- Biển số
- OF-199370
- Ngày cấp bằng
- 23/6/13
- Số km
- 1,488
- Động cơ
- 334,284 Mã lực
Vâng đúng là cậu và dì .Cậu với Dì chứ cụ, Mợ là vợ của Cậu
Vâng đúng là cậu và dì .Cậu với Dì chứ cụ, Mợ là vợ của Cậu
Vầng mỗi vùng mỗi khác căng quá làm gì, đây đang nói chuyện của cụ thớt về chú và dì thôi ạ Bác trai Bác gái thì xưng hô là biết thôi, chỉ không biết là anh của bố hay của mẹ thôiCả hai là bác nghĩa là không phân biệt được đâu là gái đâu là trai đúng không bác?
Thế mới nói mỗi vùng miền gọi khác nhau, bên nào cũng có cái hay cái dở riêng, không đâu hay hơn hoặc dở hơn nơi còn lại.
Có ông trên bảo do biến đổi mới vãi, quá vãi, hehe.
Miền bắc cứ bên mẹ mà hơn tuổi là bác tất, không phân biệt trai gái, miền trung thì khác, miền nam em không rõ
Miền trung thì bên mẹ mà nữ thì dì tất, nếu nam thì là cậu tất, không phân biệt tuổi tác, miền bắc thì khác, miền nam em vẫn không rõ.
Thê nên không có công thức chung đâu mà cãi nhau
Cụ với người chú đó mới là người bị lẫn lộn đó
Cụ chủ thớt đúng rồi
Hình như em sai. Em bắt đầu bị loạn ngậu xịCụ thớt mới là đúng chứ mợ
Xưng hô như cụ thớt mới đúng chứ mợ, em của mẹ không cần biết họ hay ruột, xa hay gần thì con đều phải gọi bằng Dì.
Trường hợp 1 này ông chú của vợ cụ thớt đúng. Con gọi theo cách gọi của mẹ và nâng lên một cấp. Nhà quê cháu thì vợ cụ thớt gọi vợ chồng ông chú em ruột bố là chú và thím. Con của cụ thớt gọi là ông bà trẻ. Đối với con của ông chú vợ thì con cụ thớt gọi là chú và thím.Chào cccm. Về cách xưng hô giữa các mối quan hệ họ hàng trong tiếng Việt thì đúng là mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên em thấy thường chỉ khác biệt rõ rệt giữa ba miền. Nhưng ở đây trong trường hợp cụ thể ở miền Bắc thôi cũng có sự khác nhau, đặc biệt là họ nhà vợ với họ nhà mình; thế hệ F1 của mình. Vì vậy xin đăng đàn lên đây để cùng các cụ các mợ bàn luận và chia sẻ các trường hợp khác nữa .
Em quê ở TB, vợ HN. Về việc xưng hô giữa con nhà em và họ hàng đằng vợ, cụ thể là với các con của ông chú ruột vợ (em ruột nhạc phụ). Theo như em được học từ nhỏ cũng như bình thường ở dưới tỉnh thì thằng cu nhà em sẽ gọi con trai ông chú là cậu, gọi con gái ông chú là dì – vì lý luận là: em trai của mẹ là cậu, em gái của mẹ là dì, mẹ là mẹ của đối tượng gọi hô – thằng cu con em. Tuy nhiên ông chú thì cho rằng đây là họ đằng bố (nhạc phụ em) nên phải gọi là chú, là cô chứ KHÔNG được gọi là cậu, dì. Cậu dì chỉ khi họ đằng mẹ (nhạc mẫu em).
Tương tự, cụ nhạc cũng có trường hợp như sau: bà cô mà em ruột của mẹ cụ nhạc – bố vợ em gọi là dì ruột, chúng em gọi là bà – con gái bà theo như em hiểu thì sẽ là vai em của bố vợ, và em đương nhiên nghĩ gọi là cô mới đúng. Tuy nhiên cụ nhạc lại nói phải gọi là dì. ?!...
Cũng đôi lần tranh luận với các cụ về luận điểm của mình. Việc xưng hô này bên đằng vợ em đôi khi không quan trọng, vì thấy mấy ông anh chả ông nào quan tâm. Cứ gọi loạn hết cả lên, lúc cô lúc dì, lúc cậu lúc chú (cả họ đằng nhạc phụ và nhạc mẫu em) . Em thì tuy nghĩ luận điểm của mình là đúng nhưng tùy các cụ ấy đã nói như vậy rồi thì thế nào cũng được, chỉ là thắc mắc chút thôi
Cụ nói về thăm cụ ngoại ở đây là đúng rồi, vấn đề là ai về thăm cụ ngoại, nếu cụ về thăm thì là cụ bên mẹ cụ, con cụ về thăm thì là cụ bên vợ cụ!Xin hỏi các cụ, khi mình nói chuyện cuối tuần cho về cụ dưới quê vợ chơi, để người khác hiểu thì phải nói rõ là cụ ngoại bên vợ, cụ nội bên vợ à?
Chứ nếu nói xuống cụ ngoại chơi thì làm sao phân biệt được cụ ngoại bên mẹ mình với cụ ngoại bên mẹ vợ.