[Luật] Bằng B1 có được phép lái xe đăng ký tên công ty không ạ ??

tung4

Xe tải
Biển số
OF-459
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
309
Động cơ
582,619 Mã lực
Câu hỏi ở đây rất đơn giản:

Bằng B1 có lái xe tem xanh được không?

Câu trả lời là có, với điều kiện khi đó anh đang không KDVT.

Nếu bị chặn xe lại kiểm tra á, em thách kẹo chứng minh được là một người đang KDVT hay không đấy. Để xử phạt bất cứ một cái gì, cũng phải có bằng chứng hoặc lời nhận tội.

Các bác có vượt đèn đỏ, CSGT có đi theo bác để bắt lại cũng không bắt được, bằng chứng đâu, anh bảo tôi vượt đèn đỏ ở ngã tư A, đây là ngã tư B, đùa à? Cho nên bây giờ ở Hà Nội bắt vượt đèn đỏ thì vừa chặn xe xong bao giờ CSGT cũng phải chỉ vào cái đèn đang đỏ ở phía bên kia ngã tư.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Câu hỏi ở đây rất đơn giản:

Bằng B1 có lái xe tem xanh được không?

Câu trả lời là có, với điều kiện khi đó anh đang không KDVT.
Xe muốn dán tem xanh thì chủ sở hữu xe (Cty/cá nhân) phải có giấy phép KDVT.

Giấy phép LX chỉ quy định được phép hay không được phép lái xe KDVT chứ kg có khái niệm khi xe không chở thuê khách/hàng là không kinh doanh .

Vì vậy, xe nhà mình mà dán tem xanh thì lái 1 mình vẫn bị thịt như thường .

Cãi là thêm cái "lỗi" chống người thi hành công vụ => +1T nữa nhé .
 

KAT

Xe tăng
Biển số
OF-16510
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
1,206
Động cơ
521,614 Mã lực
@ Tung fò: Nhầm nhọt rồi cụ ợ. Cái này cháu hỏi chán chê rồi, tại hồi học B1 mà cũng nghe những người giống cụ nên hoảng.
 

tung4

Xe tải
Biển số
OF-459
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
309
Động cơ
582,619 Mã lực
Chết thật các bác cứ tư duy như thế này làm gì chẳng bị bắt nạt suốt ngày.

Khi trên cái bằng lái xe hay cái tem đăng kiểm của các bác có dính dáng đến chữ KDVT thì nó chỉ có nghĩa rằng các bác đã được sự xác nhận của Nhà nước rằng cái xe đó, cái người cầm cái bằng lái đó đủ điều kiện KDVT. Để được xác nhận rằng anh đã đủ điều kiện như vậy thì anh phải trả những cái giá nhất định là các điều kiện biên khác được Nhà nước qui định.

Đủ điều kiện không có nghĩa là những người cầm cái bằng lái đó, cái xe tem xanh đó chỉ đi kinh doanh vận tải hoặc phải đi kinh doanh vận tải. Nếu suy nghĩ rằng cái xe đó, người cầm bằng lái đó phải đi kinh doanh vận tải là vô lý, pháp luật không bắt buộc được anh phải làm như vậy. Đây là điểm mấu chốt các bác cần phải nắm về sự khác nhau giữa đủ điều kiện và bắt buộc.

Ví dụ, các bác cứ suy nghĩ đơn giản như thế này, tôi có giấy phép lái xe tức là tôi đủ điều kiện để lái xe, nhưng cả đời đến lúc chết tôi không lái xe thì cũng chẳng ai làm gì được tôi. Ngược lại, tôi có cái xe ô tô, tôi muốn lái thì bắt buộc tôi phải có giấy phép lái xe. Tương tự như thế, xe có tem xanh thì không có nghĩa là lúc nào cũng KDVT hoặc người có bằng B2 không phải lúc nào cũng KDVT.

Như thế sẽ có những bác như bác Gấu bắt bẻ em là thế thì tại sao cả bằng lái, cả tem đăng kiểm cùng nhắc đến chữ KDVT, nó phải gắn với nhau có quan hệ tình ái với nhau thế nào chứ.

Vậy thì phải hiểu được tại sao người ta sinh ra cái chữ KDVT trong cái mới giấy tờ đó.

Người ta sinh ra chữ KDVT như vậy thì mục đích là quản lý người và phương tiện làm công tác KDVT, không thì gọi mẹ nó là giấy phép lái xe chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp hoặc tem đăng kiểm xe con với xe buýt cho xong, phỏng ạ. Muốn quản lý cái gì thì sinh ra giấy phép cho cái đó.

Vì vậy, chủ thể ở đây là hoạt động KDVT. Nếu anh đang KDVT mà anh không có xe tem xanh, anh lại không có bằng B2 thì anh chết. Còn nếu anh đang không KDVT thì anh đi xe tem gì, bằng gì, việc gì tôi phải quan tâm. Nếu lý luận như bác Gấu là bằng B1 nhất quyết không được lái xe tem xanh thì một anh đi xe tem xanh, bằng B2 thì nhất định phải KDVT à?

@bác KAT: bác hiểu ngược ý em thì phải.
 

KAT

Xe tăng
Biển số
OF-16510
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
1,206
Động cơ
521,614 Mã lực
Cụ có thấy cái bằng B2 nó đc phép lái cả cái B1 ko ạ? Cũng như thế, bằng C thì đc phép lái cả B1, B2,C.
Nói như bác thì luật sinh ra trong bao nhiêu khó nhọc em cãi = mồm đc hết. Lấy bằng chứng j để nói em KDVT, em cứ bảo em chở hàng tự cung tự cấp cho nhà em đấy, làm j đc e:69:
@all: em để ý thì xe tải gia đình mà ko đăng kí tên công ty toàn tem vàng các bác ợ, mình lái cũng đc nhể, cứ <3,5ton mà chơi:69:
 

Phan3H

Xe container
Biển số
OF-4234
Ngày cấp bằng
13/4/07
Số km
6,278
Động cơ
612,548 Mã lực
Nơi ở
C:\Windows\Temp
Website
www.facebook.com
Thế các bác cho em hỏi tí:

Trong giấp phép kinh doanh của Cty có đăng ký chức năng KDVT. Vậy khi đi đăng kiểm xe có phải xơi được ngay cái tem xanh không các bác?
 

tung4

Xe tải
Biển số
OF-459
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
309
Động cơ
582,619 Mã lực
KAT thân mến, tớ không biết bằng B2 của ấy thì có được lái B1 không nhưng bằng B2 của tớ do BCA cấp thì không được lái B1. Ặc thế chẳng lẽ suốt đời tớ phải đi KDVT à?

Không phải là Luật khó nhọc sinh ra rồi cãi bằng mồm hết KAT ạ, mà là phải hiểu những gì Luật qui định, cái gì Luật không qui định để sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật + cháu ngoan bác Hồ.

Bác Phan3H thân, nếu trong ĐK KD của cty bác có ngành nghề KDVT nhưng khi nộp thuế trước bạ bác vẫn nộp 5% thì khi đăng ký biển CSGT vẫn thu của bác mức 2 triệu và Đăng kiểm căn cứ cái giấy hẹn lấy đăng ký có cộp dấu 2 triệu đấy để dán tem vàng cho bác.
 

KAT

Xe tăng
Biển số
OF-16510
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
1,206
Động cơ
521,614 Mã lực
Thế thì em chưa biết thật, lần đầu em nghe thấy thế. GPLX của em là B1 nhưng của tất cả những thằng bạn em có GPLX hạng B2 trở lên đều gạch cái ngày hết hạn của tất cả các hạng trở lên trên ở mặt sau.:102: Dưng em vẫn tin mình đúng mới chết cụ ợ(b)
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,978
Động cơ
736,644 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
@ cụ Tung 4:
1. Em chưa thấy cái GPLX hạng B2 nào mà lại ko cấp luôn cả hạng B1. Có lẽ cụ là người đặc biệt nên có GPLX của bộ công an cấp, của em là do sở GTCC cấp cơ.
2. Cụ đi mà cãi. Cãi như cụ là hơi cùn. Giả sử như cụ vác bằng B2 của cụ lái con Ford transit, trên xe có nhõn một mình cụ, bị xxx tóm, cụ có cãi là xe tôi số người ngồi chưa đến 9 không?

Mời cụ tham khảo lại nhá.

Ấn Chỉ Kiểm Định Xe Cơ Giới

1.Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (Sổ CNKĐ) là lý lịch của xe cơ giới để quản lý về kỹ thuật, về hành chính, về quá trình sử dụng và kiểm định xe. Sổ chứng nhận kiểm định có nội dung được lưu trữ tại trung tâm đăng kiểm quản lý xe đó (Trung tâm quản lý sổ CNKĐ) và được đóng thành quyển theo mẫu thống nhất.
2.Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới (giấy CNKĐ) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm tra bảo đảm các tiêu chuẩn và qui định hiện hành, đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ trong nước và đường bộ các nước phù hợp với điều ước mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Hiệu lực của giấy chứng nhận phù hợp với chu kỳ kiểm định.
3.Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới (Tem KĐ) là biểu trưng được dán lên kính chắn gió nhằm giúp cơ quan tuần tra, kiểm soát trên đường bộ, cơ quan thanh tra giao thông đường bộ biết rõ xe cơ giới đã kiểm định, được phép tham gia giao thông tới thời hạn được in trên tem kiểm định.
Tem kiểm định gồm 2 loại :
Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải (nền màu xanh)
Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới không kinh doanh vận tải (nền màu vàng)
Điều 4. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho người láu xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe theo đối tượng được Thủ tướng Chính phủ quy định để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000 KG.
5. Hạng B1 cấp cho người lái xe không chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái;
b. Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 KG;
c. Máy kéo kéo một (1) rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 KG;
6. Hạng B2 cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1;
b. Ôtô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 KG;
7. Hạng C cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 KG trở lên;
b. Đầu kéo, máy kéo kéo một rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 KG trở lên;
c. Ôtô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 KG trở lên;
d. Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2.8. Hạng D cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái;
b. Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái;
b. Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C và D.
10. Hạng F cấp cho người đã có GPLX các hạng B1, B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 KG, được quy định cụ thể như sau:
a. Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1 và B2;
b. Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng C có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c. Hạng FD cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, FB2 và hạng FC;
d. Hạng FE cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, FB2, FC và hạng FD;
11. Người có GPLX các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 KG.
12. Giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định riêng.
Điều 5. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Hạng A1, A2, A3: Không thời hạn.
2. Hạng B1: Có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.
3. Hạng A4, B2, C, D, E và các loại hạng F: Có thời hạn 3 năm, kể từ ngày cấp.
[font=arial,helvetica,sans-serif]

[/b]

[/size]
 
Chỉnh sửa cuối:

tung4

Xe tải
Biển số
OF-459
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
309
Động cơ
582,619 Mã lực
Em thì em rất là băn khoăn về khả năng diễn giải của mình vì có lẽ các bác đã đọc chủ đề này cũng không ai hiểu được điều em đang muốn nói. Thực sự thì em cũng muốn chúng ta cùng trao đổi với nhau để đi tới một sự hiểu biết chung.

Lô gíc của các bác là: à thấy một ông đi xe tem xanh, theo qui định thì tem xanh chỉ KDVT vận tải mà thôi, vậy kiểm tra bằng lái xe của nó xem có được phép KDVT không, không thì bụp. Đây là cách lập luận từ A sang B rồi đến C. Nếu A sai thì B hay C chẳng có ý nghĩa gì cả.

Cụ Bụp đã giúp em chép lại post của cụ Bes (ơ mà cụ chẳng hiểu gì trong ví dụ con Transit, hạng xe thế nào thì trong đăng ký/đăng kiểm nó ghi luôn chở được 12 người rồi ạ), trong đó qui định về tem đăng kiểm ghi rất rõ khi phân biệt tem vàng và tem xanh: có KDVT và không KDVT. Có KDVT và chỉ KDVT khác hẳn nhau. Nếu được hỏi trong tuần vừa rồi bạn có ăn thịt gà hay không thì rõ rang rằng: có, chỉ và không ăn thịt gà là 3 câu trả lời hoàn toàn khác nhau.

Cần phải hiểu khi chọn từ Có thì người làm luật muốn tư duy cái gì. Cũng phải thông cảm là luật thì phải ngắn gọn, họ không thể lúc nào cũng giải thích cặn kẽ mọi từ ngữ một khi mà từ ngữ đó theo văn phạm là có thể hiểu được.

Cơ khổ, đây không phải là chơi trò chữ nghĩa nước đôi để cãi cùn. Đây cũng là trường hợp hay gặp trong ngôn ngữ luật, ví dụ: công dân không phân biệt nam nữ, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng v.v.v.v đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND (điều 54 – Hiến pháp VN). Cái này khác hẳn với việc anh phải đi bầu.

Đấy là nói văn vẻ một chút về luật cho nó khoa học.

Chứ còn nếu em đặt địa vị mình vào lô gíc của các bác, em sẽ đặt một câu hỏi như thế này: nếu tôi là người làm chính sách (để cho các cơ quan thừa hành thực thi), tại sao lại phải mặc định xe tem xanh luôn KDVT tại mọi thời điểm, nếu xe tem xanh mà có lúc nào đó nó không KDVT thì sao, có thể nảy sinh vấn đề gì và nhà nước phải quản lý cái gì ở chỗ đó? Cứ tự đặt cho mình các câu hỏi kiểu như vậy rồi lại đi tìm câu trả lời thì vấn đề sẽ rõ thôi mà. Các bác đừng nói qui định vậy để nó khỏi ăn gian thuế trước bạ nghen.
 

tuanbeoDC

Xe buýt
Biển số
OF-11212
Ngày cấp bằng
23/10/07
Số km
592
Động cơ
536,141 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Thôn Định Công Hạ
KAT thân mến, tớ không biết bằng B2 của ấy thì có được lái B1 không nhưng bằng B2 của tớ do BCA cấp thì không được lái B1. Ặc thế chẳng lẽ suốt đời tớ phải đi KDVT à?

Không phải là Luật khó nhọc sinh ra rồi cãi bằng mồm hết KAT ạ, mà là phải hiểu những gì Luật qui định, cái gì Luật không qui định để sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật + cháu ngoan bác Hồ.

Bác Phan3H thân, nếu trong ĐK KD của cty bác có ngành nghề KDVT nhưng khi nộp thuế trước bạ bác vẫn nộp 5% thì khi đăng ký biển CSGT vẫn thu của bác mức 2 triệu và Đăng kiểm căn cứ cái giấy hẹn lấy đăng ký có cộp dấu 2 triệu đấy để dán tem vàng cho bác.
Bác nhầm thế nào chứ: xe đăng ký tên Cty (tổ chức, cơ quan...) chỉ phải nộp 150K, xe em cũng đăng ký tên Cty (có KDVT) nộp 150K đăng ký, nộp thuế trước bạ 2%, xe dán tem vàng choé:^).
Theo em B1, B2 và tem vàng, xanh nếu không may có vấn đề gì đó liên quan đến bảo hiểm, bồi thường, cãi cọ, tranh giành thì sẽ khá phiền hà và rắc rối để chứng minh tại sao Bác mang bằng B1 lại điều khiển xe dán tem xanh.
 

dangkhanh

Xe đạp
Biển số
OF-12405
Ngày cấp bằng
2/1/08
Số km
45
Động cơ
524,150 Mã lực
Bác gấu thế. Em mà bị gọi xuống, chẳng hiểu sao cứ thấy mình nó hèn hèn, tổng kết trong 4 câu sau:

Đầu ko ngứa nhưng vẫn thò tay gãi,
Tức anh ánh nhưng cái mẹt vẫn tươi,
Mất xiền muốn khóc nhưng vẫn phải cười,
Muốn đấm vào mặt nhưng vẫn chìa tay bắt.

Có bác nào giống em ko ạ?

Chòi oi, Hay quá bác ơi. 4 câu của bác mà như cả 1 bài văn miêu tả, em cảm được từng cái cảnh đang phiêu du trên đường rồi bị xxx thổi còi, rồi năn nỉ, rồi xuống nuớc, không được nên phải xì tiền, rồi thì xxx cầm tiền, dặn dò lái xe cẩn thận, rồi thì an ủi, động viên, rồi thì bắt tay thân mật, rồi thì xin chào và hẹn ngày ngoảnh mặt....:)):))

Riêng cái vụ B1, B2 thì em thấy bác nào nói cũng có cái lý riêng, chã biết đường mô mà lần. Kinh nghiệm cho dân đen chúng em là cứ 4 câu thơ trên mà tiến hành thôi. XXX nó cũng có 1 cái lý riêng nữa các bác ợ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top