[Funland] Bảo Đại (1913-1997)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,857
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Bảo Đại kể về Ngô Đình Diệm từ chức như thế nào
Thật là không thể hiểu nổi chính phủ Pháp, nhất là cái gọi là cơ quan hành chánh của họ. Dựa vào các phần tử bảo thủ, lạc hậu, họ chống đối ngấm ngầm mọi cố gắng về cải cách. Mà những cải cách này là cần thiết. Nên biết rằng thời ấy, nếu có người Việt Nam nào được bổ vào ngạch Tây, cùng chức, cùng trật như đồng nghiệp người Pháp, họ cũng không được hưởng cùng qui chế lương bổng như người Pháp. Chính vì vậy, một vị Tổng đốc đầu tỉnh, như anh của Ngô Đình Diệm, lương tháng còn kém xa lương một viên cảnh sát Tây ở Hà Nội. Trong những trường hợp ấy, muốn được phong thể đàng hoàng, sự ăn hối lộ không thể tránh được. Đó là nguyên nhân của hối lộ và tham nhũng. Mặt khác, sự đốỉ xử chênh lệch ấy, lại còn có những hậu quả tai hại khác. Đó là nó đã làm nản lòng những phần tử tốt, không chịu đi vào ngạch hành chánh hay chuyên môn để phục vụ đất nước thì lại đi vào những lãnh vực tư để sinh nhai.
Đã có sự giành giật từng tí một để lấy lại được chút gì mà người Pháp đã không đếm xỉa đến một mảy may nào của hiệp ước bảo hộ. Chính phủ Pháp khỏe hơn giữ đằng chuôi, nên nỗ lực của mình hoàn toàn tê liệt.
Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền xin gặp tôi:
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức, và cũng xin Hoàng thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng thượng đã trao phó từ trước..
- Quan Thượng, viên thư ký Nguyễn Đệ đã tâu trình Trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng Trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại.
- Tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng; tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả không thể nào ở được, ở lại chức vụ này, quả nhiên là một trò hề đau khổ của hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn nhân danh hòa ước bảo hộ, nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.
- Quan Thượng, Trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây còn dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. Trẫm biết ông và quan Thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế, hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu Châu, và như thế, sẽ có nhiều hậu quả đối với Á Châu mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt. Vì những lý do đó, Trẫm nhắc lời cho quan Thượng sự yêu cầu của Trẫm lần nữa.
- Kính tâu Hoàng thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại. Kính xin Hoàng thượng cho phép kẻ hạ thần được rút lui.
Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức.
- Được, Trẫm chấp thuận cho quan thượng từ chức. Quan Thượng đã muốn vậy, thì Trẫm cũng chẳng thế nào làm gì được hơn. Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp, để cho họ có một tầm nhãn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong quan Thượng hãy sẵn sàng, có thể có ngày nào Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời.
- Kính tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng hãy tin tưởng lòng trung thành tuyệt đối của kẻ hạ thần.
Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng. Tất nhiên, người này đã khó tính, và sự khó tính ấy nó như mang tính chất của giáo phái. Hơn nữa, khi biết ông ta chịu ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Bài, vốn thù ghét Phạm Quỳnh ra thế ông ta.

(Chú thích thêm của ngao5: Theo Bảo Đại, sau khi đảo chính Pháp tháng năm 1945, người Nhật "trao trả" độc lập cho Việt Nam. Vua Bảo Đại đề nghị người Nhật tìm giúp Ngô Đình Diệm để đưa vào chính quyền Trần Trọng Kim, vì Bảo Đại nhận thấy Ngô Đình Diệm có tinh thần dân tộc rất cao. Người Nhật tránh né, nói không tìm được. (Đoạn sau sẽ nói về Bảo Đại kể chuyện này)
Trong lúc đàm phán Hiệp định Geneva tháng 7-1954, Bảo Đại đã chọn Ngô Đình Diệm làm T.hủ tướng theo gợi ý của người Pháp chứ không phải của người Mỹ. Người Mỹ sau này ngả sang Ngô Đình Diệm để dẹp những lực lượng chống đối ông năm 1955, sau đó Ngô Đình Diệm mới đi vào quỹ đạo Mỹ)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,857
Động cơ
1,132,972 Mã lực
thỏa nào em thấy bác Ngao5 chú thích ảnh bà Từ cung là "bà nội trên danh nghĩa" mà không hiểu như thế nào
Đồng Khánh (ông nội của Bảo Đại) có hai bà vợ
- Bá chánh thất tức Thánh Cung, không đẻ ra Khải Định, nhưng Bảo Đại vẫn gọi là bà nội để tỏ tôn kính, bà này rất muốn Bảo Đại làm vua nên ủng hộ hết mức
- Bà thứ: tức bà Tiên Cung, sinh ra Khải Định, là bà nội ruột của Bảo Đại
Em phải chú thích Bà Thánh Cung là "Bà nội trên danh nghĩa" là vậy
Em biết trong dân gian câu chuyện là ông Hường Để (chú Khải Định), để giúp ông cháu cho là bị liệt dương, đã ngủ với Từ Cung rồi có chửa, rồi gán cho Khải Định, thành ra Bảo Đại đúng ra phải là em Khải Định. Bà Từ Cung bị tra khảo một mực nhận là ngủ với Khải Định. Ngày xưa vua chúa ngủ với các bà phi hoặc cung nhân đều được thái giám ghi chép cẩn thận.
Nên nhớ là khi chọn vua, Hội đồng Hoàng tộc được tham gia, không phải người Pháp ép là được đâu. Người Pháp chỉ ép được chọn ông A hay B làm vua, chứ không ép được người ngoài thành vua được
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,857
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Sau khi biết tin Ngô Đình Diệm đã được từ chức, Nguyễn Đệ, trung thành với tình bạn đối với họ Ngô, cũng đến xin được từ chức. Ông ta trình bày một cách thành thực:
- Kính tâu Hoàng thượng, mặc dù tiểu thần rất kính yêu Hoàng thượng, tiểu thần cũng không thể nào muốn được lưu lại ở chức vụ này, chỉ làm tiểu thần mất thì giờ vô ích. Trong sáu tháng được ở trong ngành, kinh nghiệm đã cho thấy rõ ở Việt Nam này, ai cũng mong được làm quan, nhưng đó không phải trường hợp của tiểu thần. Làm chánh văn phòng cho Hoàng thượng, tiểu thần chỉ được có một trăm hai mươi đồng một tháng. Trong khi đó, tại nhà băng Đông Pháp, họ đã tuyển người quản lý lương tháng được ba trăm đồng. Ngành của tiểu thần là tính toán lời lãi. Tiểu thần phục vụ Hoàng thượng chỉ cốt để phục vụ đất nước ra thoát hiện tình này…
- Trường hợp ấy, Trẫm cho phép khanh nghỉ dài hạn, nhưng Trẫm không muốn khanh từ chức…
- Tâu Hoàng thượng, xin tuân lệnh, nhưng xin Hoàng thượng biết cho rằng, nếu tiểu thần phải rời chức vụ này, không phải là sự đào tẩu. Tiểu thần chỉ muốn hoạt động sang lãnh vực khác, cốt để tìm nền độc lập kinh tế cho nước ta mà thôi. Bởi vì, khi mà người Pháp còn nắm quyền cai trị, thì nền thương mại ở tay bọn người Hoa hết. Biết bao nhiêu các bạn trẻ Việt Nam đã chọn nghề tự do. Vậy thì chúng ta cũng cần phải có những nhà kinh doanh. Thực sự, chẳng phải thần ham chức đại lý nhà băng Đông Dương, mà chỉ muốn thay thế viên mại bản người Hoa. Tất cả đòng bào ta, khi muốn mở mang cơ sở gì mà cần đến vốn của nhà băng, đều bắt buộc phải qua tay viên mại bản ngườỉ Hoa này. Đó cũng là một hình thức lệ thuộc đè nặng lên xứ sở của mình. Tiểu thần chỉ muốn đập tên mại bản người Hoa…
- Khanh có chắc không?
- Tâu Hoàng thượng, không chắc lắm. Nhưng tiểu thần, mới ba mươi hai tuổi. Tiểu thần xin hứa với Hoàng thượng rằng chẳng bao lâu, sẽ chứng minh được rằng người Việt mình cũng thừa khả năng kinh doanh như người Trung Hoa…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,857
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Bảo Đại bộc bạch

Thế là tôi cô đơn, chỉ có một mình.
Lỗi đó là ở người Pháp, đường lối canh tân của tôi bị ngăn chặn hoàn toàn. Dùng hình thức chống đốì bạo động, chẳng đi đến đâu. Còn hiện tại: thời gian chưa tới. Chính phủ Pháp vừa cho tôi một quả thất bại. Có thể bọn chủ động đang vui sướng. Mỗi một sự tan vỡ nào của tôi cũng làm cho chúng thích thú. Đôi vớỉ dân tộc tôi, tôi không được quyền nhầm lẫn như thế nữa. Đành lại đợi. Không thiếu gì cơ hội sau này.
Dù sao nữa, sự có mặt của tôi trên ngôi vẫn làm cho giới trẻ giữ được niềm tin cậy và hy vọng. Những người như Ngô Đình Diệm và Nguyễn Đệ lúc ấy sẽ lại ra giúp tôi theo chiều hướng này. Nguyễn Đệ là cây bút cứng. Anh ta vẫn viết đều trên tập san Bulletin des Ancỉens Elèves du Lycée Albert Sarraut (Kỷ yếu của các cựu học sinh trường trung học Albert Sarraut ở Hà Nội). Tôi tin chắc anh biết lợi dụng diễn đàn này.
Từ đó, tôi để mặc cho Phạm Quỳnh lèo lái, múa may trên sân khấu.
Tôi cho ông ta làm Thượng thư bộ Lại thay cho Ngô Đình Diệm, và đổi Thái Văn Toản từ Viện Cơ mật sang Nội các. Ông này vẫn ở bên Cơ mật dưới thời Nguyễn Hữu Bài làm Viện trưởng.
Chắc hẳn người Pháp cho rằng tôi đã ngoan ngoãn biết nghe theo lời của họ. Dù họ có tin rằng họ đã thắng một cách dễ dàng, tôi cũng chẳng nên có lý do gì ngờ vực tôi. Tôi tin rằng nhân dân sẽ hiểu cái hình thái buông thả bên ngoài của tôi, bởi chính cái hình thái đó cho thấy sự thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ của tôi. Họ sẽ hiểu rằng tôi chẳng bao giờ muốn một ly nào, dính líu vào những quyết định lạm quyền, trái với tinh thần hiệp ước giữa hai nước.
Trước tòa án của Lịch sử, nhà vua chẳng phải là kẻ tội nhân…
 

beto

Xe tải
Biển số
OF-29600
Ngày cấp bằng
21/2/09
Số km
439
Động cơ
486,052 Mã lực
Đồng Khánh (ông nội của Bảo Đại) có hai bà vợ
- Bá chánh thất tức Thánh Cung, không đẻ ra Khải Định, nhưng Bảo Đại vẫn gọi là bà nội để tỏ tôn kính, bà này rất muốn Bảo Đại làm vua nên ủng hộ hết mức
- Bà thứ: tức bà Tiên Cung, sinh ra Khải Định, là bà nội ruột của Bảo Đại
Em phải chú thích Bà Thánh Cung là "Bà nội trên danh nghĩa" là vậy
Em biết trong dân gian câu chuyện là ông Hường Để (chú Khải Định), để giúp ông cháu cho là bị liệt dương, đã ngủ với Từ Cung rồi có chửa, rồi gán cho Khải Định, thành ra Bảo Đại đúng ra phải là em Khải Định. Bà Từ Cung bị tra khảo một mực nhận là ngủ với Khải Định. Ngày xưa vua chúa ngủ với các bà phi hoặc cung nhân đều được thái giám ghi chép cẩn thận.
Nên nhớ là khi chọn vua, Hội đồng Hoàng tộc được tham gia, không phải người Pháp ép là được đâu. Người Pháp chỉ ép được chọn ông A hay B làm vua, chứ không ép được người ngoài thành vua được
à ra là vậy, em lại hiểu nhầm là ý bác ngầm công nhận thuyết âm mưu về nguồn gốc Bảo Đại
nhân tiện em cũng có tìm hiểu về các thuyết âm mưu này, tuy nhiên không có thuyết nào đủ vững chắc cả, nhưng có 1 sự thật chắc chắn là Bảo đại được tấn phong Thái tử trước khi Khải Định băng hà,
=> Khải định sẽ không lựa chọn người kế vị khi không chắc chắn về nguồn gốc.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
10,056
Động cơ
572,214 Mã lực
Trong lúc đàm phán Hiệp định Geneva tháng 7-1954, Bảo Đại đã chọn Ngô Đình Diệm làm T.hủ tướng theo gợi ý của người Pháp chứ không phải của người Mỹ. Người Mỹ sau này ngả sang Ngô Đình Diệm để dẹp những lực lượng chống đối ông năm 1955, sau đó Ngô Đình Diệm mới đi vào quỹ đạo Mỹ)
Đúng là theo ý người Pháp, nhưng mà Mỹ đã mớm cho Pháp phải chọn Ngô Đình Diệm, Bảo Đại phải cách chức thủ tg của người thân để trao lại cho Diệm!

Có 1 khả năng đã bị bỏ ngỏ là Bảo Đại quả thật ham chơi, đáng lẽ nên bắt liên lạc với Mỹ thì có thể trụ được lâu hơn.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
10,056
Động cơ
572,214 Mã lực
à ra là vậy, em lại hiểu nhầm là ý bác ngầm công nhận thuyết âm mưu về nguồn gốc Bảo Đại
nhân tiện em cũng có tìm hiểu về các thuyết âm mưu này, tuy nhiên không có thuyết nào đủ vững chắc cả, nhưng có 1 sự thật chắc chắn là Bảo đại được tấn phong Thái tử trước khi Khải Định băng hà,
=> Khải định sẽ không lựa chọn người kế vị khi không chắc chắn về nguồn gốc.
Khải Định có tin đồn là bóng, thích quần áo lòe loẹt, có nhiều bà nhưng chỉ có 1 con duy nhất với 1 thứ phi cấp thấp, con là Bảo Đại. Do đó mới có nghi vấn. Bà vợ đầu tiên còn được ly thân Khải Định để đi tu (theo wiki Tây)
Nếu Bảo Đại là do ông ấy sắp đặt để có con nối dõi, thì dù biết không phải là con ông ấy cũng tấn phong Thái tử càng sớm càng tốt.

Bảo Đại được lập làm Thái tử lúc 9 tuổi, cha là Khải Định mới 37 tuổi cũng là sự lạ. Minh Mạng mãi đến 24 tuổi mới được làm Thái tử, Gia Long lúc ấy 53 tuổi.

Thêm nữa, dù là thái tử nhưng sau khi Khải Định mất, vài tháng sau Bảo Đại mới được lên ngôi, chứng tỏ trong nội bộ dòng họ có ý kiến khác nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
1,840
Động cơ
177,391 Mã lực
Có 1 kẻ vớ vẫn bảo Ofer chỉ dân lái thuê và ít học nên cụ cmt có vẻ xem thường mọi người quá đấy.

Bây giờ bình luận tại sao nói nếu trước đó Nhật ko đảo chính Pháp thì rất khó khởi nghĩa nhé :

- Jp đảo chánh Pháp nên hệ thống chính quyền cơ sở bị tê liệt, nếu ko thì khi cướp kho thóc thì vẫn lấy được thóc nhưng ngay sau đó dàn cán bộ lãnh đạo bị mật thám Pháp hốt sạch, còn xông lên chiếm các cơ quan đầu não thì Pháp nó đàn áp y như Khởi Nghĩa Nam kỳ 1940 là tèo.
- Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946 thì đã có hơn 1 năm để chuẩn bị nên thế và lực nó khác hoàn toàn khi so với thời điểm tháng 8/1945 nhé :
# Tuần lễ vàng để có tiền mua lương thực và nhất là vũ khí..v..v..mới kháng chiến được chứ.
# Cụ Hồ ko nhấn mạnh tư tưởng Mác - Lê hay công khai cương lĩnh hành động của Cảng, mà chỉ khôn khéo thành lập Mặt Trận Việt Minh đoàn kết và thu nạp tất cả các thành phần trong xã hội để chống Pháp, nhờ đó lực lượng phát triển nhanh chóng, đặc biệt thu hút các nhân sỹ trí thức + các nhà tư sản ủng hộ, chứ nếu ko thì toàn giai cấp công nông ( chủ yếu bần cố nông ) thì lấy mịa gì trường kỳ kháng chiến, nên nhớ CM China thành công 1949 mới nhận được sự chi viện trực tiếp và ào ạt từ china + Liên Xô, còn trước đó thì phải tự lực cánh sinh. Tại Miền Nam Cụ Trần Văn Giàu phải cử người bí mật qua Thailand mua vũ khí và trang bị bằng vàng của Đồng Bào đóng góp đấy.

- Ý tưởng 1 cuộc CM được vẽ ra từ Giai Cấp trí thức, được thực hiện bởi giai cấp công nông ( triệt để nhất vì họ ko có gì để mất), và khi thành công sẽ có 1 vài kẻ lưu manh lẻn vào để hưởng sái thành quả CM.
1- 1945 khác 1940.
- Nhật thua trận đang thương lượng đầu hàng.
- VMinh đã có lực lượng vũ trang
- Mỹ cần hỗ trợ của VM để đánh Nhật, chạy đua với LX lập thành tích.

2- Cương lĩnh Ông Cụ ra đời từ 1930 rồi, chẳng thay đổi mục đích, chỉ linh hoạt mục tiêu tuỳ thực tế từng thời kỳ. Nước 90% nông dân mà đòi lấy trí thức, chí sĩ làm nòng cốt? Sẽ thất bại như Trinh Phan, Châu Phan.

3- 1945 kg có tiền vàng nhưng có đòn gánh của bần cố nông. 2tr dân chết đói đủ động lực đẩy họ xông lên cướp thóc, giữ thóc đến cùng.
 

beto

Xe tải
Biển số
OF-29600
Ngày cấp bằng
21/2/09
Số km
439
Động cơ
486,052 Mã lực
Chưa chắc đã may cho cụ ấy đâu cụ. Ngô tổng thống không ra tay thì nước Nam ta chắc sẽ thống nhất sớm hơn và cựu hoàng không biết số phận sẽ thế nào :D
nếu 1954 mà thống nhất bởi miền bắc thì cựu hoàng và gia đình sẽ giống như số phận sa hoàng Nikonai II ( vừa có thớt kỷ niệm 100 năm cụa bác Ngao5)
 

beto

Xe tải
Biển số
OF-29600
Ngày cấp bằng
21/2/09
Số km
439
Động cơ
486,052 Mã lực
Khải Định có tin đồn là bóng, thích quần áo lòe loẹt, có nhiều bà nhưng chỉ có 1 con duy nhất với 1 thứ phi cấp thấp, con là Bảo Đại. Do đó mới có nghi vấn. Bà vợ đầu tiên còn được ly thân Khải Định để đi tu (theo wiki Tây)
Nếu Bảo Đại là do ông ấy sắp đặt để có con nối dõi, thì dù biết không phải là con ông ấy cũng tấn phong Thái tử càng sớm càng tốt.

Bảo Đại được lập làm Thái tử lúc 9 tuổi, cha là Khải Định mới 37 tuổi cũng là sự lạ. Minh Mạng mãi đến 24 tuổi mới được làm Thái tử, Gia Long lúc ấy 53 tuổi.
Em vẫn thấy thuyết này không vững chắc lắm
Bảo Đại ra đời khi Nguyễn Phúc Bửu Đảo (Khải Định sau này) mới chỉ là Hoàng thân, chưa phải vua
=> ông ấy chưa biết sẽ được làm vua để sắp đặt sự nối dõi này được
Năm 1916, khi vua Duy Tân bị đi đày, thì Nguyễn Phúc Bửu Đảo mới được Pháp lựa chọn để trở thành vua An Nam
=> Pháp nó đồng ý/ chọn lên làm vua thì nó cũng đã điều tra, và tính toán cho các bước tiếp theo sau này rồi
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
10,056
Động cơ
572,214 Mã lực
Em vẫn thấy thuyết này không vững chắc lắm
Không phải khẳng định Khải Định sắp xếp cho có con, mà có thể là bà kia léng phéng với người ngoài.
Nhưng nếu KĐ biết chắc mình không thể có con thì vẫn cho qua được.

Với lại nhu cầu có nối dõi là nhu cầu của nhiều người, không nhất thiết phải vua mới cần!
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
1,979
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Không phải khẳng định Khải Định sắp xếp cho có con, mà có thể là bà kia léng phéng với người ngoài.
Nhưng nếu KĐ biết chắc mình không thể có con thì vẫn cho qua được.

Với lại nhu cầu có nối dõi là nhu cầu của nhiều người, không nhất thiết phải vua mới cần!
Bảo Đại và Khải Định nhìn rất giống nhau không ai có thể phủ định được điều đó
Khải Định lúc có con ông ta chỉ là Phụng hóa công chỉ thích đánh bài và ăn chơi tiền còn chả có 1 xu, Khải Định có thể bị gay nhưng điều đó không có nghĩa ông ta không thể có con
việc có con của Khải Định được họi đồng hoàng tộc nhất là tôn nhân phủ điều tra cẩn thận, thời điểm đó hoàng tộc Nguyễn chưa bao giờ có chú ý gì về Khải Định và ông ta cũng chẳng bao giờ xem trọng vụ có con nối dõi vì ông ta lúc ấy đâu phải là người ngồi trên ngai hơn nửa Đồng Khánh bố ông ta có cả đống con trai . Khải Định có 5 em trai và cả đống cháu nên chuyện mạo nhận con người khác làm con mình là vô lý
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,960
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Đồng Khánh (ông nội của Bảo Đại) có hai bà vợ
- Bá chánh thất tức Thánh Cung, không đẻ ra Khải Định, nhưng Bảo Đại vẫn gọi là bà nội để tỏ tôn kính, bà này rất muốn Bảo Đại làm vua nên ủng hộ hết mức
- Bà thứ: tức bà Tiên Cung, sinh ra Khải Định, là bà nội ruột của Bảo Đại
Em phải chú thích Bà Thánh Cung là "Bà nội trên danh nghĩa" là vậy
Em biết trong dân gian câu chuyện là ông Hường Để (chú Khải Định), để giúp ông cháu cho là bị liệt dương, đã ngủ với Từ Cung rồi có chửa, rồi gán cho Khải Định, thành ra Bảo Đại đúng ra phải là em Khải Định. Bà Từ Cung bị tra khảo một mực nhận là ngủ với Khải Định. Ngày xưa vua chúa ngủ với các bà phi hoặc cung nhân đều được thái giám ghi chép cẩn thận.
Nên nhớ là khi chọn vua, Hội đồng Hoàng tộc được tham gia, không phải người Pháp ép là được đâu. Người Pháp chỉ ép được chọn ông A hay B làm vua, chứ không ép được người ngoài thành vua được
à ra là vậy, em lại hiểu nhầm là ý bác ngầm công nhận thuyết âm mưu về nguồn gốc Bảo Đại
nhân tiện em cũng có tìm hiểu về các thuyết âm mưu này, tuy nhiên không có thuyết nào đủ vững chắc cả, nhưng có 1 sự thật chắc chắn là Bảo đại được tấn phong Thái tử trước khi Khải Định băng hà,
=> Khải định sẽ không lựa chọn người kế vị khi không chắc chắn về nguồn gốc.
Bảo Đại và Khải Định nhìn rất giống nhau không ai có thể phủ định được điều đó
Khải Định lúc có con ông ta chỉ là Phụng hóa công chỉ thích đánh bài và ăn chơi tiền còn chả có 1 xu, Khải Định có thể bị gay nhưng điều đó không có nghĩa ông ta không thể có con
việc có con của Khải Định được họi đồng hoàng tộc nhất là tôn nhân phủ điều tra cẩn thận, thời điểm đó hoàng tộc Nguyễn chưa bao giờ có chú ý gì về Khải Định và ông ta cũng chẳng bao giờ xem trọng vụ có con nối dõi vì ông ta lúc ấy đâu phải là người ngồi trên ngai hơn nửa Đồng Khánh bố ông ta có cả đống con trai . Khải Định có 5 em trai và cả đống cháu nên chuyện mạo nhận con người khác làm con mình là vô lý
Em cũng đồng ý với ý kiến các cụ là Khải Định đích thực là cha của Bảo Đại.

Ngoài những lí lẽ và lập luận chắc chắn trên, nếu so khuôn mặt của Khải Định và Bảo Đại hồi nhỏ, thấy rất giống nhau, trừ việc Khải Định gầy gò, có thể là do sức khỏe quá yếu kém.



Thậm chí, em còn thấy cặp cha-con này còn giống nhau hơn cả Đồng Khánh - Khải Định.

Việc Bảo Đại lớn lên không bị hô răng như Khải Định và cũng béo tốt hơn, có thể lí giải là do:
- Nhân nguồn gen tốt từ bà Từ Cung. Như em đã nói, bà Từ Cung là người rất khỏe mạnh và sống rất thọ (tới 90 tuổi) dù điều kiện sau này thiếu thốn trăm bề.
- Được ăn học tại Pháp từ bé, dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe, hoạt động thể chất tốt hơn ông bố
- Từ sức khỏe thì thần thái, khuôn mặt cũng sẽ được đẹp dần lên
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
1,979
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
thời điểm ông Khải Định ngủ với bà Cúc thì đã có ghi lại cho đến ngày sinh bảo Đại ra đúng ngày đúng tháng khớp hoàn toàn thì mới được hội đồng tôn nhân ghi vô gia phả:
Trong bài viết Chuyện cung đình nghe kể lại đăng trên niên san Tiếng Sông Hương, Dallas, 1997, tôi có nói sơ qua về chuyện mệ ngoại tôi kể thời hàn vi của bà Cúc (Bà Từ Cung, thân mẫu vua Bảo Đại).

Bà ngọai tôi húy là Hồ Thị Thìn, sinh năm 1880. Bà người ở Vạn Vạn, có hàng quán ở chợ An Cựu, thường cung cấp thực phẩm cho phủ Phụng Hóa nên có dịp vào ra nơi này, có cơ hội chuyện trò với kẻ ăn người làm trong đó nên mới nghe được câu chuyện để kể lại cho cháu nghe. Vào thời điểm câu chuyện xảy ra, hầu như chưa có cái tên Cúc, mọi người đều gọi bà là chi Út.

Bà tôi kể: một đêm nọ, sau khi dự tiệc ở lầu Sứ (Tòa Khâm Sứ) về, ông hòang (tức vua Khải Định về sau) ngó bộ ngà ngà và hứng tình , gọi anh người hầu, biểu : “Coi có đứa mô ở dưới đó, kêu lên cho ta một đứa.” Người hầu vâng lịnh đi kiếm. Thường thì trong phủ có hai ba chị, nhưng hôm đó chị thì đi ra ngoài có việc, chị thì có tháng, chỉ một mình chị Út rảnh rang sạch sẽ nên được kêu lên hầu . Sau đó chị Út có thai. Đức Thánh Cung (mẹ đích) và Đức Tiên Cung (mẹ đẻ) khi biết chị Út có thai, liền mở một cuộc tra hỏi gắt gao. Vì cái bụng chị Út đã lùm lùm, nên các ngài cho đào cái hố nông, bắt chị Út nằm sấp bụng xuống đó cho an tòan rồi mới sai nhịp roi vào mông mà hỏi tội. Dù bị đánh nhưng trước sau chị Út cũng chỉ một mực khai là có thai với ông hòang. Hỏi ngày tháng gần nhau, chị Út khai ra, hai bà biểu ghi sổ và hăm rằng “Nếu sau ni mi đẻ không đúng ngày đúng tháng thì ta chém đầu ba họ.” Chị Út khóc lóc cam đoan là đúng sự thật. Hai bà đem việc này hỏi lại ông hòang thì ông cũng công nhận đúng y như vậy. Sau sinh ra vua Bảo Đại, tính ngày tháng đúng y như đã khai nên hai ngài mới công nhận.
Cụ Trần Trọng Phúc, một nhân sĩ lão thành người Huế ở Mountain View, Bắc California, vốn có bà con cả hai bên, phía bà Tiên Cung và cà bà Từ Cung, biết rất nhiều chuyện của Huế xưa. Trong cuộc nói chuyện ngày 25/4/2005 tại nhà riêng và những lần điện đàm sau đó , đã cho biết những chi tiết khác về quảng đời thơ ấu, hàn vi của bà Cúc. Theo cụ Phúc, qua lời kể lại của bà nội, thời hàn vi bà Cúc có tên là Khế, vì là con út nên mới gọi là Út. Cái tên Cúc mới có sau khi gá nghĩa với ông hoàng Phụng Hóa cho lịch sự. Mẹ bà Cúc có một đời chồng trước sinh ra ông Tứ Huề [3] Sau khi chồng chết, bà về ở với chị ruột, là vợ ông Phủ Tích, rồi làm lẻ ông này, sinh ra bà Cúc. Ông Tứ Huề có công bồng ẳm săn sóc em gái khác cha khi còn nhỏ nên khi nên danh phận, bà Cúc không bao giờ quên ơn, thường giúp đở mọi cách. Bà Cúc còn có một người anh cùng cha khác mẹ là ông Hường Khanh. Ông hoàng Phụng Hóa khi còn tiểm để là một người ham chơi, các món bài bạc không thiếu, vì vậy thường mắc nợ. Một trong những chủ nợ đó là bà Phủ Tích. Người thường được sai đi đòi nợ là bà Cúc. Không phải khi nào ông hoàng cũng có tiền để trả nợ nên phải lui tới nhiều lần. Trong một lần như thế, gặp lúc ông hoàng đang tắm, ông kêu bà Cúc vào kỳ cọ rồi hứng tình mà sinh ra có con. Khi bà Cúc sanh Hoàng tử Vĩnh Thụy, chính bà nội cụ Phúc và ông Hường Khanh là hai người lo chăm nuôi săn sóc. Trong thời gian có bầu, bà Cúc vẫn ở tại phủ Phụng Hóa; người ta cất một cái chòi nhỏ ở góc vườn, xa khuất nơi ăn ở thường ngày để làm chỗ “nằm nơi” (sinh đẻ) cho bà Cúc [4] Mặc dầu sinh con trai và tính ngày tính tháng thi đúng như đã khai nhưng hai bà Tiên Cung và Thánh Cung vẫn chưa công nhận ngay đứa bé sơ sinh là cháu. Một hôm Bà Chúa Tám Tức Công chúa Tân Phong, con của vua Dục Đức, em vua Thành Thái. tới thăm. Thấy cái chòi lấp ló ở góc vườn bèn hỏi hai bà. Hai bà nói đó là “chòi cất cho con Khế nằm nơi”. Bà Chúa Tám nghe nói thế bèn đi ra thăm. Sau khi thăm xong, trở vô, bà khen “cái mặt nó giống anh tui [6] như đúc, mà răng để thiếu tả thiếu áo tội nghiệp” Hai bà Tiên Cung và Thánh Cung nghe vậy mới động lòng, nhìn nhận là cháu và sai đem áo cũ của các bà ra cho để làm tả và may xơ (áo) cho cháu. Vì cái ơn này nên khi có quyền hành, vua Khải Định đã trả ơn bằng cách can thiệp với người Pháp cho Bà Chúa Tám được độc quyền mở sòng bài lớn nhất ở Huế mà trước 1945 ở Huế ai cũng biết tiếng “Sòng bài Bà Chúa Tám”
http://www.art2all.net/tho/tho_vha/khaidinh/vuabaodaiconai.html
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,857
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Khảo dị:
Daniel Grandclémant trong cuốn „Bảo Đại hay là những ngày cuối cùng của Vương quốc An nam“ viết về Ngô Đình Diệm

Điều gây nên sự giận dữ của ông Diệm là việc ông Eugène Chatel, Khâm sứ Trung Kỳ và Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng muốn tước bỏ quyền tư pháp của các quan An Nam, nghĩa là không cho họ được quyền xét xử. Lý do được nêu ra là các quan An Nam thiếu kiến thức luật học. Nhưng đây là một đòn nặng giáng vào hàng ngũ quan lại vì làm mất phần lớn thu nhập của các quan từ các vụ kiện cáo dân sự lẫn xét xử hình sự. Nạn hối lộ là chuyện phổ biến trong quan trường.
Diệm phải bảo vệ lợi ích của giới mình nên đấu tranh đơn thương độc mã, trong tiểu ban cải cách để ngăn chặn cuộc cải cách không đúng lúc của Chatel - Phạm Quỳnh. Ông ta cũng đề ra nhiều sáng kiến canh tân. Ông là người đi tiên phong nhưng không hiểu biết nhiều về những thủ đoạn chính trị. Ông đưa cả biên bản họp tiểu ban cải cách cho báo chí (Trịnh Đình Khải, La Décolonisation du Viêt Nam, un avocat témoigne (Công cuộc phi thực dân hoá ở Việt Nam, một trạng sư đưa ra bằng chứng, Nhà xuất bản L'Harmattan, 1994).
Báo La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương) ra ngày 21 tháng 7 năm 1933 miêu tả cuộc đấu tranh không cân sức giữa Ngô Đình Diệm - một con người thật thà được lòng dân, có khả năng và Toàn quyền Pierre Pasquier, một con người ********* kỳ cựu, tươi cười mà bền bỉ...
Còn Bảo Đại thì sao? Nhà vua luôn luôn kiên quyết ủng hộ phong trào cải cách nhưng “chắc chắn phải là dưới ảnh hưởng của Pháp”. Ông ủng hộ Pasquier, Chatel và Phạm Quỳnh.
Thế mà sao Vua lại dùng ông Diệm là người ông không ưa và phản đối cái thói phường hội gia đình trị của ông ta.
Sau khi đưa Diệm vào nội các, Bảo Đại cho rằng muốn cải cách gì đi nữa cũng cần có các quan lại trong triều làm hậu thuẫn. Đảm bảo hậu thuẫn ấy không ai bằng Diệm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,857
Động cơ
1,132,972 Mã lực
(tiếp)

Ngay từ đầu khi nắm quyền bính, giúp việc Nhà vua tất cả chỉ có sáu vị thượng thư và dảm nhiệm mọi lĩnh vực triều chính. Diệm, vị tân thượng thư họ Ngô xem ra không thích hợp với vai trò mới. Ông cũng là một ông quan, nguyên là tuần vũ Phan Thiết, nơi đây có một cảng cá của miền Nam Trung Kỳ, có vũng sâu tấp nập ghe, thuyền thả neo ra vào theo con sông ăn sâu vào đất liền ồn ào suốt ngày. Viên thượng thư công giáo này vừa nghiêm khắc trong công việc, vừa khắc khổ trong tác phong. Ông cũng đấu tranh để cải tổ triều chính nhưng theo một phương hướng không làm vừa lòng chính quyền bảo hộ. Ông muốn được độc lập hơn, nhất là giảm bớt quyền lực của người Pháp.
Trong lúc này ông Diệm vẫn cắm cúi làm việc. Trong toà nhà dành riêng cho bộ của ông, ông ưa ngồi một mình trong thư phòng. Sau lưng ông chiếc thập giá khẳng định đức tin của ông. Ông quay vào cái thập giá, quỳ xuống và lẩm nhẩm đọc kinh.
Cho đến khi một viên thư lại bước vào phòng ông mới đứng dậy, đưa tay đón phong thư do người thư lại kính cẩn đệ trình. Ông mở ra. Đó là thư của Toàn quyền Đông Dương. Đọc xong, ông bàng hoàng khiến ông làm dấu thánh và lại quỳ xuống dưới chân thánh giá. Công văn báo tin ông bị thải hồi. Louis Marty lúc đó là Chánh sở Liêm phóng và Nha chính trị Đông Dương đã phát hiện được một bức thư của Diệm gửi cho các báo và lập tức ông báo cáo ngay lại cho Toàn quyền Đông Dương. Theo quy tắc hành chính, ông Diệm đã phạm sai lầm nghiêm trọng.
Các em ông dự định tiếp nối sự nghiệp của ông, mặc dù có nhiều ảnh hưởng nhưng chẳng làm gì được. Còn Nhà vua có thái độ lãnh đạm với vị thượng thư đang cơn hoang mang. Không những ông Diệm phải từ chức mà bị cách tuột khỏi hàng ngũ quan lại trong triều. Từ đó Diệm oán hận đối với Bảo Đại và cả triều đình, kéo dài cho đến 22 năm sau mới tìm lối thoát bằng một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu để phế truất Bảo Đại. Vị thượng thư bị thải hồi, số phận thật trớ trêu ông phải đi dạy tiếng Pháp kiếm sống. Sau đó ông tìm được việc làm ở nhà thờ Thiên Hựu, nơi các cha cố trong Hội truyền giáo nước ngoài ở Huế làm việc.
Và cuộc cải cách sẽ được thực hiện cũng như phần lớn các biện pháp do Chatel đề ra…
 

BANTHANGDAN

Xe hơi
Biển số
OF-566141
Ngày cấp bằng
25/4/18
Số km
192
Động cơ
149,030 Mã lực
Tuổi
56
Nơi ở
SAIGON
1- 1945 khác 1940.
- Nhật thua trận đang thương lượng đầu hàng.
- VMinh đã có lực lượng vũ trang
- Mỹ cần hỗ trợ của VM để đánh Nhật, chạy đua với LX lập thành tích.

2- Cương lĩnh Ông Cụ ra đời từ 1930 rồi, chẳng thay đổi mục đích, chỉ linh hoạt mục tiêu tuỳ thực tế từng thời kỳ. Nước 90% nông dân mà đòi lấy trí thức, chí sĩ làm nòng cốt? Sẽ thất bại như Trinh Phan, Châu Phan.

3- 1945 kg có tiền vàng nhưng có đòn gánh của bần cố nông. 2tr dân chết đói đủ động lực đẩy họ xông lên cướp thóc, giữ thóc đến cùng.
1- 1945 khác 1940.
- Nhật thua nhưng đại diện Đồng Minh chưa vào tới thì nó vẫn có quyền xuất binh đãm bảo trị an nhé.
- VM có lực lượng vũ trang nhưng chỉ là các toán du kích nhỏ,trang bị nhẹ,làm sao có thể trực tiếp đối đầu với 1 đạo quân dày dạn kinh nghiệm và có đủ đồ chơi như JP lúc đó. Mặt trận VM chưa bao giờ được Mẽo + đồng minh ủy quyền để tiếp nhận và giải giáp Quân Nhật với tư cách là người chiến thắng.
- Mẽo chưa bao giờ khuyến khích VM khởi nghĩa giành chính quyền, cuối tháng 9/45 toàn bộ các nhân viên OSS rút khỏi VN và cắt đứt quan hệ với Cụ hồ vì mẽo nó biết cụ từng ở Moskva nhiều năm, Mẽo giúp VM 1 tý để đổi lại VM lo cứu hộ Pilot US trên đất VN,coi như 2 bên lợi dụng nhau trong 1 thời gian ngắn rồi đường ai nấy đi.
2- Cương lĩnh ông cụ ra đời 1930 ghi rõ: sẽ làm CM tư sản dân quyền, còn cương lĩnh 1991 nêu rỏ: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
hai vấn đề gạch đích ở trên có vẻ trái ngược nhau hay sao ấy ??. Cụ vốn trình cao vui lòng thông não cho đàn em thấy chân lý đi ạ. !!
Tôi ko hề nói lấy trí thức làm nòng cốt cuộc CM nhé, còm của tôi ở # 339 như sau:
" Ý tưởng 1 cuộc CM được vẽ ra từ Giai Cấp trí thức, được thực hiện bởi giai cấp công nông ( triệt để nhất vì họ ko có gì để mất), và khi thành công sẽ có 1 vài kẻ lưu manh lẻn vào để hưởng sái thành quả CM."
Có nghĩa là các lãnh tụ khởi xướng và lãnh đạo 1 cuoc CM là giới trí thức : Cụ Hồ - Lê Hồng Phong - Trần Phú - Võ nguyên Giáp....đều là dân có học, còn thực hiện nó tất nhiên là giai cấp công - nông...tốt nhất đừng chơi nhét chử vào mồm người khác nhé.
3 - 1945 ko có tiền vàng nhưng có đòn gánh của bần cố nông thì làm được gì trước Quân Nhật trang bị đầy đủ ( nếu như tụi nó xuất quân can thiệp). Tấm gương 1940 còn đầy ra đó với hàng vạn đòn gánh của bần cố nông Nam Bộ gục ngã trước máy bay và pháo của Pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,986
Động cơ
523,681 Mã lực
Kinh thật, giờ mới để ý cái tên Việt Minh là Việt Nam Đồng Minh, đặt theo tên Đồng Minh.
Ông Cụ làm gì cũng chuẩn!



Phải đính chính với cụ là không phải Việt Minh chờ sung đến 1945 thì ùa ra nhé. Dùng vũ lực xây chiến khu Việt Bắc 6 tỉnh từ 1940 với 1 vạn tay súng, nhân dân đồng lòng không có vua Nhật hay vua Mèo vua Thái gì ở đó cả! 1945 cũng phải vây hãm trại lính Nhật, phá kho thóc, xuất đại quân từ Tân Trào về giải phóng thủ đô. Chứ có phải ăn chơi đến 1945 ùa ra mà cướp được chính quyền thì thằng nào chả làm được!

Các nơi nổi dậy dễ dàng là vì chính quyền biết VM có 1 vạn tay súng ở Việt Bắc đấy!
Cái này hay.
Tất nhiên 1 vạn thời chả tới.
Chả hiểu đận 40 í, cụ Hồ với cả cụ đại tướng nhà ta đương ở đâu và làm gì ???
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,857
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Những hình ảnh bà Từ Cung, mẹ của Bảo Đại

Bà Hoàng Thị Cúc (sinh 28-1-1890, mất 9-11-1980) thiếp của Khải Định, thân mẫu Báo Đại tức Đoan Huy Hoàng thái hậu hoặc Từ Cung Hoàng thái hậu


1974 - bà Hoàng Thị Cúc (sinh 28-1-1890, mất 9-11-1980) thiếp của Khải Định, thân mẫu Báo Đại tức Đoan Huy Hoàng thái hậu hoặc Từ Cung Hoàng thái hậu (lúc 84 tuổi)


1922 – Bà Hoàng Thị Cúc (sinh 28-1-1890, mất 9-11-1980) thiếp của Khải Định, thân mẫu Báo Đại tức Đoan Huy Hoàng thái hậu hoặc Từ Cung Hoàng thái hậu


1921- bà Hoàng Thị Cúc (sinh 28-1-1890, mất 9-11-1980) thiếp của Khải Định, thân mẫu Báo Đại tức Đoan Huy Hoàng thái hậu hoặc Từ Cung Hoàng thái hậu, cùng với con trai Vĩnh Thuỵ (chưa phải là Thái tử Vĩnh Thuỵ)


Bà Hoàng Thị Cúc (sinh 28-1-1890, mất 9-11-1980) thiếp của Khải Định, thân mẫu Báo Đại tức Đoan Huy Hoàng thái hậu hoặc Từ Cung Hoàng thái hậu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top