Cụ mua thử bánh hand made của mấy cháu bán online kêu là giảm ngọt về thử mà xem.
Với thời tiết này để ban thờ thắp hương mà ví dụ nhà tầng, phòng thờ ở tầng 4 chẳng hạn. Đảm bảo trưa hôm sau cắt ra bánh có mùi chua.
Em bị dính 1 quả mua ủng hộ đứa bạn post bài hộ cháu nó, làm 2 hộp đưa 2 bên nội ngoại hôm sau ăn thiu luôn.
Thế nên bánh trung thu, với nhân truyền thống là sen nhuyễn, đậu xanh hoặc thập cẩm phải ngọt nó mới để đc 7-10 ngày. Nếu không phải cho chất bảo quản sorbate lúc sên nhân thì làm nhạt mới để lâu đc.
Khi ăn thì uống với trà gì cũng đc, từ trà mạn đến lipton dimah hay twinning, uống nóng đá đều đc.
Kể cả món chè bây giờ cũng thế, đội bán hàng cứ chiều khách nấu nhạt vì quan niệm ăn ngọt tiểu đường nên bây giờ chè ko còn ra chè. Trong khi tiểu đường do nhiều nguyên nhân khác chứ các cụ ngày xưa ăn ngọt có ai tiểu đường đâu.
Em rất thích ăn chè truyền thống đỗ đen, xanh, sen nhưng giờ chỉ còn ăn đc nhà bà Thìn vì ngọt như ngày xưa.
Ăn lung tung mấy hàng là nhạt như nước ốc, chè vốn dĩ ăn với đá đập vụn, giờ nó nấu nhạt khi cho đá vào ăn nhạt thếch luôn.
Bánh trôi tàu cũng thế, nấu nhạt ăn xong còn bị chua mồm.
Ngày xưa kết bánh nhà ông Bằng nhưng giờ đứa con trai bán cũng nấu nhạt, em ăn lại 1 lần thấy nước bánh trôi nhạt như chạy qua hàng đường nên xong cũng bái bai.
Chè bà Thơm Quán Thánh hay chè 16 Ngô Thì Nhậm cũng thế, mình ăn từ thời bé tí ti nhưng giờ đưa con bán cũng nấu nhạt, cả chè lẫn bánh trôi, cũng bye bye nốt.
Món chè kho ngày Tết, cốm xào cũng vậy. Giờ ít chỗ hợp mồm vì nhạt quá.
Mình em ngồi chơi chơi cũng đả hết đc đĩa chè kho hoặc cốm xào.