Thực ra, bỏ qua cái hộ chiếu của Quan xếnh xáng và bỏ qua luôn cả tập hợp tô vẽ bịa đặt về lí lịch và hành trạng của ông này trong Tam Cuốc diễn nghĩa thì hình tượng mà dân gian bên ta cũng như bên Tàu cùng thờ biểu tượng cho nghĩa khí và trọng tín. Đây là 2 nguyên tắc sống còn đặc biệt thiếu ở cả bên ta lẫn bên Tàu. Dân người ta để tâm là phải, cái gì thiếu chả thèm.
Nhưng do bọn thầy cúng thầy bái vốn nặng về dẫn dụ mê tín mà xã hội cũng thiếu sự lãnh đạo sáng suốt về văn hóa nên nhân dân nói chung chỉ nhìn thấy ông Quan Vũ để cầu tài cầu lộc cầu bảo trợ bình an mà không hiểu rằng sống ở đời hay làm ăn buôn bán mà không giữ nghĩa khí không trọng chữ tín thì ngay đến Đô Nan Trăm hay Va la đi mia Bu Tin cũng chả phù hộ được chứ kể gì pho tượng một ông người Tàu chết chém từ tám hoánh.
Còn về viẹc thờ phụng thì nó vốn có lịch sử của nó, cũng là rất nhiều những thông tin ẩn tập đằng sau, chúng ta hẵng từ từ phê phán. Tuy nhiên, nếu lý do chỉ là vì Quan Vũ cuốc tịch Trung quốc mà không được thờ ở chùa ta thì nhẽ ra Tết đề nghị Cuốc hội phải bầu cho một ít nhân vật An Nam chính hiệu con nai vàng để nhân dân còn thờ cho nước mình nó trong.
Riêng em, em cũng không ủng hộ việc thờ ông Quan Vũ, trừ những cộng đồng người Việt gốc Bông thì đấy là tín ngưỡng của họ. Nhưng quả thực, để ở ta tìm được một Thương hiệu đã tích lũy giá trị toàn cầu như Quan Thánh ngài thì kể cũng như tìm một cây kim trong một núi kim.
Lại nói về Trấn Vũ Quán, theo ông Tạ chí Đại Trường thì vốn chỗ đó dân mình từ bàn cổ thờ cây cột đá - thần đá hay còn gọi là thần Cao Lỗ. Về sau Đạo Giáo bên Tàu sang chiếm chỗ ấy, đồng hóa ông Cao Lỗ của ta thành ông Trấn Vũ của họ, gọi chỗ ấy là Quán - nơi nghi lễ của đạo Giáo. Mới năm kiá năm kịa niên đại Tấn Sang thứ 4, giới sử học An Nam boong còn mở hội thảo mời cả Chủ tịch Nác đến để biến thần Cao Lỗ thành một nhân vật luỵch sử "có thật". Thế thì bảo làm sao dân gian cúng bái nhốn nháo.