- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,513
- Động cơ
- 1,140,327 Mã lực
Bảo Đại kể về Ngô Đình Diệm từ chức như thế nào
Thật là không thể hiểu nổi chính phủ Pháp, nhất là cái gọi là cơ quan hành chánh của họ. Dựa vào các phần tử bảo thủ, lạc hậu, họ chống đối ngấm ngầm mọi cố gắng về cải cách. Mà những cải cách này là cần thiết. Nên biết rằng thời ấy, nếu có người Việt Nam nào được bổ vào ngạch Tây, cùng chức, cùng trật như đồng nghiệp người Pháp, họ cũng không được hưởng cùng qui chế lương bổng như người Pháp. Chính vì vậy, một vị Tổng đốc đầu tỉnh, như anh của Ngô Đình Diệm, lương tháng còn kém xa lương một viên cảnh sát Tây ở Hà Nội. Trong những trường hợp ấy, muốn được phong thể đàng hoàng, sự ăn hối lộ không thể tránh được. Đó là nguyên nhân của hối lộ và tham nhũng. Mặt khác, sự đốỉ xử chênh lệch ấy, lại còn có những hậu quả tai hại khác. Đó là nó đã làm nản lòng những phần tử tốt, không chịu đi vào ngạch hành chánh hay chuyên môn để phục vụ đất nước thì lại đi vào những lãnh vực tư để sinh nhai.
Đã có sự giành giật từng tí một để lấy lại được chút gì mà người Pháp đã không đếm xỉa đến một mảy may nào của hiệp ước bảo hộ. Chính phủ Pháp khỏe hơn giữ đằng chuôi, nên nỗ lực của mình hoàn toàn tê liệt.
Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền xin gặp tôi:
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức, và cũng xin Hoàng thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng thượng đã trao phó từ trước..
- Quan Thượng, viên thư ký Nguyễn Đệ đã tâu trình Trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng Trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại.
- Tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng; tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả không thể nào ở được, ở lại chức vụ này, quả nhiên là một trò hề đau khổ của hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn nhân danh hòa ước bảo hộ, nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.
- Quan Thượng, Trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây còn dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. Trẫm biết ông và quan Thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế, hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu Châu, và như thế, sẽ có nhiều hậu quả đối với Á Châu mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt. Vì những lý do đó, Trẫm nhắc lời cho quan Thượng sự yêu cầu của Trẫm lần nữa.
- Kính tâu Hoàng thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại. Kính xin Hoàng thượng cho phép kẻ hạ thần được rút lui.
Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức.
- Được, Trẫm chấp thuận cho quan thượng từ chức. Quan Thượng đã muốn vậy, thì Trẫm cũng chẳng thế nào làm gì được hơn. Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp, để cho họ có một tầm nhãn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong quan Thượng hãy sẵn sàng, có thể có ngày nào Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời.
- Kính tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng hãy tin tưởng lòng trung thành tuyệt đối của kẻ hạ thần.
Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng. Tất nhiên, người này đã khó tính, và sự khó tính ấy nó như mang tính chất của giáo phái. Hơn nữa, khi biết ông ta chịu ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Bài, vốn thù ghét Phạm Quỳnh ra thế ông ta.
(Chú thích thêm của ngao5: Theo Bảo Đại, sau khi đảo chính Pháp tháng năm 1945, người Nhật "trao trả" độc lập cho Việt Nam. Vua Bảo Đại đề nghị người Nhật tìm giúp Ngô Đình Diệm để đưa vào chính quyền Trần Trọng Kim, vì Bảo Đại nhận thấy Ngô Đình Diệm có tinh thần dân tộc rất cao. Người Nhật tránh né, nói không tìm được. (Đoạn sau sẽ nói về Bảo Đại kể chuyện này)
Trong lúc đàm phán Hiệp định Geneva tháng 7-1954, Bảo Đại đã chọn Ngô Đình Diệm làm T.hủ tướng theo gợi ý của người Pháp chứ không phải của người Mỹ. Người Mỹ sau này ngả sang Ngô Đình Diệm để dẹp những lực lượng chống đối ông năm 1955, sau đó Ngô Đình Diệm mới đi vào quỹ đạo Mỹ)
Thật là không thể hiểu nổi chính phủ Pháp, nhất là cái gọi là cơ quan hành chánh của họ. Dựa vào các phần tử bảo thủ, lạc hậu, họ chống đối ngấm ngầm mọi cố gắng về cải cách. Mà những cải cách này là cần thiết. Nên biết rằng thời ấy, nếu có người Việt Nam nào được bổ vào ngạch Tây, cùng chức, cùng trật như đồng nghiệp người Pháp, họ cũng không được hưởng cùng qui chế lương bổng như người Pháp. Chính vì vậy, một vị Tổng đốc đầu tỉnh, như anh của Ngô Đình Diệm, lương tháng còn kém xa lương một viên cảnh sát Tây ở Hà Nội. Trong những trường hợp ấy, muốn được phong thể đàng hoàng, sự ăn hối lộ không thể tránh được. Đó là nguyên nhân của hối lộ và tham nhũng. Mặt khác, sự đốỉ xử chênh lệch ấy, lại còn có những hậu quả tai hại khác. Đó là nó đã làm nản lòng những phần tử tốt, không chịu đi vào ngạch hành chánh hay chuyên môn để phục vụ đất nước thì lại đi vào những lãnh vực tư để sinh nhai.
Đã có sự giành giật từng tí một để lấy lại được chút gì mà người Pháp đã không đếm xỉa đến một mảy may nào của hiệp ước bảo hộ. Chính phủ Pháp khỏe hơn giữ đằng chuôi, nên nỗ lực của mình hoàn toàn tê liệt.
Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền xin gặp tôi:
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức, và cũng xin Hoàng thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng thượng đã trao phó từ trước..
- Quan Thượng, viên thư ký Nguyễn Đệ đã tâu trình Trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng Trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại.
- Tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng; tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả không thể nào ở được, ở lại chức vụ này, quả nhiên là một trò hề đau khổ của hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn nhân danh hòa ước bảo hộ, nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.
- Quan Thượng, Trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây còn dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. Trẫm biết ông và quan Thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế, hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu Châu, và như thế, sẽ có nhiều hậu quả đối với Á Châu mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt. Vì những lý do đó, Trẫm nhắc lời cho quan Thượng sự yêu cầu của Trẫm lần nữa.
- Kính tâu Hoàng thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại. Kính xin Hoàng thượng cho phép kẻ hạ thần được rút lui.
Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức.
- Được, Trẫm chấp thuận cho quan thượng từ chức. Quan Thượng đã muốn vậy, thì Trẫm cũng chẳng thế nào làm gì được hơn. Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp, để cho họ có một tầm nhãn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong quan Thượng hãy sẵn sàng, có thể có ngày nào Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời.
- Kính tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng hãy tin tưởng lòng trung thành tuyệt đối của kẻ hạ thần.
Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng. Tất nhiên, người này đã khó tính, và sự khó tính ấy nó như mang tính chất của giáo phái. Hơn nữa, khi biết ông ta chịu ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Bài, vốn thù ghét Phạm Quỳnh ra thế ông ta.
(Chú thích thêm của ngao5: Theo Bảo Đại, sau khi đảo chính Pháp tháng năm 1945, người Nhật "trao trả" độc lập cho Việt Nam. Vua Bảo Đại đề nghị người Nhật tìm giúp Ngô Đình Diệm để đưa vào chính quyền Trần Trọng Kim, vì Bảo Đại nhận thấy Ngô Đình Diệm có tinh thần dân tộc rất cao. Người Nhật tránh né, nói không tìm được. (Đoạn sau sẽ nói về Bảo Đại kể chuyện này)
Trong lúc đàm phán Hiệp định Geneva tháng 7-1954, Bảo Đại đã chọn Ngô Đình Diệm làm T.hủ tướng theo gợi ý của người Pháp chứ không phải của người Mỹ. Người Mỹ sau này ngả sang Ngô Đình Diệm để dẹp những lực lượng chống đối ông năm 1955, sau đó Ngô Đình Diệm mới đi vào quỹ đạo Mỹ)