Em tóm tình hình sau Cách mạng Tháng Tám và trước khi nổ ra Toàn quốc kháng chiến
Các nước Đồng Minh không công nhận Chính phủ cụ Hồ, nhưng cũng chẳng thể phủ nhận chính phủ này đang quản lý Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bon Tưởng không thể thành lập chính phủ toàn người của họ. Cuộc bầu cử tháng 1-1946, phe Việt Minh thắng lợi chiếm nhiều chức vụ trong Quốc hội. Tàu Tưởng ức quá, sau Cụ Hồ đồng ý chia thêm ghế cho phe họ, nhưng cài họ phải cùng ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946.
Hiệp định này là Hiệp định đẩy Tàu Tưởng ra khỏi Việt Nam, buộc để Pháp vào và nếu không hiểu sẽ cho là cụ Hồ bán nước. Vũ Hồng Khanh (phe Quốc Dân Đảng) là Phó Chủ tịch nước phải đặt bút ký vào đó
Cụ Hồ muốn tranh thủ thời gian củng cố lực lượng vì biết Pháp chắc chắn sẽ gây hấn chiếm lại Việt Nam
Nam Kỳ là khúc xương với cả hai bên
Quân Anh vào Nam Kỳ, làm bình phong cho Pháp chiếm Nam Bộ, vì thế ngày 23-9-1945, một cuộc bạo động nổ ra (ta gọi là Nam Kỳ Kháng chiến) nhằm vào người Phương Tây. Chính phủ cụ Hồ và Pháp họp ở Đà Lạt tháng 4-1946 bàn về Nam Kỳ, dĩ nhiên là không thể có tiếng nói chung, các bên hẹn nhau sang Pháp... bàn tiếp. Vì thế ngày 31-5-1946 ông Phạm Văn Đồng cầm đầu phái đoàn Việt Nam sang Pháp. cụ Hồ sang với tư cách khách mời của Chính phủ Pháp
Quân Pháp tiến vào Hà Nội hôm 18-3-1946 và bắt đầu có những hoạt động gây sự với chính phủ Cụ Hồ
Cụ Hồ thấy tình thế không cứu vãn được, phải ký Tạm ước 14-9-1946 và lên tàu thuỷ về nước để kéo dài thời gian hoà hoãn
Cụ về hôm 18-10-1946, thì hôm 18-11-1946, Pháp tàn sát dân Hải Phòng ở phố Hoàng Văn Thụ ngày nay. Pháp tấn công một Trung đội Việt Minh ở Nhà Hát Lớn Hải Phòng, quân ta hết đạn, ném trả bằng đàn và các thứ, hy sinh gần hết
Được đà, Pháp gây hấn ở Hà Nội. Cụ Hồ đã chuẩn bị trước cuộc kháng chiến, không để cho Pháp ra đòn trước
8 giờ tối ngày 19-12-1946, Việt Minh nổ súng ở Pháo đài Láng báo hiệu cuộc khcg toàn quốc. Nhà máy điện Yên Phụ cũng bị phá... Việt Minh tấn công phủ đầu quân đội Pháp. Tuy nhiên vũ khí kém không gây thiệt hại nhiều cho họ.
Quân Pháp ỷ thế vũ khí mạnh hơn, nghĩ rằng sẽ bóp chết Việt Minh trong một nốt nhạc. Không ngờ Trung đoàn Thủ Đô đã dũng cảm chiến đấu từng góc phố, từng góc nhà khiến Pháp bất ngờ
Ngày 13-1-1947, tại Ồ Chợ Dừa, đại diện VNDCCH, Lãnh sự Anh, Mỹ, Trung Quốc (Tường Giới Thạch) đàm phán thỏa thuận sẽ ngừng bắn vào ngày 15-1-1947 để nhân dân ta và Hoa Kiểu tản cư ra khỏi Hà Nội. Thứ hai từ trái sang: Lãnh sự Anh Wilson, Bang trưởng Trung Quốc Vương Tử Kiên, Lãnh sự Mỹ Sullivan, Ngoại trưởng Hoàng Minh Giám, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Hữu Nam (Phan Bôi), Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Hà Nội Nguyễn Văn Trân.
Trung đoàn Thủ đô cùng dân chúng rút qua gầm cầu Long Biên để ra căn cứ kháng chiến. Đó cũng là lời của bài hát "Cảm xúc Tháng Mười" của Văn Cao
Sau khi cụ Hồ và Chính phủ kéo lên căn cứ địa Việt Bắc, thì Pháp chưng hửng, và hiểu rằng cuộc chiến này sẽ phải kéo dài.
Về danh nghĩa cũng như trên thực tế, Pháp là nước Đồng Minh lại đánh một lực lượng Việt Nam chống đối là không hợp lẽ. Pháp muốn xây dựng một chính phủ Việt Nam bù nhìn trong tay mình để chiến với Cụ Hồ, coi như một cuộc nội chiến mà Pháp đứng đằng sau.
Chẳng thể tìm được một lực lượng nào sáng giá để địch với chính phủ cụ Hồ. Pháp loay hoay vời Bảo Đại
Giống như cụ Hồ, Bảo Đại đòi Pháp phải trao trả độc lập và trả Nam Kỳ để nước Việt Nam thống nhất. Người Pháp kêu lên "Những yêu cầu của Bảo Đại nhiều hơn ông Hồ Chí Minh đòi hỏi"
Bảo Đại biết rằng Pháp vẫn bí mật thương thuyết với cụ Hồ và lôi mình ra làm bù nhìn nên từ chối thẳng
Đến 1949, khi Mao sắp chiến thắng Tưởng thì người Pháp thực sự lo sợ, và buộc lòng phải dựng lên một chính phủ bù nhìn do Quốc trưởng Bảo Đại cầm đầu. Cuộc đàm phán giữa Bảo Đại với Pháp sẽ được kể chi tiết để các cụ hiểu góc quanh và hiểu thêm về Bảo Đại
Cần nói rõ: thành lập chính phủ Bảo Đại cũng do sức ép của người Mỹ. Người Mỹ cho rằng Pháp phải có chính phủ dù là bù nhìn để đối chọi với chính phủ cụ Hồ. Trên cơ sở danh chính ngôn thuận, Mỹ mới dám viện trợ trực tiếp cho chính phủ Quốc gia Việt Nam. Mỹ trả tiền Pháp huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt Nam. Số tiền này trừ vào tiền viện trợ của Mỹ cho quân đội viễn chinh Pháp
Trên thực tế, từ 1950, chi phí chiến tranh do người Mỹ gánh vác