Vậy là Cụ tự giả nhời 1 nửa rồi đấy ạ. Cụ có điều kiện nhưng không có nhu cầu nên đã đi 4 bánh rồi lại bán (Em nghĩ Cụ phải là người hiểu hơn ai hết). Cụ nói 4 bánh chiếm đất của 2 bánh thế Cụ có nghĩ 4 bánh nó phải nộp thuế nhiều hơn 2 bánh không ạ? Tiền thuế đấy cũng góp phần để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu, cống ...) đấy! Vấn đề là người ta có xây, có dựng không thôi. Cơ sở hạ tầng mà chưa đáp ứng được thì nên hạn chế các phương tiện (hạn chế nhập khẩu phương tiện, tăng các phương tiện công cộng ...) rất nhiều giải pháp cần phải làm. Sở dĩ em nói nó Vĩ mô là ở chỗ đấy đấy! Ở đây chỉ bàn tới việc ý thức của người tham gia giao thông thôi Cụ ơi. Đã là Qui định thì mình phải chấp hành, cùng ở Việt Nam mà sao TP Hồ Chí Minh họ làm được còn Hà Nội thì không? Em nghĩ điều đó mới cần phải đặt dấu hỏi.
Cháu kể các cụ nghe câu chuyện hồi loe ngoe nghe các cụ cưỡi mây chém gió:
Một ông vua nọ đi vi hành. Ra ngoài cổng thành, thấy người thợ giày liền ngồi chơi. Chuyện trò thân mật, vua hỏi:
- Ông khâu giày thế này, mỗi ngày được bao nhiêu? Có đủ nuôi vợ con không?
- Nhờ giời, mỗi ngày được 5 đồng, chẳng nhiều nhặn gì, nhưng cũng đủ qua ngày!
- Sao lại nhờ giời mà không phải là nhờ vua? Vua không cho khâu nữa thì lấy gì nuôi vợ con?
- Giời cho khỏe mạnh bình thường thì làm gì đó, kiểu gì chả sống được!
Vua về, ấm ức lắm, bèn sai người ban lệnh ngay trong đêm, cấm mọi người đóng giày trong khắp vương quốc mình. Hôm sau lại đi vi hành, ra cổng thành không thấy người thợ giày đâu, hỏi thăm mới biết ra giếng nước gần đó mà tìm. Ra đến nơi, vua thấy người thợ giày đang múc nước đổ vào thùng cho những người phụ nữ. Đợi đến lúc vắng người, vua hỏi:
- Không khâu giày nữa, múc nước thế này lấy gì nuôi vợ con?
- Nhờ giời cho sức khỏe tốt, ra đây múc nước cho mọi người. Người 5 xu, kẻ 1 hào, mỗi ngày cũng kiếm được 3 đồng. Chẳng nhiều nhặn gì nhưng cũng tàm tạm đủ qua ngày.
Vua lại về, ấm ức lắm bèn ra lệnh bắt đích danh người thợ giày ra gác cổng thành, tiền công mỗi ngày trả 1 đồng. Chiều hôm sau lại vi hành ra cổng thành, thấy người thợ giày đang đứng gác rất nghiêm túc nhưng mặt mũi có vẻ lo âu. Đợi đến lúc đổi ca liền theo người thợ giày về nhà. Về đến nhà, thấy vợ con người thợ giày vẫn sửa soạn ăn tối bình thường bèn nổi cơn thịnh nộ, thể hiện thân phận:
- Tên thợ giày kia, đi gác cổng thành cả ngày, công có 1 đồng mà vẫn ăn uống như thế này. Không ăn cắp thì ăn cướp, không buôn lậu thì móc túi! Mau mau khai ra thì ta khoan hồng, bằng không ta tru di cả nhà!
Người thợ giày sụp lạy, nức nở, rút thanh đao được phát để trông cổng thành vẫn đeo bên mình ra. Hóa ra thanh đao chỉ còn lại chuôi. Lưỡi đao đã bị tháo ra bán lấy tiền mua gạo rồi.