Ý tưởng tính toán của cụ là rất đơn giản, vừa đủ thể hiện sự thông minh hơn đứt bọn chém gió nhưng dốt tính toán và dốt kỹ thuật, chỉ toàn lý luận linh tinh. Vài phép tính đơn giản giúp cho người bình thường hiểu được, điều gì là khả thi, còn điều gì là không khả thi, và nên quên đi, đỡ mất thời gian.
Tuy nhiên cách tính cụ thể của cụ, thì có những sai lầm nhỏ cần phải hiệu chỉnh.
(1) Thứ nhất cụ giả sử có 10 lớp phòng thủ, OK, lớp phòng thủ ngoài cùng có bán kính 20km, thì lớp phòng thủ trong cùng chỉ có bán kính là 2km, giả sử phòng thủ đều trên bán kính. Như vậy tổng chu vi chỉ bằng một nửa con số cụ tính: 2 * Pi*(2+4+6+....+20) km = 2*Pi * 110km ~ 690 km.
Cụ tính 10 lần chu vi vòng tròn lớn ngoài cùng là hơi ẩu.
(2) Thứ hai, giả sử khoảng cách giữ 2 vị trí phòng thủ là 1m là quá gần và cản trở lẫn nhau. Hãy tính thoáng ra, cứ 20m có một vị trí trang bị súng bộ binh. Mình tính chặn dưới số lính thôi, cho người ta tâm phục khẩu phục.
Từ đó thấy rằng 1km chu vi cần khoảng 50 lính bộ binh. Với 690 km chu vi phòng thủ sẽ cần 690 * 50 = 34,500 lính bộ binh, tương đương 4 sư đoàn bộ binh, hoặc 1 Quân đoàn. Với 20 vị trí cần bảo vệ kiểu này, phải cần đến 20 Quân đoàn.
Kinh tế VN không có tiền nuôi 10 Quân đoàn, chứ đừng nói đến 20 Quân đoàn.
Mọi người thấy rõ không khả thi để triển khai lưới lửa tầng thấp bằng súng bộ binh.
Bây giờ tính đến số đạn cần bắn ra. Mỗi vị trí bắn ra dè sẻn khoảng 1,000 viên đạn, để đan lưới phòng không. Với 34,500 lính sẽ bắn ra tới 34.5 triệu viên đạn mỗi đợt đan lưới. Để bảo vệ 10 vị trí như vậy với 10 lưới lửa súng bộ binh, bắn ra 345 triệu viên đạn trong 1 đợt phòng thủ. Như thế thì vài ngày là cạn đạn trong kho. Đầu hàng vì hết đạn. Không khả thi ...
Toán học lớp 6 đã được dùng trong tranh luận