Cảm ơn cụ, em hoàn toàn đồng ý việc bắn tốc độ 55km/h là chưa đủ cơ sở để phạt do sai số của thiết bị đo. Nếu bị rơi vào tình huống này chắc chắn em sẽ cãi và yêu cầu ghi vào biên bản cả sai số như cụ nói.
Nhưng luật vẫn là luật, nếu mình yêu cầu CSGT ghi như vậy trong biên bản thì cần có 1 quy định ở đâu đó. Mình không thể đưa 1 quy định trong sách chuyên nghành nào đó và yêu cầu họ phải theo được (em ví dụ như trong các bản vẽ xây dựng không phải chỗ nào cũng ghi sai số, mặc dù 100% các kích thước là có sai số nhất định). Nên em cần tìm nếu có quy định về cách ghi sai số trong biên bản thì sẽ chắc chắn hơn.
Còn nguyên tắc suy đoán vô tội theo link của cụ quá rõ rồi ạ. Thanks cụ
Có 2 điểm quan trọng nhất cả kụ và nhà cháu cùng thống nhất:
1- bắn 55 km/h chưa đủ cơ sở để phạt, có thể gây phạt oan sai, do sai số của thiết bị. Do đó xxx không đủ cơ sở pháp lí để khẳng định và chứng minh công dân đã phạm lỗi.
2- Khi có khả năng xảy ra oan sai, mà xxx không thể chứng minh lỗi vi phạm, thì sẽ áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, để tuyên bố công dân không phạm lỗi.
Chỉ cần 2 điểm trên đã đủ để xxx không thể cứ nhắm mắt mà ký Quyết định xử phạt với lỗi vượt tốc độ 55/50 rồi. Nếu họ vẫn cố tình phạt, sẽ xảy ra khiếu nại hoặc khiếu kiện.
---------------------
Riêng điều băn khoăn của kụ, "giá như trong luật hoặc sách chuyên ngành có quy định ghi sai số vào kết quả đo" là tốt nhất, nhà cháu có ý kiến như sau:
3- về nguyên tắc, trong văn bản luật chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản. Các nội dung trong luật chỉ có thể đi sâu vào chi tiết đến một mức độ nhất định. những yêu cầu nào quá chi tiết, quá đặc thù, có ther được nêu tại các văn bản dưới luật.
Điều đó có nghĩa, không phải những nội dung quá cụ thể không được ghi trong luật thì không bị luật điều chỉnh.
Ví dụ: trong luật không ghi rõ "tội trộm chó", không có nghĩa "hành vi trộm chó" không bị luật điều chỉnh. Thực ra, "hành vi trộm chó" được điều chỉnh trong nhóm hành vi khác, ví dụ, trong nhóm tội "xâm phạm tài sản công dân" chẳng hạn.
4- Theo 3- ở trên, yêu cầu "khi ghi kết quả một phép đo, phải ghi mức sai số của thiết bị" (cụ thể, phải ghi 55 ± 2 km/h) mang tính nguyên tắc về nghề nghiệp, mang đặc thù chuyên môn sâu, sẽ được quy định tại "quy trình bắn tốc độ và đọc kết quả" theo đúng các nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật về Đo lường (tuơng tự, nhân viên các phòng kiểm nghiệm, cán bộ hiện trường phải tuân thủ đúng quy trình thao tác trong phòng thí nghiệm, ngoài hiện trường, chứ không thể muốn làm thế nào cũng được). Các nguyên tắc, quy định về thao tác nghề nghiệp như vậy chẳng thể ghi vào trong luật.
Để được sử dụng súng bắn tốc độ, xxx phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ, phải nắm được toàn bộ các yêu cầu về thao tác sử dụng súng cũng như ghi kết quả đo được, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng súng bắn tốc độ, chịu sự thanh tra của cơ quan thanh tra đo lường nhà nước về việc đáp ứng quy định khi sử dụng phuơng tiện đo có kiểm định.
Nếu xxx làm sai quy trình (bắn sai quy trình, ghi kết quả sai quy trình) sẽ bị Thanh tra đo lường Nhà nước lập biên bản, khiển trách, kết quả đo được sẽ bị hủy, không được công nhạn, v.v...
Nôm na là như vậy, kụ à.
.