Đại về mối tình mới với cô Monique Baudot, thì ông nói: “Chính Monique Baudot đã trả lại cho tôi tình yêu và cuộc sống hiện nay”.
Cho tới gần đây, hai ông bà: Bảo Đại - Baudot sống tại một căn hộ nhỏ quận 16, Paris, và tự làm lấy mọi việc, không thuê người hầu hạ. Bà Monique Baudot tự xưng là “princesse” (công chúa) và có khi xưng là “impératrice” (hoàng hậu). Hai người hay đi tới các nhà hàng lớn để ăn cơm. Có lúc ông bà ăn mặc đúng như ông hoàng, bà hoàng và nhà hàng đã xin phép chụp ảnh hai ông bà đang ngồi ăn để treo trong nhà hàng làm quảng cáo. Như vậy, khi tới ăn hai ông bà khỏi phải trả tiền và còn được nhà hàng biếu tiền để đi xe. Nhà báo Nguyễn Đắc Xuân sau một chuyến đi Pháp về cho biết, căn hộ của Bảo Đại nhỏ, nhưng trông rất khang trang và đẹp. Trên tường có treo hình cựu vương Bảo Đại khăn đóng áo dài vàng, và bên cạnh bức hình có treo thanh kiếm.
Nhưng nhiều người nói đây là thanh kiếm phục chế, còn thanh kiếm thật từ đời vua Gia Long để lại thì hiện nay Bảo Long gửi trong ngân hàng vì sợ để thân phụ giữ có ngày ông liều mạng đem bán để bao gái thì nguy.
 

thoigian12

Xe máy
Biển số
OF-386523
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
83
Động cơ
240,750 Mã lực
Tuổi
36
em rất thích mấy bài lịch sử kiểu này, cảm ơn cụ nhiều
mà xem ảnh cung đình huế trước những năm 45 thấy chi tiết trang trí từ cái lọ lục bình đẹp bao nhiêu thì sau này bảo tồn tuềnh toàng bấy nhiêu nhìn chăng còn nét gì là cung vua ở nữa :(
 

TigerNo.1

Xe tăng
Biển số
OF-30390
Ngày cấp bằng
2/3/09
Số km
1,646
Động cơ
495,482 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà...
Website
dili.com.vn
Lúc đó sinh mệnh chính trị của Diệm mong manh lắm, Mỹ cũng muốn lật, Bảo Đại cũng muốn phế Diệm.

Ở giai đoạn gay cấn này không thấy bác Ngao5 kể chi tiết:

Diệm đã xoay thế nào để có sự ủng hộ của quân đội quốc gia khi Diệm mới lên nắm quyền (không có 1 chút binh quyền nào, quân đội thì do Bảo Đại lập và các tướng thì có ý chống Diệm) ?

Hóng bác Ngao5 thêm thông tin đoạn này.
Cái này có một thớt nói về VNCH rồi, rất chi tiết, em chưa tìm thấy lại nhưng cũng cách đây 1-2 năm cụ Ngao đã viếtr ồi.
 

trangvuduc

Xe buýt
Biển số
OF-129230
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
670
Động cơ
380,982 Mã lực
Nom vua tôi nhà mình nhìn thấp thấp, bé bé, mặt mũi hốc hác quá các cụ nhỉ, đây còn toàn ăn sơn hào, hải vị chứ dân đen ở ngoài bảo sao toàn chết đói, với như hạt mít.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực

Monique Baudot sinh 1946


26-11-1996 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris (khoảng 8 tháng trước ngày ông từ trần, 31-7-1997)


20-2-1992 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris


20-2-1992 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris


20-2-1992 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris


26-11-1996 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris (khoảng 8 tháng trước ngày ông từ trần, 31-7-1997)
 
Chỉnh sửa cuối:

Aids

Xe điện
Biển số
OF-5596
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
2,148
Động cơ
567,830 Mã lực
Ông Ngô Đình Diệm cũng có tiếng sống thanh liêm khi làm quan dưới triều Nguyễn mà khi làm tổng thống có vẻ say mê quyền lực quá để cho người ta hát công khai bài " Suy tôn Ngô tổng thống", ngay cả cái khẩu hiệu " phế truất Bảo Đại, suy tôn Ngô Đình Diệm" cũng mang tính sùng bái cá nhân, không hay chút nào
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Bảo Đại những ngày cuối đời






















Bảo Đại 1995
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
734
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
56

Monique Baudot sinh 1946


Monique Baudot sinh 1946, còn cụ Bảo Đại sinh 1913, chênh nhau 33 tuổi


26-11-1996 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris (khoảng 8 tháng trước ngày ông từ trần, 31-7-1997)


20-2-1992 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris


20-2-1992 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris


20-2-1992 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris


26-11-1996 – Bảo Đại và bà Monique Baudot (người vợ sau cùng của Bảo Đại), tại Paris (khoảng 8 tháng trước ngày ông từ trần, 31-7-1997)
Bà ấy rất quý phái và nhìn rất phúc hậu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Bước vào tuổi già người ta hay nghĩ về quá khứ. Chắc ông không thoát khỏi quy luật ấy. Cuộc sống đầy thăng trầm trong một thế giới nhiều biến động của thế kỷ XX, ba lần thay thầy đổi chủ, bấy nhiêu lần phản thầy và bị công kích và lên án nơi chính giới và công luận ở Pháp, nơi đã nuôi dưỡng ông để trở về chấp chính cũng lạnh nhạt và bỏ rơi ông, đến vợ, con, và cả người tình và biết bao người chịu ân sủng của ông nay cũng xa lánh, đã làm ông day dứt không yên.
Khi còn trẻ lúc trị vì ở Huế, ông đã nghe lời mẹ là bà thái hậu Từ Cung, quy y Phật giáo, nay về già, lưu lạc xứ người, ông lại nghe bà vợ trẻ đến nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot, quận 16, Paris, làm lễ rửa tội và quy y Công giáo năm 1988. Một buổi chiều cuối tháng 8 năm 1996, trong lúc ông tha thẩn ngồi một mình trên ghế đá công viên Trocadéro, một người Việt Nam dạo chơi qua đấy tình cờ nhận ra ông, đừng lại hỏi chuyện. Trước khi chia tay, ông than thở: Hiện nay tôi chẳng còn gì ông ạ. Tôi sông cô đơn mặc dù có bà Monica chăm sóc chu đáo. Bạn bè, con cái xa lánh.
Trả lời câu hỏi: ông có ý định muốn về Việt Nam thăm lại mồ mả tổ tiên không?
Ông bùi ngùi đáp chậm rãi: “Tôi không bao giờ quên Huế và công lao của cha ông nhưng tôi vẫn còn mối hận trong lòng (ông dùng tiếng Pháp rancune)”.
Ông không nói gì thêm nữa. Không hiểu ông định ám chỉ ai khi nói lên chữ rancune? Mối hận đối với chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh và báo chí ở chiến khu đã nghiêm khắc lên án ông là phản quốc và toà án quân sự Liên khu III đã tuyên án tử hình vắng mặt đối với ông năm 1949, hay đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, người được ông che chở, đã lật lọng một cách hèn hạ, trâng tráo phản bội lời thề trung thành với ông, phế bỏ ông, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu và gian lận tịch biên tài sản, nhục mạ chửi rủa ông cay độc hơn báo chí kháng chiến năm 1949, lại còn giật dây hội đồng hoàng tộc truất bỏ cương vị Quốc trưởng và mọi tước hiệu của ông?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Người đời nói ông cũng là con người thông minh, suốt đời sống xa dân nhưng ít nhiều cũng hiểu được chuyện đời. Sang Pháp du học từ lúc 7 tuổi, được ông bà, nguyên khâm sứ Trung Kỳ trông nom rèn cặp được học các thầy giỏi của các trường nổi tiếng ở Paris như trường Henri IV, Condorcet, đỗ tú tài loại ưu, được vào học trường Sciences PO (Đại học Khoa học chính trị) danh tiếng, lại được cử nhân Hán học Lê Nhữ Lâm do Triều đình Huế cử sang dạy thêm chữ Hán. Phải cái ham chơi, mê gái và được nhiều gái mê, ham thích nhảy đầm, chuộng thể thao: quần vợt, đánh “gôn”, cưỡi ngựa, câu cá, săn bắn, thích phóng xe ôtô và cả lái máy bay nhào lộn, và cuối cùng là giỏi bài bạc. Những tật xấu này đâu phải chỉ riêng ông mới có. Các vị đế vương trên thế giới này, Âu cũng như Á, thời nay cũng như thời xưa không hiếm người như ông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ông không tham quyền cố vị, vì biết mình chẳng có quyền lực gì mà chỉ muốn làm vua để được sống như vua ăn tiêu hào phóng, không phải chịu trách nhiệm gì với quốc dân, như vua ở các nước quân chủ lập hiến như Anh, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Thái Lan... Đó là chính thể ông hằng mơ ước nhưng suốt đời ông không thực hiện được. Khi mới về nước cầm quyền bính ở tuổi 19, ông đã biết “ngẫu hứng” trả lời khi có người hỏi:
- Ngài dự định làm gì khi trở về chấp chính?
- Tôi chẳng làm gì cả!
- ??
- Vì có việc đâu mà làm. Mọi việc “người ta” làm hết!
Ông cũng biết kết thúc một cách khôn ngoan và êm đẹp chế độ vua quan phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử Việt Nam và bị nhân dân căm ghét.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top