Hôm nay em xin chia sẻ 1 ít về vấn đề độ pô cho PKL, đây cũng là vấn đề mà nhiều bác mới chơi sẽ quan tâm.
Độ pô thường thì đa số ae mới chơi sẽ nghĩ đến đổi pô để âm thanh hay hơn, trầm ấm, có lực, tăng âm lượng giải tán đám đông, hoặc sâu xa hơn là thay đổi nhằm tăng hiệu suất và sức mạnh động cơ.
Nhưng độ thế nào là đúng để vừa an toàn cho xe cũng như an toàn cho người điều khiển xe thì anh em cần chú ý vài vấn đề em đúc kết từ bản thân và các ae chơi lâu năm như sau:
- 1 Xác định là độ pô kiểu thế nào, gắn slip on giữ bầu hay bỏ bầu pô, hay là chơi full system.
- 2 Slip on giữ bầu pô, cách này có vẻ đơn giản nhất, chỉ tháo lon pô zin và gắn lon pô độ vào giữ lại toàn bộ hệ thống ống xả và giữ bầu, cách này tương đối là an toàn nhất, ko bỏ bầu thì ko quá ảnh hưởng đến động cơ vì lượng khí thải ra cũng vẫn ko khác so với pô zin. Do bầu pô đc giữ lại, chỗ này là chỗ lọc khí thải cũng như giữ hơi cho động cơ hoạt động => mọi thứ vẫn như zin chỉ khác âm thanh ra từ lon pô sẽ hay hơn và to hơn 20 30% so vs pô zin
- 3 Slip on bỏ bầu, cách này cải thiện 100% âm thanh của xe. Tức là sẽ cắt bỏ bầu lọc khí thải, gắn trực tiếp ống xả vào lon pô độ. Cách này ảnh hưởng khá nhiều đến động cơ. Cho dù chạy xe kỹ đến đâu thì sau 1 thời gian sẽ kêu cam cò như máy xay gạo. Kêu to hay nhỏ thì tùy xe và tùy mức phân khối. Trường hợp thợ không chuyên nghiệp hoặc ko qua test khí thải test xăng gió mà cứ lắp rồi chạy thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác nhau cho xe.
- 4 Tiếp đến là pô độ full system. Đây là cách tốn kém nhất và cũng yêu cầu tay nghề và kỹ thuật của thợ phải cao và chuyên nghiệp. Cách độ này ko chỉ cải thiện vầ âm thanh mà còn cả công suất động cơ. Đối với 1 số dòng xe, sau khi thay pô full system công suất có thể tăng thêm 10 đến 20 mã lực hoặc cao hơn tùy xe.
Ở cách độ pô slip on bỏ bầu và độ pô full system cần phải map lại ECU của xe.
Vì xe đc sản xuất thì hãng đã canh xăng gió cũng như dựa vào nhiệt độ, áp suất, lưu lượng khí thải từ đó đưa ra các "map" cho hệ thống ECU điều khiển toàn bộ quá trình nạp và phun xăng cũng như tính toán công suất cho động cơ một cách tối ưu nhất.
Nên khi thay độ pô tức là chúng ta đã can thiệp vào toàn bộ các thông số hoạt động của xe. Nếu can thiệp mà ko có sự cân chỉnh map lại ECU sẽ dẫn đến các lỗi như sau :
* Chết máy ở tốc độ thấp, hiện tượng tự tăng ga khi hoạt động không tải, tiêu tốn nhiên liệu, vận hành không êm ái, nhịp nhàng và đôi khi mất tác dụng ga bất thường
* Động cơ vận hành không đều, ngắt động cơ bất ngờ, không đủ nhiên liệu ở tua máy cao, còn tua thấp lại bị thừa nhiên liệu, dẫn đến “òa” ga
* Sai lệch về hệ thống điện tử còn có nguy cơ gây hư hại cảm biến và hỏng hoàn toàn hệ thống “Map”.
Vì vậy độ pô tuy nghe có vẻ dễ nhưng ko phải dễ. Để xe có âm thanh hay và ko ảnh hưởng đến động cơ các ae nên tìm những địa chỉ uy tín và tay nghề cao cũng như có khả năng test các thông số của động cơ sau khi thay pô và có chuyên môn để map lại ECU cho xe hoạt động 1 cách êm ái và an toàn nhất.
Em còn thiếu sót hay nói sai chỗ nào anh em góp ý giúp em ạ !!!
Độ pô thường thì đa số ae mới chơi sẽ nghĩ đến đổi pô để âm thanh hay hơn, trầm ấm, có lực, tăng âm lượng giải tán đám đông, hoặc sâu xa hơn là thay đổi nhằm tăng hiệu suất và sức mạnh động cơ.
Nhưng độ thế nào là đúng để vừa an toàn cho xe cũng như an toàn cho người điều khiển xe thì anh em cần chú ý vài vấn đề em đúc kết từ bản thân và các ae chơi lâu năm như sau:
- 1 Xác định là độ pô kiểu thế nào, gắn slip on giữ bầu hay bỏ bầu pô, hay là chơi full system.
- 2 Slip on giữ bầu pô, cách này có vẻ đơn giản nhất, chỉ tháo lon pô zin và gắn lon pô độ vào giữ lại toàn bộ hệ thống ống xả và giữ bầu, cách này tương đối là an toàn nhất, ko bỏ bầu thì ko quá ảnh hưởng đến động cơ vì lượng khí thải ra cũng vẫn ko khác so với pô zin. Do bầu pô đc giữ lại, chỗ này là chỗ lọc khí thải cũng như giữ hơi cho động cơ hoạt động => mọi thứ vẫn như zin chỉ khác âm thanh ra từ lon pô sẽ hay hơn và to hơn 20 30% so vs pô zin
- 3 Slip on bỏ bầu, cách này cải thiện 100% âm thanh của xe. Tức là sẽ cắt bỏ bầu lọc khí thải, gắn trực tiếp ống xả vào lon pô độ. Cách này ảnh hưởng khá nhiều đến động cơ. Cho dù chạy xe kỹ đến đâu thì sau 1 thời gian sẽ kêu cam cò như máy xay gạo. Kêu to hay nhỏ thì tùy xe và tùy mức phân khối. Trường hợp thợ không chuyên nghiệp hoặc ko qua test khí thải test xăng gió mà cứ lắp rồi chạy thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác nhau cho xe.
- 4 Tiếp đến là pô độ full system. Đây là cách tốn kém nhất và cũng yêu cầu tay nghề và kỹ thuật của thợ phải cao và chuyên nghiệp. Cách độ này ko chỉ cải thiện vầ âm thanh mà còn cả công suất động cơ. Đối với 1 số dòng xe, sau khi thay pô full system công suất có thể tăng thêm 10 đến 20 mã lực hoặc cao hơn tùy xe.
Ở cách độ pô slip on bỏ bầu và độ pô full system cần phải map lại ECU của xe.
Vì xe đc sản xuất thì hãng đã canh xăng gió cũng như dựa vào nhiệt độ, áp suất, lưu lượng khí thải từ đó đưa ra các "map" cho hệ thống ECU điều khiển toàn bộ quá trình nạp và phun xăng cũng như tính toán công suất cho động cơ một cách tối ưu nhất.
Nên khi thay độ pô tức là chúng ta đã can thiệp vào toàn bộ các thông số hoạt động của xe. Nếu can thiệp mà ko có sự cân chỉnh map lại ECU sẽ dẫn đến các lỗi như sau :
* Chết máy ở tốc độ thấp, hiện tượng tự tăng ga khi hoạt động không tải, tiêu tốn nhiên liệu, vận hành không êm ái, nhịp nhàng và đôi khi mất tác dụng ga bất thường
* Động cơ vận hành không đều, ngắt động cơ bất ngờ, không đủ nhiên liệu ở tua máy cao, còn tua thấp lại bị thừa nhiên liệu, dẫn đến “òa” ga
* Sai lệch về hệ thống điện tử còn có nguy cơ gây hư hại cảm biến và hỏng hoàn toàn hệ thống “Map”.
Vì vậy độ pô tuy nghe có vẻ dễ nhưng ko phải dễ. Để xe có âm thanh hay và ko ảnh hưởng đến động cơ các ae nên tìm những địa chỉ uy tín và tay nghề cao cũng như có khả năng test các thông số của động cơ sau khi thay pô và có chuyên môn để map lại ECU cho xe hoạt động 1 cách êm ái và an toàn nhất.
Em còn thiếu sót hay nói sai chỗ nào anh em góp ý giúp em ạ !!!