Dù bất cứ luật nào thì cái đường 9 đoạn này cũng không thể chấp nhận được cụ ợ. Nó trái với tất cả các luật đương thời và trái với các quy tắc ứng xử quốc tế và xây dựng lòng tin.
Trước nay TQ có thể tự tung tự tác với đường 9 đoạn là do các nước xung quanh Biển Đông đều là các nước yếu, nhưng khi các nước mạnh vào cuộc thì TQ có thể sẽ gặp phiền hà lớn.
Mỹ đã bác bỏ đường 9 đoạn. Vài hôm trước Anh Pháp Đức cũng ra công hàm phản đối đường 9 đoạn. Do Biển Đông quá quan trọng đối với hàng hải quốc tế.
(NLĐO) - Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức hôm 16-9 trình công hàm chung lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) phản đối lập luận liên quan đến biển Đông mà Trung Quốc đưa ra trong 7 công hàm trước đó.
nld.com.vn
Đường 9 đoạn rất có thể trở thành "cục xương trong họng" với Trung quốc: giữ lại thì kẹt với thế giới mà bỏ đi thì kẹt với trong nước. Không thể phủ nhận là TQ rất mạnh và ngày càng mạnh hơn, nhưng vẫn chưa mạnh đến mức có thể phớt lờ luật pháp quốc tế và lợi ích các nước lớn khác.
Thực tế nhì nhằng hơn nhiều cụ ạ.
Thằng Tầu Tưởng vẽ đường lưỡi bò trên lý thuyết để đòi cho vui. Nhưng cũng có căn cứ. Lúc đó cứ tính từ đất nổi trên mặt biển ra 200 hải lý thôi.
Một thời nhà ta cũng tuyên truyền cho dân về việc VN làm chủ biển Đông. Tất nhiên phải vẽ chủ quyền 200HL từ Hoàng Sa TS mới ôm hết được chứ.
Cũng ko hẳn là tuyên truyền. Trước 1986 ai cũng nghĩ vậy. Thế mới có chuyện chịu khó chiếm lại TS năm 75 và các năm sau này.
Nhưng từ khi có công ước biển 1986. Hóa ra các đảo ở TS và HS ko đủ điều kiện để được xem là "đảo". Cái điều kiện khó nhất là phải có dân sống tự nhiên trên đảo.
Theo lệ làng Thế giới. Chỗ nào trước 1986 có dân thì mới được công nhận là đảo. Sau 1986 thì miễn.
Tuy vậy, các nước tranh chấp vẫn âm thầm lách luật. Đề phòng mọi tình huống cãi vã tương lai thì bên mình luôn có lý. VN cũng đem dân ra TS dù ko hi vọng được công nhận là đảo. Phòng xa thôi.
VN thấy rằng về luật thế giới ko đồng ý. Thực tế chiếm hữu các nước đan xen nhau. Cũng chẳng lợi lộc gì. Chỉ tốn tiền giữ đảo.
Thế là VN là nước đầu tiên chủ động từ bỏ yêu sách 200HL ở những nơi gọi là "đá". Và thuyết phục các bên tranh chấp cũng làm tương tự. Coi như ko được ăn thì đạp đổ.
Phe Đông Nam Á có vẻ xuôi theo lựa chọn này. Phương án này cũng phù hợp lợi ích của Mỹ và các nước ngoài tranh chấp. Muốn biển Đông là vùng biển quốc tế, các tàu có quyền tự do hàng hải.
TQ ko muốn như vậy. Lý do có nhiều.
1. TQ muốn có vùng kiểm soát thực tế, hoặc ít ra là vùng cảnh báo trên biển Đông. Đây là vùng biển nước sâu, là nơi tầu ngầm hạt nhân TQ hoạt động. TQ ko muốn Mỹ cản đường tàu ngầm TQ triển khai. Đây cũng là một lối ra đại dương cho hải quân TQ, thoát cảnh hải quân đồng minh Mỹ bao vây.
2. Với vị thế nước lớn. TQ muốn quyền lực của mình càng rộng càng tốt. Nói nôm na là ko muốn ngang hàng về quyền lợi với mấy anh nhỏ nhỏ ĐNA, ít ra phải có lợi lớn hơn. Ko có công bằng gì ở đây cả.
3. Lý do lịch sử. TQ cần duy trì xung đột âm ỉ để kích thích lòng yêu nước, thái độ thù ghét hàng xóm. Ko ghét nhau thì đánh đấm làm sao.
Đài Loan cũng là bên có phần, lại là bánh to (đảo Ba Bình), nhưng thực lực ko đủ và thái độ bảo thủ hơn cả TQ. Nói chung vấn đề lớn nhất là Đài Loan nhập vào TQ. Lúc đó TQ ăn không đảo Ba Bình to nhất TS. Trở thành anh có quyền nhất trên thực tế.
Có cái bãi cạn sát đảo Ba Bình đã được Đài Loan dâng cho TQ. Nhân tố này khá là căng.
Tổng hợp nhiều vấn đề nên việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông và đường lưỡi bò ko thể xong bằng nước bọt được. Các đại ca bảo kê như Mỹ toàn xía vào ném đá hội nghị cho loạn thêm chứ ko thực lòng giúp phe nào, dù xoen xoét ủng hộ ĐNA.
Mong sao tranh chấp này đóng băng cho mọi người nhờ.