Theo em là như thế này, quan điểm thế nào là là thiện thế nào là ác cùng 1 sự việc đứng ở góc độ này là việc thiện, đứng ở góc độ khác là việc ác. Ta với địch oánh nhau ta giết đựoc nhiều địch (đồng loại) thì là anh dũng quả cảm, địch giết được nhiều ta thì là hung tàn khát máu (em ví dụ thế). Một đứa trẻ sinh ra mang theo trong mình một điều nguyên bản đó là bản năng sinh tồn bản năng này cũng có thể là thiện cũng có thế là ác nên "nhân chi sơ tính bản thiện" cũng đúng mà "bản ác " cũng chẳng sai!
Bác dạy phải hí!Nhìn nhận là Thiện hay Ác còn phụ thuộc vào vị trí người quan sát.
Cái gọi là :"Nhân chi sơ bản tính thiện" của ông Mạnh(Không phải ông Bắc Kạn) hay "Nhân chi sơ bản tính ác" của ông Tuân(Không phải ông Nguyễn) đều đứng từ quan điểm pháp trị,tự đặt mình lên trên mà nhìn nhận đồng loại mình như một tập hợp bị trị.Nói theo ngôn ngữ trẩu tre bây giờ,tên tuổi các ông đã lan rộng,nhưng éo thích hợp với K+
Bây giờ dân chẩu cộng hòe,xây dựng Nhà nước Pháp kuyền lấy "Thượng tôn Pháp luật" làm rường mối thì thiện hay ác mới được nhìn nhận thực sự biện chứng.Mới thấy trong mỗi người đều có cả hai thứ - Cái này theo em chả liên quan gì đến thái cực - lưỡng nghi.Một người làm một việc tại một thời điểm trong một không gian cụ thể có thể là thiện đối với một tập hợp người quan sát đồng thời là ác với một tập hợp khác.Hiện tượng này tồn tại từ ngày xửa ngày xưa nhưng từ khi có tư tưởng pháp quyền thì mới được xét đến một cách khoa học và bình đẳng với mỗi người.Gọi là "Nhận thức là một quá trình".
Theo em,vì chúng mình đã trót dại chém một vấn đề có tính triết học cao như vậy nên ở nhà nhỡ có xung đột với mẹ đĩ hay bố cu,cũng nên bình tĩnh giữ hòa khí mà suy xét,không phải cái gì mình nghĩ cũng đúng cả đâu.Mà ngay cả khi mình nghĩ đúng,chưa chắc mình cư xử đã đúng đâu.
Phỏng ạ!