- Biển số
- OF-856102
- Ngày cấp bằng
- 27/3/24
- Số km
- 143
- Động cơ
- 921 Mã lực
- Tuổi
- 38
Với giá này thì rủi ro pháp lý là đương nhiên, có sổ thì giá nó lại gấp đôi rồi. Ai mua để ở lại quá hợp lý.
Ố ồ, ccmn sổ chung em cũng có nè, nhà ở ngõ 177 Cầu Diễn cụ nhé. Tên em cũng ở phần in đậm trên bìa ngoài, cơ nhưng mà em chưa từng ký cái gì gọi là từ chối quyền ưu tiên mua tài sản chung, và em cũng như chủ của gần 30 quyển sổ còn lại trong toà nhà đều tự giữ sổ của mình chứ không có đưa nộp ông nào bà nào hết á.Em đã từng bán một căn CCMN sổ chung và xin chia sẻ với mợ là mợ hiểu hơi sai rồi. Dân ở CCMN mỗi người vẫn có một sổ riêng, có tên mình ở bìa ngoài. Lúc ký ra sổ là họ đã ký khước từ tài sản không liên quan đến mình rồi, nên nó rất khác với sổ đồng sở hữu khác.
Khi ai muốn bán nhà là sẽ nhắn lên nhóm chung. Sau đó có một người đại diện sẽ đi gom sổ. Tuy nhiên thường sổ mọi người để hết ở nhà bác tổ trưởng chứ không giữ riêng. Sau đó đi công chứng thì chỉ cần riêng người bán cầm cả tập sổ đi, chứ không phải tất cả người dân cùng đi ký tên như mợ nghĩ đâu.
Nói chung CCMN sổ chung pháp lý vẫn khá chắc chắn nhé, hơn cái tờ "quyết định phân nhà" của công ty của mợ. Dân ở đấy vẫn có cái sổ riêng đứng tên mình và có thể đăng ký thường trú.
Chủ thớt đưa thông tin đầy đủ, tên công ty hay các quyết định cấp nhà không phải chủ thớt tự nghĩ ra, giá đưa ra cũng phản ánh đúng tính chất tài sản. Em ủng hộ và up cho chủ thớt ạ
Em cảm ơn các cụ. Em đã mời rượu ạ.Với giá này thì rủi ro pháp lý là đương nhiên, có sổ thì giá nó lại gấp đôi rồi. Ai mua để ở lại quá hợp lý.
Cụ rất chuẩn. Chính thế nên sẽ rất sớm thôi, những căn hộ như của em sẽ được cấp sổ đỏ để Nhà nước quản lý được sự di biến động dân cư trong khu vực, cũng như vấn đề thuế phí giao dịch, giá cả bđs...Em thấy các cụ bàn nhiều về mặt pháp lý sổ đỏ chứ chưa nói nhiều về pháp lý giao dịch dân sự. Cái quyết định phân nhà là miễn phí, thế thì tiền người mua bỏ ra chạy đi đâu, được ghi nhận như thế nào ?
Quyết định này tương đương với cho tặng, nhưng không công chứng (do không thể công chứng). Tiền thì cùng lắm chỉ có phiếu thu cty cộp dấu hoặc thậm chí biên nhận viết tay chứ không có hoá đơn bán hàng.Em thấy các cụ bàn nhiều về mặt pháp lý sổ đỏ chứ chưa nói nhiều về pháp lý giao dịch dân sự. Cái quyết định phân nhà là miễn phí, thế thì tiền người mua bỏ ra chạy đi đâu, được ghi nhận như thế nào ?
Cho tặng thì cần gì phiếu thu nữaQuyết định này tương đương với cho tặng, nhưng không công chứng (do không thể công chứng). Tiền thì cùng lắm chỉ có phiếu thu cty cộp dấu hoặc thậm chí biên nhận viết tay chứ không có hoá đơn bán hàng.
Phiếu thu ghi ủng hộ công ty do công ty có lòng tốt đã tặng nhà (dù pháp luật không công nhận)Cho tặng thì cần gì phiếu thu nữa
Tặng đủ 1.3 tỷ hay ít hơn nhỉ, mà tặng xong sang năm Công ty lại làm cái quyết định phân cho ai đó thì làm thế nào ? Người mua và Công ty chẳng có quan hệ gì với nhau.Phiếu thu ghi ủng hộ công ty do công ty có lòng tốt đã tặng nhà (dù pháp luật không công nhận)
Do cụ hỏi tiền được ghi nhận thế nào thì phỏng đoán vậy thôi.
Muốn biết chính xác thì phải hỏi chính chủ.
Nhà này chưa chắc đã có hợp đồng điện nước ký trực tiếp với từng căn đâu
Vậy cty này hạch toán kiểu gì vậy nhỉ? Không có hoá đơn đầu ra thì chỉ có báo lỗ mà thế thì thuế nó sờ gáy ngay.Quyết định này tương đương với cho tặng, nhưng không công chứng (do không thể công chứng). Tiền thì cùng lắm chỉ có phiếu thu cty cộp dấu hoặc thậm chí biên nhận viết tay chứ không có hoá đơn bán hàng.
Trừ khi chủ cty này là tay XHĐ tầm cỡ Năm Cam chứ ở chế độ này thì không có chuyện người cầm giấy phân nhà kia bị mất nhà kiểu đó được.Tặng đủ 1.3 tỷ hay ít hơn nhỉ, mà tặng xong sang năm Công ty lại làm cái quyết định phân cho ai đó thì làm thế nào ? Người mua và Công ty chẳng có quan hệ gì với nhau.
Nhiều người mất tiền vì tin vào " độ khủng" của anh Quyết chị Lan, " chả lẽ lại thế", "ai lại thế bao giờ, có mà trời sụp"...Trừ khi chủ cty này là tay XHĐ tầm cỡ Năm Cam chứ ở chế độ này thì không có chuyện người cầm giấy phân nhà kia bị mất nhà kiểu đó được.
Trả xong thì người mua được trả lại gì, chuyện các ông mua bán tôi sao biết mà trả. Nói chung là mơ hồ và rủi roNhiều người mất tiền vì tin vào " độ khủng" của anh Quyết chị Lan, " chả lẽ lại thế", "ai lại thế bao giờ, có mà trời sụp"...
Cty ko muốn có rắc rối, nhưng có muôn vàn tình huống có thể xảy ra không như ý. Lúc ấy người mua nắm đằng lưỡi.
Khi có tranh chấp thì hợp đồng vô hiệu, trả lại nhau những gì đã nhận. Bên thì trả nhà, bên trả lại giấy phân nhà.
Trường hợp kia là nhà trên giấy nên dễ mất. Bản thân cụ mà cho ai mượn nhà ở chục năm giờ cụ muốn đuổi người ta ra cũng còn khó nhé cụ.Nhiều người mất tiền vì tin vào " độ khủng" của anh Quyết chị Lan, " chả lẽ lại thế", "ai lại thế bao giờ, có mà trời sụp"...
Cty ko muốn có rắc rối, nhưng có muôn vàn tình huống có thể xảy ra không như ý. Lúc ấy người mua nắm đằng lưỡi.
Khi có tranh chấp thì hợp đồng vô hiệu, trả lại nhau những gì đã nhận. Bên thì trả nhà, bên trả lại giấy phân nhà.
Kiểu đã ra sổ chung các hộ như này rồi thì sau này mua bán chỉ cần vi bằng cũng yên tâm, không ai làm gì được tài sản chung của nhiều hộ gia đình. Còn sổ vẫn tên cá nhân, tên công ty thì rủi ro caoEm đã từng bán một căn CCMN sổ chung và xin chia sẻ với mợ là mợ hiểu hơi sai rồi. Dân ở CCMN mỗi người vẫn có một sổ riêng, có tên mình ở bìa ngoài. Lúc ký ra sổ là họ đã ký khước từ tài sản không liên quan đến mình rồi, nên nó rất khác với sổ đồng sở hữu khác.
Khi ai muốn bán nhà là sẽ nhắn lên nhóm chung. Sau đó có một người đại diện sẽ đi gom sổ. Tuy nhiên thường sổ mọi người để hết ở nhà bác tổ trưởng chứ không giữ riêng. Sau đó đi công chứng thì chỉ cần riêng người bán cầm cả tập sổ đi, chứ không phải tất cả người dân cùng đi ký tên như mợ nghĩ đâu.
Nói chung CCMN sổ chung pháp lý vẫn khá chắc chắn nhé, hơn cái tờ "quyết định phân nhà" của công ty của mợ. Dân ở đấy vẫn có cái sổ riêng đứng tên mình và có thể đăng ký thường trú.
Bẩm cụ, nhà em có hợp đồng điện nước từng căn ạ.Phiếu thu ghi ủng hộ công ty do công ty có lòng tốt đã tặng nhà (dù pháp luật không công nhận)
Do cụ hỏi tiền được ghi nhận thế nào thì phỏng đoán vậy thôi.
Muốn biết chính xác thì phải hỏi chính chủ.
Nhà này chưa chắc đã có hợp đồng điện nước ký trực tiếp với từng căn đâu
Sao cụ không hỏi xem, cụ ấy khoe đã từng bán ccmn, thế cụ ấy bán vi bằng hay đàng hoàng dẫn nhau ra cc rồi đến VP ĐKĐĐ nộp mấy chục quyển sổ để đổi lại toàn bộ trong chớp mắt? Mua bán bằng vi bằng là phạm pháp, thế mới yên tâm, cụ nhỉ!Kiểu đã ra sổ chung các hộ như này rồi thì sau này mua bán chỉ cần vi bằng cũng yên tâm, không ai làm gì được tài sản chung của nhiều hộ gia đình. Còn sổ vẫn tên cá nhân, tên công ty thì rủi ro cao
Cụ nói đúng rồi đấy. Mọi câu hỏi, vấn đề của cụ, em đều có giải đáp rõ ràng, thông tin hết sức chi tiết và dễ dàng kiểm chứng được. Cụ còn hỏi gì nữa không để em hầu cụ?Trong tất cả mọi trường hợp đều có rủi ro, kể cả nhà có sổ đỏ, vấn đề là rõ ràng tình trạng, thông tin để nhận biết đúng về các rủi ro có thể xảy ra, tránh đưa cảm nhận, suy diễn cá nhân. Cuối cùng thì mỗi cá nhân sẽ có lựa chọn có thể không giống nhau, đôi khi rủi ro lớn đi đôi với cơ hội lớn.