Nói về bánh chưng, bánh dày thì thú thực em không phải người thích ăn. Nhưng nghe cái văn của chị ấy chê từ Lang Liêu tới bánh chưng, phở, chê cái khẩu vị dễ dãi của người Việt, nghe nó bực. Trước đây khi kinh tế khó khăn, cả năm mới đến tết được ăn miếng thịt đông, miếng bánh chưng thơm phức, khi nào ốm may ra được bát phở thơm ngào ngạt, béo ngậy, có mệt lắm cũng phải cố làm miếng chứ không biết bao giờ mới được ăn.
Giờ kinh tế khá lên, đã qua rồi cái giai đoạn ăn no, giờ chuyển sang ăn ngon, ăn theo nghĩa thưởng thức là chính. Rồi những món ăn mới du nhập vào, mà cái gì lạ miệng thì chả ngon.
Đến bánh Chưng cũng phải thay đổi, gói mỏng hơn, nếp ngon hơn, thịt lựa ngon hơn, đỗ sạch, thơm hơn. Đến màu sắc cũng phải giã lá vo gạo cho xanh nhìn miếng bánh đẹp hơn, như vậy mới thu hút được người ăn, chứ ngày tết đồ ăn nhiều, nhìn miếng bánh vừa dạy, vừa to, vừa mỡ, lại trắng màu gạo thì ai muốn ăn đâu.
Rồi sau này để lại trong tiềm thức của chúng ta là cái hương vị, cái không khí của ngày tết mỗi khi mua bó lá rong, vo gạo, trải chiếu để gói, tất bật chất củi rồi canh nước suốt 10 tiếng đồng hồ trong cái không khí se lạnh và khoảng thời gian nghỉ ngơi sau cả năm nặng nhọc.
Tết đến em chỉ mong về kịp để chuẩn bị cho ông gói bánh, và con vịt ngồi xem ông gói. Cuối cùng bao giờ cũng được ông gói cho 3-4 cái bánh chưng nhỏ, buộc thành chùm rồi sẽ lấy ra đầu tiên. Con vịt thích lắm. Em tin những cụ đã từng được bố, hay ông nội từng gói cho những chiếc bánh chưng nhỏ này đều có cảm giác vui thích như vậy. Và con vịt nhà em nó lại rất thích ăn bánh chưng, từ bánh chưng chấm đường, đến bánh chưng rán. 6 tuổi mà nó ăn hết 3 miếng bánh to, hoặc chén gọn một cái bánh nhỏ, trong khi em cả tết chắc ăn được 1-2 miếng.
Em không hiểu chị ấy ghét các món ăn truyền thống, ghét tục lệ đến thế nào mà lại chê trách nó đến mức như vậy.