Em vấy dậu dư laỳ,các cụ nghe xem có thỏi không hì - Thay vì dùng tính thiện và tính ác ở người,chúng ta dùng sự béo và sự gày ở con lợn.
Theo quan điểm Do dáo Khổng Mạnh,đứng ở tư cách người chăn nuôi,con lợn sinh ra theo xu hướng là béo.Sự nó gày hay béo tiếp theo là do ở người nuôi,cách thức nuôi phải có động cơ là sự vỗ béo.Ông Tuân Tử,một kỹ sư chăn nuôi khác thì lập thuyết là con lợn sinh ra vốn xu hướng là gày.Sự chăm sóc phải với động cơ là chống sự gày.Mục đích của các kỹ sư Mạnh Tử lẫn kỹ sư Tuân Tử là đều muốn ăn thịt lợn,cho nên xét khởi thủy tranh luận nó béo hay nó gày cũng chỉ là để cải thiện nghề chăn nuôi thôi.Đằng nào cũng là lợn và nuôi để thịt.Giở lại với Do dáo,Khổng Mạnh dùng đức trị,ông Tuân dùng pháp trị,đều bàn về phưong pháp cai trị mà nhân dân là đối tượng,mục đích là làm sao để dân "thiện" cho dễ sai khiến cai trị.
Phật Giáo nói về tính "Không".Không thiện không ác.Không nuôi để ăn thịt lợn thì không xét béo hay gày làm gì.Sự phán xét mỗi người về thiện ác chỉ bản thân người ấy bằng trí huệ tự thân và sự soi rọi của kinh sách mà tự sám hối thôi.
Thời dân chẩu cộng hòe Nhà nước pháp quyền,người ta lấy pháp luật như cái chỉ số BMI và cái cân bàn.Sự béo hay gày là có chuẩn mực khoa học,sự đánh giá có công cụ khách quan.Về đoạn này thì em cũng chưa thông thạo nên em không dám bàn.Có điều em phát hiện ra là pháp trị và pháp quyền là hoàn toàn khác nhau các cụ ạ.