Ái chà sn 96, nhiều bạn học hành tử tế ra trg lương cũng tầm 20tr là giỏi lắm rồi. Khá khen cho cụ chủ nếu thật sự như vậy và ko có ai giúp đỡ về tài chính
"Cháu" Jochi Daigaku này tầm công lực cao đấy cụ ạ!Cô bé này nói chuẩn ko cần chỉnh, mà chỉnh tí nữa là hết chuẩn ngay.
Em cũng vậy, nói chung F1 cứ xong đại học cái đã rồi muốn làm gì thì làm.100 người bỏ học như cụ, thì chỉ có khoảng 5-10 người may ra thành công như cụ.
Không thể lấy trường hợp cá biệt để làm chuẩn mực được.
Em vẫn bắt con em học đến khi xong ĐH, trừ khi nó dốt quá học không nổi.
Vì em quan niệm, 1 ông nông dân được học ĐH, vẫn hơn 1 ông nông dân cấp 3
Em rất tò mò mẹ của cháu ấy là người thế nào và đã dùng phương pháp nào dạy con. Với những trải nghiệm của em, con cái có thành công và hạnh phúc hay không- 80% do cách đối xử và định hướng của bố mẹ. Con có giỏi mà bố mẹ không đủ tầm định hướng thì rất khó bật lên - chủ yếu làng nhàng."Cháu" Jochi Daigaku này tầm công lực cao đấy cụ ạ!
Xem thớt CCCĐ của "cháu" ấy cũng thấy được sự trải nghiệm.
(Em được ngồi Cafe Tire Fun cùng mẹ của "cháu" ấy - cũng ngang trà tuổi em - là một người giỏi của thế hệ sinh ra trong thời bao cấp)
Cháu ơi cho chú hỏi tư cách lưu trú của cháu ở Nhật là gì mà có thể làm 2 việc 1 lúc?Hồi ở Việt Nam, cháu đi làm gia sư kiếm vài chục nghìn/giờ, bở hơi tai. Sang Nhật học kỳ đầu tiên, chạy bàn quán ăn, sang học kỳ thứ hai mới kiếm được chân gia sư tiếng Anh gia đình. Sang năm thứ hai, thi vật vã mới đỗ cái chứng chỉ TEFL đi dạy được ở trung tâm. Năm thứ ba đi Canada, lại bắt đầu từ đầu (chạy bàn quán ăn), đi làm không lương cho startup lấy kinh nghiệm. Năm thứ tư quay lại Nhật mới tạm ổn (công việc dễ dàng hơn, các khoản đầu tư đã có kinh nghiệm nên sinh lãi rất nhanh và nhiều). Tốt nghiệp đại học, thi đỗ kiểm toán BIG4 thế giới (chi nhánh Việt Nam) nhưng không về được vì Covid. Phải ở lại Nhật cày hai công việc một lúc (lương cứng 800 triệu/năm sau thuế).
Bác thấy hành trình 04 năm vừa qua của cháu, từ THPT đến đại học, đã đủ mồ hôi và nước mắt, so với những người chưa học đại học ?
Cụ cũng là học ĐH nhưng cụ đã học và làm việc nhiều hơn rất nhiều các bạn học ĐH thông thường khác. Người ko học ĐH họ rẽ ngang và họ phải học cả đời, vừa học vừa làm, người làm chủ, người làm thuê ( cụ cũng đang đi làm thuê thôi), muôn hình muôn vẻ. Có thể đối với cụ như thế là vất vả, nhưng còn rất nhiều mảnh đời khác ở các ngành khác họ đổ cả máu (em đã từng chứng kiến ông anh chủ thi công nội thất bê vách kính cabin bồn tắm cùng anh em thợ, 4 người bị va nổ kính chảy máu đầu do miếng ốp inox bắn vào), còn những ngày tháng đêm hôm chạy thị trường đi tỉnh, quên ăn quên uống, lông mũi ko có thời gian mà cắt. Nên cụ ko nên so sánh đã đủ mồ hôi nước mắt chưa. So sánh nó cũng khập khiễng. Tất nhiên, có làm thì mới có ăn.Hồi ở Việt Nam, cháu đi làm gia sư kiếm vài chục nghìn/giờ, bở hơi tai. Sang Nhật học kỳ đầu tiên, chạy bàn quán ăn, sang học kỳ thứ hai mới kiếm được chân gia sư tiếng Anh gia đình. Sang năm thứ hai, thi vật vã mới đỗ cái chứng chỉ TEFL đi dạy được ở trung tâm. Năm thứ ba đi Canada, lại bắt đầu từ đầu (chạy bàn quán ăn), đi làm không lương cho startup lấy kinh nghiệm. Năm thứ tư quay lại Nhật mới tạm ổn (công việc dễ dàng hơn, các khoản đầu tư đã có kinh nghiệm nên sinh lãi rất nhanh và nhiều). Tốt nghiệp đại học, thi đỗ kiểm toán BIG4 thế giới (chi nhánh Việt Nam) nhưng không về được vì Covid. Phải ở lại Nhật cày hai công việc một lúc (lương cứng 800 triệu/năm sau thuế).
Bác thấy hành trình 04 năm vừa qua của cháu, từ THPT đến đại học, đã đủ mồ hôi và nước mắt, so với những người chưa học đại học ?
Có vẻ giống nền kinh tế chia sẻ nhỉ.(1) CFD thật - phải trả tiền cho chủ nhà, trang bị lại cơ sở vật chất (phải chi ra trước một cục tiền). Số tiền một cục này có thể từ vốn tự có, hoặc huy động từ nhà đầu tư.
(2) CFD "ảo" - tiền thuê, tiền trang bị lại cơ sở vật chất, lấy từ chính chủ nhà (không phải chi ra trước một cục tiền). Số tiền cần bỏ ra chỉ là số tiền chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng trong hợp đồng (với chủ nhà) và lợi nhuận thực tế (với người đến thuê nhà). Số tiền chênh lệch (ít hơn nhiều so với số tiền một cục trả tiền thuê, trang bị lại cơ sở vật chất).
---------------
Tất nhiên muốn làm được (2) cần có kiến thức để thuyết phục chủ nhà cho thuê, và vận hành hệ thống.
" Lại một ông nhõi " ??? Nếu cụ nghĩ làm 5-10 năm mới kiếm được 70tr thì cụ sai rồi. Là năng lực của cụ nghĩ nó không tưởng thôi. Còn em vẫn thấy mình chậm hơn rất nhiều bạn trẻ hơn. Núi cao còn có núi cao hơn mình.Lại một ông nhõi môi giới BĐS, đang môi giới loại hình căn hộ cho thuê ở dự án nào?
Có mấy chục củ ( kể cả bán thêm mấy cái điện thoại nữa thì hơn trăm củ) làm vốn bắt đầu nghề mới mà sau chưa đầy năm thu nhập 70 củ/tháng thì 100% các cụ trên OF này chả làm được.
Trong mùa covit bất động sản cho thuê chết sặc tiết.
Đây là chính cái em định nói, 1 giá trị vô hình rất dễ bỏ qua trong câu chuyện “học đại học” này chính ở chỗ ấy! Khi đã đồng ý với nhau rằng bằng đại học ở thời đại này chỉ là xoá mù rồi thì không có bằng đại học là mù: ít nhất là trong việc nuôi dạy con cái. Cùng 1 điều kiện vật chất đứa trẻ có bố mẹ tri thức, mô phạm sẽ khác hẳn, chưa nói đến chuyện niềm tự hào của con trẻ.Em rất tò mò mẹ của cháu ấy là người thế nào và đã dùng phương pháp nào dạy con. Với những trải nghiệm của em, con cái có thành công và hạnh phúc hay không- 80% do cách đối xử và định hướng của bố mẹ. Con có giỏi mà bố mẹ không đủ tầm định hướng thì rất khó bật lên - chủ yếu làng nhàng.
Thực ra là một việc chính (full time) bắt đầu từ 20/08/2020, và một việc là cộng tác viên online (cháu đã làm từ đầu năm 2020).Cháu ơi cho chú hỏi tư cách lưu trú của cháu ở Nhật là gì mà có thể làm 2 việc 1 lúc?
Chắc cháu cũng hiểu nhưng chú cũng nhắc là tư cách lưu trú của phần lớn dân Việt mình không được làm công việc khác với quy định và không được làm 2 việc, nếu bị thuế để ý sẽ rất phiền phức khi gia hạn visa. Mà hình như cháu có ý định về Việt Nam luôn rồi thì cũng không cần quan tâm lắm.Thực ra là một việc chính (full time) bắt đầu từ 20/08/2020, và một việc là cộng tác viên online (cháu đã làm từ đầu năm 2020).
Nhưng hiện tại cháu đang gặp vấn đề là: không được làm thêm quá giờ (45 giờ/tháng), cho nên cháu đã phải nghỉ công việc online từ tháng 09/2020. Để bù đắp cho thu nhập bị hụt đi từ cộng tác viên online, cháu phải đẩy mạnh kế hoạch đầu tư tài chính thụ động ở Việt Nam, dưới tên bố mẹ cháu. Nghĩa là cháu đầu tư, sở hữu thực sự là cháu, nhưng đứng tên là bố mẹ cháu (cái này để tránh rắc rối về thuế với phía Nhật Bản).
Trời ơi, mọi người viết và đọc thế nào mà cứ như mẹ cháu là single mom vậy.Em rất tò mò mẹ của cháu ấy là người thế nào và đã dùng phương pháp nào dạy con. Với những trải nghiệm của em, con cái có thành công và hạnh phúc hay không- 80% do cách đối xử và định hướng của bố mẹ. Con có giỏi mà bố mẹ không đủ tầm định hướng thì rất khó bật lên - chủ yếu làng nhàng.
Theo mình, học gì kg quan trọng, làm gì mới quan trọng. Khó nhất biết năng lực bản thân, kể cả năng lực được nâng đỡEm thấy nhiều cụ có con 2k2er giai đoạn này chắc đang lo lắng nhiều lắm. Theo các cụ thì việc học ĐH có quan trọng không ? Em nghĩ là Có - Cũng có thể không. Em xin góp vui trà đá câu chuyện của em.
Bản thân em thì 96, từng thi 3 lần Đại học, không phải em học dốt, mà em theo đuổi ngồi trường điểm cao hơn sức mình.
2 năm đầu em học Quản trị kinh doanh - ĐH Công Đoàn -> Bỏ ngang -> Phụ huynh thất vọng, khóc nhiều.
Lại nộp đơn vào trường B sau khi không đỗ trường A để đi học tiếp.
2 năm tiếp đó là em học Ngôn Ngữ Anh - HV Khoa học Quân Sự -> lại bỏ.
Ra đời, không bằng, không kinh nghiệm, không tiền, không quan hệ, không nghề. Thứ em có là đam mê với những chiếc điện thoại. Em làm CTV bán hàng, bán từng chiếc một, cứ làm vì đam mê là không hề thấy mệt mỏi. Khách cũng đông dần.
Cũng chưa bao giờ nghĩ đây sẽ là cái nghề của đời mình.
Sau 1 năm tích cóp được 50tr tiền vốn. Cậu bạn lại rủ về ý tưởng " Đầu tư căn hộ dịch vụ cho thuê ".
Em bán tất những chiếc điện thoại của mình đi, gom góp tiền về. Tầm này năm ngoái là vào căn nhà đầu tiên. Túc tắc setup thêm căn 2/3/4/5/6. Giờ em có 30 phòng. Có thêm mảng chính lại có thêm thu nhập thụ động hàng tháng. Dẫu biết làm ăn có lúc nọ, lúc kia. Nhưng dù sao, đã chơi là phải biết chịu.
Đôi lúc lại ngồi cafe rồi ngẫm, hồi đó mình bỏ học không biết là đúng hay sai...
con đường học có thể đúng với A, nhưng liệu có đúng với B hay C không ?
Em bổ sung thêm chút: hiện tại thu nhập bình quân của em là 70tr /1 tháng. Con số này em chưa baoh nói với ai. Trẻ trâu sặc mùi hôi sữa thì cứ âm thầm mà làm. Trên Of k ai biết ai là ai thì em " nổ " các cụ chém cho xôm cùng thôi.
với em đây chưa phải là thành công. Vì các cụ làm doanh nghiệp hoặc những mảng hoạt động khác kiếm hơn số tiền này gấp bội.
nhận định của: Xác định KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI CÓ BẰNG ĐH. Nhưng tương lai em vẫn sẽ học thêm những kiến thức bên ngoài từ các khoá đào tạo, lấy chứng chỉ...
Em không bao giờ nói " Học hành là vô bổ "
Kiến thức mình chắc chắn phải học, nhưng học ở chỗ nào hợp lí với bản thân.
Đâu? Có ai nghĩ vậy đâu nhỉ? Vì bác trên kia viết là đã gặp mẹ cháu nên tôi hỏi về mẹ cháu thôi.Trời ơi, mọi người viết và đọc thế nào mà cứ như mẹ cháu là single mom vậy.
Cháu có bố mẹ đầy đủ mà, và cháu được dạy dỗ bởi cả hai bố mẹ.
Em đang ngồi hóng các cụ cao nhân có con cái học trường top và thành đạt vào chỉ giáo. Cao hơn nữa, dạy cho con cách cảm nhận cuộc sống và hạnh phúc. Nó là cả một quá trình.Đây là chính cái em định nói, 1 giá trị vô hình rất dễ bỏ qua trong câu chuyện “học đại học” này chính ở chỗ ấy! Khi đã đồng ý với nhau rằng bằng đại học ở thời đại này chỉ là xoá mù rồi thì không có bằng đại học là mù: ít nhất là trong việc nuôi dạy con cái. Cùng 1 điều kiện vật chất đứa trẻ có bố mẹ tri thức, mô phạm sẽ khác hẳn, chưa nói đến chuyện niềm tự hào của con trẻ.
Vâng ạ, cháu có việc full time là phải ngừng ngay công việc cộng tác viên online ạ.Chắc cháu cũng hiểu nhưng chú cũng nhắc là tư cách lưu trú của phần lớn dân Việt mình không được làm công việc khác với quy định và không được làm 2 việc, nếu bị thuế để ý sẽ rất phiền phức khi gia hạn visa. Mà hình như cháu có ý định về Việt Nam luôn rồi thì cũng không cần quan tâm lắm.