Bánh trước chủ động, xưa và nay

Biển số
OF-47
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
854
Động cơ
588,473 Mã lực
@royalgia
Trường hợp 2 trục nối vói nhau bằng 1 khớp chữ thập - tốc độ quay của trục chủ động và bị động khác nhau bác ạ
Còn ví dụ thứ 2 là cácđăng kép - Trục trung gian với 2 khớp chữ thập - Trục chủ động và bị dộng sẽ đồng tốc khi chúng song song vói nhau
 

havt77

Xe đạp
Biển số
OF-68
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
15
Động cơ
582,750 Mã lực
Bánh trước chủ động lắm ưu điểm thế , tại sao BMW , Volvo , ngòai ra còn các lọai Van , mini Bus ... cũng đều xài truyền động cầu sau ..mà những xe này đâu phải là thứ không tên không tuổi !!! ?thế là thế nào hả bác Râu Bạc ? Tôi nghĩ mãi!
Tôi còn nghe nói : Xe dẫn động cầu sau có thể thực hiện vào cua gấp hơn ( Quay vòng với bán kính nhỏ hơn ) , chẳng hay đúng sai thế nào , mong bác chỉ giáo ! Cảm ơn bác nhiều .
Thiển nghĩ : trong kỹ thuật , việc mô tả vấn đề đầy đủ cả hai mặt là rất quan trọng , tránh việc trích dẫn cục bộ theo hướng chủ quan, ví như mô tả con voi lúc thì giống cái quạt , lúc lại giống cái cột nhà ! Bởi vì thực tế : Xe Dẫn cầu trước hay Dẫn cầu sau đều có ưu nhược riêng , tôi nghĩ vậy .
 
Chỉnh sửa cuối:

volang

Xe đạp
Biển số
OF-575
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
49
Động cơ
579,280 Mã lực
Tuổi
44
theo em xe dẫn động cầu trước được cái ít tốn xăng hơn cầu sau,
lý do là xe cầu sau thì lực đẩy không phải lúc nào cũng cùng hướng với chuyển động của xe nên sẽ hao phí một số công, còn xe cầu trước gần như lực dẫn động luôn trùng với hướng chuyển động nên hiệu suất cao hơn,
tất nhiên xe nào chỉ có đi thẳng thì trước hay sau cũng như nhau =)
 

volang

Xe đạp
Biển số
OF-575
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
49
Động cơ
579,280 Mã lực
Tuổi
44
havt77 nói:
Bánh trước chủ động lắm ưu điểm thế , tại sao BMW , Volvo , ngòai ra còn các lọai Van , mini Bus ... cũng đều xài truyền động cầu sau ..mà những xe này đâu phải là thứ không tên không tuổi !!! ?thế là thế nào hả bác Râu Bạc ? Tôi nghĩ mãi!
Tôi còn nghe nói : Xe dẫn động cầu sau có thể thực hiện vào cua gấp hơn ( Quay vòng với bán kính nhỏ hơn ) , chẳng hay đúng sai thế nào , mong bác chỉ giáo ! Cảm ơn bác nhiều .
Thiển nghĩ : trong kỹ thuật , việc mô tả vấn đề đầy đủ cả hai mặt là rất quan trọng , tránh việc trích dẫn cục bộ theo hướng chủ quan, ví như mô tả con voi lúc thì giống cái quạt , lúc lại giống cái cột nhà ! Bởi vì thực tế : Xe Dẫn cầu trước hay Dẫn cầu sau đều có ưu nhược riêng , tôi nghĩ vậy .
bán kính quay vòng phụ thuộc vào cấu tạo và kích thứơc xe, nhưng bác nói đúng với xe cầu sau thì vào cua ở tốc độ cao tốt hơn vì khi đó đuôi xe có xu hướng văng ra nếu bánh sau dẫn động thì sẽ hạn chế được điều này, mới đây em có xem tụi BMW quảng cáo thê này: một chiếc 3i đang chạy nhanh lái xe bất ngờ đánh tay lái để tránh một con rùa bò giữa đường, cả bánh trước và bánh sau đều có tránh cách con rùa khoảng 10cm, nếu trong trường hợp xe cầu trước (và không phải BMW) thì bánh sau chắc sẽ bị lắc ra xa nửa mét, nghĩa là xe cầu sau ít bị giật lắc hơn, bám đường hơn, an toàn hơn v,v,,,
 

royalgia

Xe đạp
Biển số
OF-568
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
24
Động cơ
579,040 Mã lực
Nơi ở
Giang hồ bốn bể là nhà, hỏi chi?
To Camel: Vậy Bác phân tích cụ thể khác nhau ở đây là như thế nào hộ tôi cái. Bác nói khác nhau chung chung như thế thì mỗi người hiểu theo 1 ý. Có người sẽ hiểu sau cùng khoảng thời gian t, trục chủ động quay n1 vòng chẵn, trục bị động quay n2 vòng chẵn. Như vậy có được không?
 
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Lâu lắm rồi mới đọc lại bài này

Em thấy giải thích về "Các đăng khác tốc" của bác royalgia hay lắm , rất rễ hiểu .

Thanks Bác !
 

gmail

Xe đạp
Biển số
OF-191
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
22
Động cơ
581,120 Mã lực
Bánh trước chủ động lắm ưu điểm thế , tại sao BMW , Volvo , ngòai ra còn các lọai Van , mini Bus ... cũng đều xài truyền động cầu sau ..mà những xe này đâu phải là thứ không tên không tuổi !!! ?thế là thế nào hả bác Râu Bạc ? Tôi nghĩ mãi!

Tôi còn nghe nói : Xe dẫn động cầu sau có thể thực hiện vào cua gấp hơn ( Quay vòng với bán kính nhỏ hơn ) , chẳng hay đúng sai thế nào , mong bác chỉ giáo ! Cảm ơn bác nhiều .

Thiển nghĩ : trong kỹ thuật , việc mô tả vấn đề đầy đủ cả hai mặt là rất quan trọng , tránh việc trích dẫn cục bộ theo hướng chủ quan, ví như mô tả con voi lúc thì giống cái quạt , lúc lại giống cái cột nhà ! Bởi vì thực tế : Xe Dẫn cầu trước hay Dẫn cầu sau đều có ưu nhược riêng , tôi nghĩ vậy .
Bác noí rất đúng, cả 2 cấu hình đều có ưu nhược điểm riêng.

Bài của OTXM không đầy đủ và hơi phiến diện

Ưu của FWD sẽ là nhược của RWD:

Ưu FWD:
- Độ bám đường tốt khi đi trên đường trơn trượt vì trọng lương xe dồn lên bán dẫn động (máy xe, hệ thống số vv)
- Đơn giản trong chế tạo
- Ít chiếm diện tích ở khoang xe vì không có trục dẫn động cho cầu sạu

Nhược FWD:
- tâm quay của xe ở phía trước xe (vì trọng lượng dồn lên đầu xe) nên dễ gây cảm giác say xe cho người sử dụng
- Đặc tính understeer: làm việc vào cua gấp rất khó


Ngược lại sẽ là ưu và nhược cho RWD:
-thêm một điểm là RWD cho phép tăng tốc tốt hơn khi tăng tốc đột ngột thì trọng lượng xe dồn về phía sau xe -> bánh dẫn động -> bám đường tốt hơn
 

saigonvw

Xe tăng
Biển số
OF-442
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
1,210
Động cơ
591,657 Mã lực
gmail nói:
Bác noí rất đúng, cả 2 cấu hình đều có ưu nhược điểm riêng.

Bài của OTXM không đầy đủ và hơi phiến diện

Ưu của FWD sẽ là nhược của RWD:

Ưu FWD:
- Độ bám đường tốt khi đi trên đường trơn trượt vì trọng lương xe dồn lên bán dẫn động (máy xe, hệ thống số vv)
- Đơn giản trong chế tạo
- Ít chiếm diện tích ở khoang xe vì không có trục dẫn động cho cầu sạu

Nhược FWD:
- tâm quay của xe ở phía trước xe (vì trọng lượng dồn lên đầu xe) nên dễ gây cảm giác say xe cho người sử dụng
- Đặc tính understeer: làm việc vào cua gấp rất khó


Ngược lại sẽ là ưu và nhược cho RWD:
-thêm một điểm là RWD cho phép tăng tốc tốt hơn khi tăng tốc đột ngột thì trọng lượng xe dồn về phía sau xe -> bánh dẫn động -> bám đường tốt hơn
Bác nghĩ thế nào về hệ dẫn động cuả xe vw con bọ
Xe con bọ có kiểu dẫn động cầu sau ( RWD) dùng cardan đồng tốc ( Bạc đạn nhào )
nhưng nó vẫn có những ưu điểm của xe dẫn động cầu trước ( FWD )
+ Đơn giản trong chế tạo ( Từ hộp số có hai cardan ra hai bánh sau luôn )
+ít chiếm diện tích khoang xe vì cả máy và hộp số để ở phía sau xe
+Độ bám đường tốt khi đi trên đường trơn, trượt vì trọng lượng xe dồn lên bánh dẫn động (? )
+ Thêm nữa là hơi nóng của máy không tạt vào khoang xe vì máy nằm phiá sau khoang xe
 
Chỉnh sửa cuối:

lamchieu

Xe hơi
Biển số
OF-638
Ngày cấp bằng
5/7/06
Số km
193
Động cơ
580,230 Mã lực
Website
www.taybacgroup.com.vn
Theo lamchieu thì chiếc con bọ của bác vào đường trơn trợt không tốt bằng chiếc FWD, có thể bác sẽ gặp trường hợp tay lái một đường xe đi một nẻo.
 

mr_bean

Xe tải
Biển số
OF-4148
Ngày cấp bằng
6/4/07
Số km
467
Động cơ
554,959 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bộ vi sai

Đọc bài của các bác e đã hiểu một phần về khớp đồng tốc và ko đồng tốc. Còn vấn đề nữa là bác nào biết thì giải thích nguyên lý và cấu tạo của bộ vi sai trong oto cho e nhé. Cám ơn các bác nhiều!
 

Ruabo

Xe buýt
Biển số
OF-3150
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
926
Động cơ
558,375 Mã lực
Nơi ở
Thái Hà Nội
ưu điểm của xe dẫn động cầu trwowcs là lùi khoẻ hơn. Các bác đừng cười em, em đã gặp trường hợp này rồi. Trước đây đi xe cầu sau lù, lấy đà mãi mới vào được gara,nền nhà hơi trơn, nhiều khi bánh sau quay tít, nhìn rất sợ. Bây giờ đi xe cầu trước em chỉ ga nhẹ là vào ngon.
 

tudaubac

Xe máy
Biển số
OF-5924
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
54
Động cơ
544,040 Mã lực
cầu xe

tui đang cần biết về nguyên lý hoạt động của cầu xe, đã nhìn thấy các nhông hành tinh, vẫn không hiểu nó hoạt động như thế nào, có bác nào giải thích bằng hình ảnh, giúp tui với, cám ơn nhiều
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
tui đang cần biết về nguyên lý hoạt động của cầu xe, đã nhìn thấy các nhông hành tinh, vẫn không hiểu nó hoạt động như thế nào, có bác nào giải thích bằng hình ảnh, giúp tui với, cám ơn nhiều
Mời bác sang bình lọan bên box offroad/visai , ném gạch ném đá thoải mái :D
 

Benlar

Xe hơi
Biển số
OF-5960
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
151
Động cơ
544,910 Mã lực
ưu điểm của xe dẫn động cầu trwowcs là lùi khoẻ hơn. Các bác đừng cười em, em đã gặp trường hợp này rồi. Trước đây đi xe cầu sau lù, lấy đà mãi mới vào được gara,nền nhà hơi trơn, nhiều khi bánh sau quay tít, nhìn rất sợ. Bây giờ đi xe cầu trước em chỉ ga nhẹ là vào ngon.
Theo em nghĩ người ta làm thêm cầu trước để tăng sức kéo khi xe leo dốc, địa hình phức tạp,... cơ mà. Tuy nhiên, đúng như bác nói, nếu vừa là bánh dẫn hướng vừa là bánh dẫn động thì sẽ có nguy cơ trượt (lực đẩy > lực ma sát) hơn nếu chỉ là bánh dẫn hướng...
Bao giờ có xe em sẽ thử.... Hì hì
 

Hieuqua.com

Xe hơi
Biển số
OF-4798
Ngày cấp bằng
16/5/07
Số km
142
Động cơ
548,220 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Trần Duy Hưng, Hà Nội
ưu điểm của xe dẫn động cầu trwowcs là lùi khoẻ hơn. Các bác đừng cười em, em đã gặp trường hợp này rồi. Trước đây đi xe cầu sau lù, lấy đà mãi mới vào được gara,nền nhà hơi trơn, nhiều khi bánh sau quay tít, nhìn rất sợ. Bây giờ đi xe cầu trước em chỉ ga nhẹ là vào ngon.
Hì bác sai rồi:

Khi bác lùi lên nhà, bánh ze sau nó lên dốc trước, khi này bánh trước nó ở dưới, bánh sau nó ở dốc nghiêng nên nó ít ma sát hơn, mà lại trơn nữa, còn bách trước nó ở dưới chỗ không dốc, lại không trơn nó có ma sát nhiều hợn Cho nên trường hợp này cầu trước lên dễ hơn, nếu bác quay đầu lại thì cầu sau lên dễ hợn

vậy thôi
 

Criket162

Xe tải
Biển số
OF-6629
Ngày cấp bằng
2/7/07
Số km
224
Động cơ
544,340 Mã lực
Pác raubac cho E mạn phép diễn giải hình của Pác nhé:
Đó là cơ cấu vi sai cam ma sát cao. E mô tả qua về cơ cấu vi sai dùng trong ô tô trước nhé:
Khi qua đoạn đường vòng, bánh xe phía ngoài chạy được một đoạn đường dài hơn bánh xe phía trong. Bánh xe dẫn động phía trong quay chậm hơn, gây nên hiện tượng quay trượt làm cho lốp bị mài mòn nhiều hơn, tăng tiêu hao công suất của ô tô, xe quay vòng khó khắn hơn. Để ngừa hiện tượng quay trượt người ta lắp bộ vi sai cùng với bộ truyền động chính (lưu ý: cơ cấu truyền động, dẫn động vi sai ra đời trước ô tô rất lâu), còn việc truyền dẫn mômen xoắn (động lực) tới các bánh xe thì do các nửa trục thực hiện. Như vậy, các bánh dẫn động phải trái có thể quay với số vòng quay khac nhau tại cùng một thời điểm. Trên các loại xe hiện nay thường sử dụng loại vi sai cam bánh răng côn hoặc bộ vi sai cam ma sat cao.
Bộ vi sai bánh răng côn là một cơ cấu hành tinh. Bánh bị dẫn của bộ truyển động chính nối cứng với hộp vi sai có hai nặp Trong hộp, các bánh răng vệ tinh quay tự do trên chạc chữ thập; các bán răng này ăn khớp với các bánh răng của nửa trục xe trái và phải.
Khi quay các bánh răng của bộ truyền động chính sẽ kéo hộp vi sai quay theo, tức là cả trạc chữ thập và các bánh răng vệ tinh cùng quay.
Khi xe chạy trên đường bằng phẳng (hoặc đường thẳng), cả hai bánh xe gặp một lực cản như nhau, do đó lực tác động lên hai bánh răng nửa trục bằng nhau - trạng thái cân bằng. Khi ở trạng thái cân bằng, các bánh răng vệ tinh không quay quanh trục của nó. Như vậy, tất cả các chi tiết của bộ vi sai quay như một khối liền và tốc độ quay của hai bánh răng nửa trục (và cũng là tốc độ của các nửa trục và các bánh xe dẫn động) sẽ bằng nhau.
Khi xe chạy trên đường mấp mô hoặc đường vòng, bánh xe phía trong gặp sức cản lớn hơn bánh xe phía ngoài và lực tác động vào nửa trục nối với bánh xe phí trong xẽ lớn hơn. Do đó, sự cân bằng của các bánh răng vệ tinh của bộ vi sai bị phá vỡ và chúng bắt đầu chuyển động lật theo bánh răng nu713c trục liện hệ với banh xe phía trong; bánh răng này quay trên trục của bản thân nó và làm quay bánh răng của nửa trục thư hai với tốc độ nhanh hơn. Kết quả là tốc độ quay của bánh xe phía ngoài tăng lên; ô tô vào đường vòng không bị khộnng bị trượt dịch(lết đi) và không bị quay trượt.
Bộ vi sai bao giờ cũng phân phối đều mô men xoắn (mà nó tiếp nhận được) cho hai bánh xe dẫn động cùng một trục. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặc điểm này của bộ vi sai trở thàn bất lợi, khi ô tô phải vượt qua những đoạn đường khó. Nếu một bánh xe dẫn động đi vào đoạn đường này có hệ số bám dính nhỏ thì bánh xe kia không thể truyền mô men xoắn lớn hơn hay nhỏ hơn một cách đáng kể.
Khi mô men xoắn từ động cơ truyền đến tăng lên thì bánh xe dẫn động ở chỗ đường trơn bắt đầu quay trượt, còn bánh bên kia dường như không truyển động, kết quả vẹo đít hoặc xa lầy. Để khắc phục nhược điểm này hiện nay xe có hệ số cơ động cao thường được lắp loại vi sai cam có hệ số ma sát cao.
Bộ vi sai cam bao gồm các vòng cách nối cứng với bánh răng bị dẫn của truyền động chính. Trong lỗ của vòng cách có lắp lỏng các con trượt xếp thành hai hàng như kiểu quân cờ. Đầu các con trượt tì vào vòng trong và vòng ngoài. Bề mặt của các vòng này tiếp xúc với các con trượt có các vấu cam.Bên ngoại bộ vi sai có hai nắp trái và phải. Các nửa trục đi qua lỗ giữa hai nắp này, một nửa trục nối liền bằng then với vòng trong, còn nửa kia nối liền với vòng ngoài.
(Tưởng tượng như một thằng nối với lõi, còn thằng kia nối với vỏ. Giữa lõi và vỏ là các con trượt tì vào)
Khi bánh răng bị dẫn của truyền động chính quay cùng với vòng cách, các con trượt tác động một lực đồng đều lên các cam của cả hai vòng và lôi cuốn chúng quay theo cùng tốc độ.
Nếu một bánh xe gặp sức cản lớn hơn thì vòng nối liền với nó quay chậm hơn vòng cách; các con trượt tác động một lực lơn hơn lên vòng kia, thúc đẩy nó quay với tốc độ nhanh hơn.
Tuy nhiên, ma sát tăng lên giữa các con trượt và các vòng cách đòi hỏi một lực đáng kể để thay đổi tốc độ vòng này so với vòng kia; việc đó chỉ xảy ra (theo thiết kế của nhà SX) khi sự chênh lệch sức cản giữa hai bánh xe phải và trái đủ lớn. Điều đó bảo đảm truyền dẫn đầy đủ mô men xoắn tới hai bánh và loại trừ khả năng một bánh đứng im khi bánh kia quay trươt.
(Pác nào cần E gửi hình vẽ mô phỏng sau nhé.)
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,765
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
hihi theo ngu ý của em hãng xe muốn quảng cáo hệ thống ổn định điện tử và phanh ABS thôi mà:D :D :D :D . Hãng Mer ở Vn cũng đã thử hệ thống kiểu này trên đường trơn trượt năm ngoái.

bán kính quay vòng phụ thuộc vào cấu tạo và kích thứơc xe, nhưng bác nói đúng với xe cầu sau thì vào cua ở tốc độ cao tốt hơn vì khi đó đuôi xe có xu hướng văng ra nếu bánh sau dẫn động thì sẽ hạn chế được điều này, mới đây em có xem tụi BMW quảng cáo thê này: một chiếc 3i đang chạy nhanh lái xe bất ngờ đánh tay lái để tránh một con rùa bò giữa đường, cả bánh trước và bánh sau đều có tránh cách con rùa khoảng 10cm, nếu trong trường hợp xe cầu trước (và không phải BMW) thì bánh sau chắc sẽ bị lắc ra xa nửa mét, nghĩa là xe cầu sau ít bị giật lắc hơn, bám đường hơn, an toàn hơn v,v,,,
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,765
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
đúng rồi. Em hiểu đơn giản thế này : khi xe lên dốc, ma sát bánh trước giảm, bánh sau tăng va ngược lại khi xuống dốc bánh trước tăng, bánh sau giảm. Loại xe 2 cầu hiện đại chủ động toàn thời gian có thể tự phân phối lực giữa 2 cầu một cách tự động, đảm bảo hiệu xuất cao nhất.

Hì bác sai rồi:

Khi bác lùi lên nhà, bánh ze sau nó lên dốc trước, khi này bánh trước nó ở dưới, bánh sau nó ở dốc nghiêng nên nó ít ma sát hơn, mà lại trơn nữa, còn bách trước nó ở dưới chỗ không dốc, lại không trơn nó có ma sát nhiều hợn Cho nên trường hợp này cầu trước lên dễ hơn, nếu bác quay đầu lại thì cầu sau lên dễ hợn

vậy thôi
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
@ bác Leica
Xe cộ bây giờ chả biết đâu mà lần , chuyện văng đầu văng đuôi có bộ kiểm soát chống trượt hỗ trợ rồi , chuyện cua gấp tránh rùa kia chưa làm E ghê bằng xem quảng cáo chiếc SU đánh lái tránh 1 đống táo đổ xuống đường , cả bánh trước lẫn sau đều xoay , trông cái xe lắc như làm xiếc đến là kinh . Do vậy ưu và nhược của cầu trước và sau đã được các hệ thống khác khắc phục không như ngày trước nữa.
 

vauhoi

Xe container
Biển số
OF-14722
Ngày cấp bằng
12/4/08
Số km
9,454
Động cơ
611,496 Mã lực
Hì, thế là em hiểu thêm một chút về dẫn động rồi, Thanks các pác.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top