Câu hỏi ai là nhà văn, ai không phải, thì (theo tôi) phải căn cứ dựa trên các tác phẩm đã công bố, cũng như sự thừa nhận của một nhóm người đọc đáng kể (đã đọc những tác phẩm đó).
Văn của bà PTH thì đa số độc giả VN không thích đọc, ghét đọc, thậm chí bị chửi rủa, chỉ có một nhóm rất nhỏ thưởng thức được. (Cũng khó biết bao nhiêu đã đọc PTH khi mà sách bà ấy bị cấm xuất bản ở VN.) Tuy nhiên, bản dịch các chuyện của PTH ra tiếng nước ngoài lại được đánh giá tốt. Tức là nó có hấp dẫn cho một nhóm người đọc châu Âu (thích văn hóa thế giới) có trình độ cao.
Bà Hoài người Hải Dương, đã học đại học ở đại học Humboldt (CHDC Đức cũ) 1977-1983. Được cử đi du học Đức thời đó đủ chứng tỏ bà ấy cũng ở mức học sinh giỏi 5%, chứ không phải loại lẹt đẹt, hay loại du côn, giang hồ mạng, lừa đảo chiếm đoạt, .. như bây giờ.
PTH cũng đã về VN làm việc sau khi học ở Đức, làm chuyên viên như thế hệ thời đó; đã sáng tác ở VN suốt từ 1983-1999. Sau khi các tác phẩm chính bị cấm in ở VN, thì đến năm 2000 bà này mới chuyển sang Đức định cư. Talawas mà bà Hoài lập ra ở Đức có ảnh hưởng văn hóa đến cộng đồng VN khắp EU.
PTH cũng không phải là đối lập 9 chị, và chưa từng bị kết án; viết lách có nhiều điểm giống những nhà văn gốc văn hóa hồi giáo, chuyển phỏm, phân tích, phê phán, bông đùa và diễu cợt văn hóa hồi giáo. Người hồi giáo tức điên, muốn treo cổ, ném đá, nhưng người ngoài nhìn vào (không phải hồi giáo), thì lại thấy hài hước.
Bà PTH có các tác phẩm sau đây đã được in: (
Xem nguồn)
1.
Thiên sứ (1988) đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ chính của thế giới. Có bản tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, TBN, Finland
The Crystal Messenger, etc.
Năm 1993, bản dịch
Thiên sứ bằng tiếng Đức ( Die Kristallbotin) đã đoạt giải "Tiểu thuyết nước ngoài hay nhất" của tổ chức
Frankfurter LiBeraturpreis trao tặng hàng năm cho tiểu thuyết xuất bản tại Đức. Trước đây cuốn này có bán trên AMAZON
https://www.amazon.com/Crystal-Messenger-Pham-Thi-Hoai/dp/1875657711
2. Mê Lộ (1989)
3. Man Nương (1995).
4. Marie Sến (1996).
Ngoài ra, nhờ giỏi tiếng Đức, PTH đã dịch được rất nhiều tác phẩm văn học Đức sang tiếng Việt. Ai đã từng dịch tiểu thuyết đều hiểu là dịch hay, không hề đơn giản tý nào.
Bối cảnh sáng tác của PTH được thúc đẩy nhờ thời kỳ "đổi mới", "trăm hoa đua nở" 1986-1989, các nhà văn sáng tác tương đối được cởi trói.
"PTH là một nhà văn có con mắt u ám trong việc mổ xẻ chi tiết, chua cay và hài hước, ..." - theo dịch giả (70 tuổi) khá nổi tiếng Tôn Thất Quỳnh Du sống ở Úc. Chính dịch giả này dịch sách PTH sang tiếng Anh.
PTH nếu không phải nhà văn, thì chắc chỉ có vài người là nhà văn. Bà này là sản phẩm của tư duy phân tích Đức kết hợp với bản sắc rất riêng của PTH. Dù viết tiếng Việt, nhưng lại dành cho độc giả quốc tế đọc (sau khi dịch), giống như các nhà văn hồi giáo dám diễu cợt văn hóa hồi giáo.
Người Việt cực đoan muốn đốt sách của bà ấy, nhét giẻ vào miệng, cũng tương tự như người hồi giáo cực đoan muốn treo cổ, ném đá các nhà văn hồi giáo chuyển phỏm
Thế giới là như thế, ghét hay yêu thì thế giới vẫn như vậy.