[Funland] Báo chính thống không nên dùng từ này

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,026
Động cơ
551,119 Mã lực
Nơi ở
Trỏng

dvd

Xe tăng
Biển số
OF-3142
Ngày cấp bằng
17/1/07
Số km
1,844
Động cơ
577,037 Mã lực
Nơi ở
Tối ở đâu, nơi đấy là nhà.
Autopro này như là nhái Autoprovn.com xưa thì phải.
Mà Autoprovn.com có trước cả Ồtofun này đấy, nhiều cây đa cây đề trên này đã từng lê la bên đó....
Còn nó là chính thống hay không thì chịu...
 

hongha117

Xe điện
Biển số
OF-133696
Ngày cấp bằng
8/3/12
Số km
3,963
Động cơ
398,318 Mã lực
Nơi ở
hang rơi
theo e Thất thủ là đúng đấy
ý nghĩa của báo là những thằng đứng đầu chả làm éo ji được cả
nghĩa là ở HN ko có chủ
nên gọi là thất thủ
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,295
Động cơ
1,605,312 Mã lực
Lều báo hả, tư cách dưới xxx nhé.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Xin lỗi các cụ, em đọc thớt này cứ buồn cười. Đầu tiên một cụ chởi bọn phóng tin viên sao cứ dùng từ "rúng động" mà không dùng từ "chấn động", từ này vớ vỉn chỉ bọn Thanh Hoá, Nghệ An dùng. Thế rồi một cụ khác chắc người Thanh Hoá vào bẩu Thanh Hoá không có từ này nhé, là của bọn Nghệ An và Miền Trung, báo chí giờ toàn Nghệ An với Miền Trung nắm cả, đọc chả ra cái gì. Phân biệt vùng miền đến thế là cùng. Sao các cụ cứ nghĩ cứ phải đạp chúng em xuống bùn thì các cụ mới sáng loà lên được là sao? Các cụ ngồi yên, em xin vái các cụ mỗi người một vái.
Tiếng Việt nhiều từ cổ, từ rúng động cũng thế, nó có nghĩa là sự rung chuyển khó lường từ những tác động khách quan, làm cho con người sợ hãi, nao núng, làm cho chột dạ, giao động.
Còn chấn động, đơn giản là những rung động mạnh.
Trong góc độ nào đó, hai từ có nghĩa tương đương, nhưng một số trường hợp, dùng "rúng động" lại chuẩn hơn "chấn động", chẳng hạn: Giang hồ đất bắc rúng động sau vụ ám sát mr.Trí, thị trường vàng rúng động sau vụ brexit ... Ngược lại, không thể nói việc HXV đoạt HCV thế vận hội là "rúng động" giới thể thao nước nhà, trường hợp này phải dùng "chấn động" mới đúng.
Như vậy rúng động có vớ vỉn hay không, còn tuỳ phóng tin viên sử dụng đúng ngữ cảnh hay không, chứ không liên quan đến bọn miền trung nhà chúng em ạ. Nô, nô. Bọn miền nam đấy, miền trung có biết từ này đâu :))
1. Trong từ điển tiếng Việt không có từ " rúng động "
2. Trong bảng ghép dấu sắc với các chữ bị vô nghĩa có từ " rúng "
3. Tất cả những câu có từ " rúng động " nếu thay bằng từ " chấn động " đều chuẩn hơn.
4. Có lẽ bắt nguồn từ " rung động " nhưng do nói ngọng nên viết ngọng, giống dấu ? và dấu ~ của các bạn.
5. "Rúng động" chỉ mới xuất hiện vài năm rất gần đây.
 

Yeu_Hoa

Xe buýt
Biển số
OF-422969
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
819
Động cơ
223,871 Mã lực
Tuổi
38
1. Trong từ điển tiếng Việt không có từ " rúng động "
2. Trong bảng ghép dấu sắc với các chữ bị vô nghĩa có từ " rúng "
3. Tất cả những câu có từ " rúng động " nếu thay bằng từ " chấn động " đều chuẩn hơn.
4. Có lẽ bắt nguồn từ " rung động " nhưng do nói ngọng nên viết ngọng, giống dấu ? và dấu ~ của các bạn.
5. "Rúng động" chỉ mới xuất hiện vài năm rất gần đây.
Em nhớ chủ đề này em đã từng đi hóng tranh luận trên một số 4r. Thực ra khái niệm "từ điển tiếng Việt" khá là hỗn loạn. Có nhiều bộ từ điển được nhà nước đánh giá cao, tái bản liên tục, ví dụ như các bộ từ điển chính tả, tiếng Việt, Hán Việt của cụ Nguyễn Lân, nhưng thực ra chất lượng không tốt, nhiều lỗi rất sai, rất ngớ ngẩn. Cách đây dăm năm, cụ Hoàng Tuấn Công, người Thanh Hóa, đã có loạt bài rất hay, đánh giá toàn diện về các bộ từ điển của cụ Nguyễn Lân. Cụ nào muốn tìm hiểu thêm có thể tìm trên internet.
Vì vậy cụ khẳng định "không có từ rúng động trong từ điển tiếng Việt", là nhận định chủ quan. Có bộ thì có, có bộ không có. Chỉ có thể khẳng định, từ "rúng động" đã có định nghĩa trong từ điển cách đây hàng chục năm.
Để trao đổi với cụ, em gúc ra bài báo này, cụ có thể tham khảo:
Việt Nam Tự-điển của Hội Khai trí tiến đức (Hà Nội, 1931) không thống kê rúng động, chỉ có từ rúng và định nghĩa rúng: “cũng như nghĩa bóng tiếng rung”. Nhưng Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958) thì các từ rung, rung động, rúng, rúng động được sắp xếp riêng biệt:

RUNG bt. Động đậy quanh đều; làm cho động đậy quanh đều.

RUNG ĐỘNG bt. Rung và chuyển động; ngb. Làm cảm động.

RÚNG đt. Làm cho chột dạ.

RÚNG ĐỘNG đt. Nht. Rúng.

Như vậy, theo Thanh Nghị, nghĩa của rung và rúng có sự khác hẳn nhau.

Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Hà Nội, 1977) không có từ rúng, rúng động. Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, Hà Nội, 1999) thì cho rằng:

RÚNG1 đgt. Chống đỡ làm cho ngay thẳng lại.

RÚNG2 tt. Núng, nao núng.

RÚNG ĐỘNG đgt. Nao núng, giao động.

Còn theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội, 2007):

RÚNG đg. (cũ) núng, nao núng.

RÚNG ĐỘNG đg. 1.[ph.] rung chuyển, rung động, 2 (cũ) nao núng, dao động.
Link
http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/rung-trong-rung-dong-co-phai-la-rung-38347.bld

Từ đây có thể thấy các nhận định số 2,3,4 cũng là nhận định khá là cảm tính.
Nhận định thứ 5 thiếu chính xác. Từ này báo chí đã dùng nhiều năm trước. Nó chỉ mới thành "trào lưu" mấy năm gần đây.
Cũng vì báo chí dùng tràn lan, cái gì cũng "rúng động", nên người đọc mới thấy nó phản cảm.
Bản thân từ "rúng động" nó không "ngu", cũng không phản cảm, theo cháu.
Có lẽ các cụ cũng không nên quá cực đoạn với từ này. :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top