- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,650
- Động cơ
- 906,550 Mã lực
Chuyện ấy bình thường với rất nhiều nước, đặc biệt là mấy nước châu Phi.Cách đây tầm 20-21 năm, em đi công tác sang Miến Điện 3 lần, mỗi lần 2-3 tuần. Ở thời điểm đó, Miến Điện lạc hậu hơn VN nhiều, nhưng có một điểm đặc biệt em thấy là em có thể dùng tiếng Anh giao tiếp với mọi đối tượng em gặp bên đó mà không gặp khó khăn gì. Từ em phục vụ nhà hàng, người đi đường, hay công chức nhà nước. Cho dù tiếng Anh của họ không phải là hoàn hảo, nhưng có thể giao tiếp hiểu nhau được. Ở VN thời điểm đó, đi đường mà dùng tiếng Anh chắc phải hoa chân múa tay là chính, còn gặp công chức nhà nước thì phải có phiên dịch. Có lẽ do Miến Điện từng là thuộc địa của Mỹ, nên tiếng Anh bên họ phổ cập tốt hơn??. Đó là điểm khác biệt khá rõ so với VN thời điểm đó. Còn bây giờ thì em không rõ. Có lẽ vì vậy cũng dễ hiểu là giáo trình đào tạo của họ cũng được cập nhật nhanh hơn ta, do họ cứ tận dụng luôn giáo trình của các nước đã phát triển như Mỹ thôi.
Ngôn ngữ chính thống của họ (để giao dịch) là tiếng mấy nước châu Âu: Anh, Pháp hay Bồ Đào Nha.
Ở VN thời Pháp thuộc thì chỉ cấp I người ta dậy tiếng Pháp, còn từ cấp II trở lên là người ta dậy bằng tiếng Pháp. Nếu hồi đó bác gặp tụi trẻ đã học cấp I thì sẽ nói chuyện bằng tiếng Pháp được, nhưng gặp tụi trẻ học cấp II cũng sẽ phục lăn chúng, vì chúng nói trôi chảy...
Hồi tụi em học đại học, có mấy ông bác sỹ (các ông ấy tốt nghiệp y sau hòa bình khá lâu, nhưng lúc nhỏ học thời Pháp) nói chuyện tiếng Pháp với sinh viên châu Phi như họ, làm tụi châu Phi chê tụi em dốt so với các ông bác sỹ kia. Người ta coi việc chuyển từ giảng dậy bằng tiếng Pháp sang tiếng Việt sau hòa bình lập lại là 1 cuộc cách mạng, rất nhiều người đã đoán việc đó sẽ thất bại!
Chỉnh sửa cuối: