Dưới triều Bảo Đại từ 1926 đến 1945, có những cuộc cúng tế Đàn Nam Giao vào những năm: 1927, 1930, 1933, 1936, 1939, 1942
Riêng 1927 và 1930, do Vua Bảo Đại đang du học ở Pháp, Chủ lễ cúng tế là ông Tôn Thất Hân, Nhiếp chính, Chủ tịch Hội đồng Cơ Mật Viện
Dưới đây là những hình ảnh tế lễ NAM GIAO từ 1924 (dưới thời vua Khải Định) tới 1942 (thời Bảo Đại)
LỄ TẾ NAM GIAO 1924 (thời KHẢI ĐỊNH)
Vua Khải Định chủ tế
Lộ trình đám rước Tế Nam Giao (vẽ trên nền bản đồ Huế 1930)
Từ Hoàng cung, vua đi lên Trai cung bằng một đám rước, gọi là Ngự đạo, gồm từ 600 đến 3.000 người tùy từng thời vua. Đám rước chia làm 3 đạo: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo. Ngự đạo, có thể dài dến nửa cây số, gồm các hoàng thân, các quan văn võ, lính tráng, gươm giáo, cờ quạt, tàn lọng, chiêng trống, voi ngựa, Long đình, Ngự liễn, các dàn Đại nhạc, Tiểu nhạc, các đội ca múa... Tất cả mặc lễ phục và trang sức rực rỡ. Vua ngồi trên Ngự liễn do lính gánh đi ở giữa Trung đạo.
Vua khởi hành từ Hoàng cung vào khoảng 8 giờ sáng, nhưng phải đến gần 12 giờ trưa mới tới Trai cung, vì đoàn Ngự đạo đi rất chậm.
Dựng các bàn thờ tại đàn Nam Giao.
tập dượt cho buổi lễ tế Nam Giao
Bức bình phong trước lối vào phía nam của khuôn viên đàn Nam Giao
Bộ Lễ rước tượng "đồng nhân" vào hoàng cung.
tượng người bằng đồng, dùng trong lễ tế Nam Giao của triều Nguyễn
trong hình "đồng nhân" bên trên, thẻ bài có khắc 3 chữ chứ không phải hai chữ. Hai chữ phía trên là "trai giới", chữ dưới cùng là chữ gì không biết
Theo điển lệ nhà Nguyễn, bốn ngày trước ngày tế, Bộ Lễ rước tượng đồng nhân vào hoàng cung hoặc trai cung (nhà tại đàn Nam Giao để vua tạm trú chờ cử hành tế lễ) để vua bắt đầu một cuộc trai giới ba ngày, giữ mình trong sạch, chuẩn bị cho lễ tế thiêng liêng. Tượng là hình người mặc lễ phục, đứng thẳng, hai tay chắp lại, cầm thẻ bài có khắc hai chữ "trai giới" . Trong thời gian trai giới, tượng được để trước mặt vua, có công dụng giúp cho vua tập trung nghĩ tưởng điều trong sạch.
Nguồn: Võ Hương An, trong sách "VUA KHẢI ĐỊNH, Hình ảnh & Sự kiện (1916-1925), NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
1-3-1924 - Vua Khải Định rời Hoàng thành đến chủ trì lễ tế Nam Giao, tổ chức 3 năm một lần.