Bạn để chân côn thế nào khi tắc đường?

risktaker

Xe hơi
Biển số
OF-90850
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
176
Động cơ
406,698 Mã lực
Bài này chỉ dành cho những ai đi xe số sàn và hay bị tắc đường + mới lấy bằng! Thật tình cờ, đi xe đến mấy vạn km mà hôm vừa rồi mới phát hiện ra một điều thú vị.

Giả sử bạn đang trong tình huống tắc đường, phải nhích từng tí một, lại đi xe số sàn! Bình thường, bạn sẽ để gót chân trái chạm sàn và mũi chân trái đạp côn đúng không? Nhưng, nếu bạn cứ để thế nhấp, nhả để xe nhích đi, tôi đảm bảo chỉ 5-7 lần là chân côn sẽ chạy dần về giữa bàn chân chứ không còn ở mũi chân của bạn nữa, nhất là những xe côn nặng thì càng nhanh!

Và như thế là bạn không còn đạp côn sâu được nữa, bạn sẽ phải về số N để thả hẳn côn ra rồi để chân lại hoặc nhả hết côn để xe chạy rồi để chân lại! Hic, vậy cái phát hiện thú vị ở đây là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần nhấc gót chân lên đừng cho chạm sàn là được, chân côn sẽ không bao giờ bị chạy về giữa chân bạn nữa! Chỉ có điều lúc đầu chưa quen sẽ hơi khó có thể đạp quá sâu hoặc quá nông, nhưng chỉ vài lần tắc đường là bạn quen thôi và không bao giờ sợ phải về mo hay chịu hỏng chiếc giầy nữa!
 

toanthangcs

Xe điện
Biển số
OF-50729
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
2,642
Động cơ
478,558 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác chỉ được cái nói đúng!
 

NQP2011

Xe đạp
Biển số
OF-103691
Ngày cấp bằng
21/6/11
Số km
48
Động cơ
397,690 Mã lực
Vụ này thì khi học thầy giáo chỉ rồi mà, chắc có lẽ bây giờ học lái xe toàn xe ngon mà thầy giáo lại trẻ không để ý đến lắm. Chứ ngày xưa em học ở trong quân đội đi xe U oát chân côn thì nặng mà thầy giáo bắt phải đi treo chân côn cấm để trên sàn khi đỡ côn vì nếu để gót chân xuống sàn thì sẽ rất dễ bị trượt côn từ mũi chân xuống bụng chân. Nhiều khi đi học lái về mà chân trái nhức không chịu nổi. hehehe
 

batdauhoclai

Xe buýt
Biển số
OF-39715
Ngày cấp bằng
2/7/09
Số km
994
Động cơ
478,524 Mã lực
Hóa ra từ trước tới giờ em đi đúng kỹ thuật mà không biết, :D
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bài này chỉ dành cho những ai đi xe số sàn và hay bị tắc đường + mới lấy bằng! Thật tình cờ, đi xe đến mấy vạn km mà hôm vừa rồi mới phát hiện ra một điều thú vị.

Giả sử bạn đang trong tình huống tắc đường, phải nhích từng tí một, lại đi xe số sàn! Bình thường, bạn sẽ để gót chân trái chạm sàn và mũi chân trái đạp côn đúng không? Nhưng, nếu bạn cứ để thế nhấp, nhả để xe nhích đi, tôi đảm bảo chỉ 5-7 lần là chân côn sẽ chạy dần về giữa bàn chân chứ không còn ở mũi chân của bạn nữa, nhất là những xe côn nặng thì càng nhanh!

Và như thế là bạn không còn đạp côn sâu được nữa, bạn sẽ phải về số N để thả hẳn côn ra rồi để chân lại hoặc nhả hết côn để xe chạy rồi để chân lại! Hic, vậy cái phát hiện thú vị ở đây là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần nhấc gót chân lên đừng cho chạm sàn là được, chân côn sẽ không bao giờ bị chạy về giữa chân bạn nữa! Chỉ có điều lúc đầu chưa quen sẽ hơi khó có thể đạp quá sâu hoặc quá nông, nhưng chỉ vài lần tắc đường là bạn quen thôi và không bao giờ sợ phải về mo hay chịu hỏng chiếc giầy nữa!
Theo em, nhấc gót chân lên thì cảm giác điều khiển côn sẽ kém, đi đường đông, nếu cảm giác côn kém sẽ khó làm chủ tốc độ.
 

azzA

Xe tải
Biển số
OF-85234
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
421
Động cơ
412,160 Mã lực
Kinh nghiệm của em là, chạm gót sàn hay không là tùy vào côn của xe. Nếu côn nhẹ mà đi đường trường thì gót chạm sàn cho chân nhẹ nhàng, còn đi đường đông hoặc côn nặng thì cứ nhấc hẳn gót lên.
Về cảm giác thì nó không phụ thuộc vào gót chạm vào sàn hay không mà do mình đi đã quen hay chưa, nếu mình đi nhiều với gót nhấc lên thì cảm giác cũng tốt và không kém với đi gót chạm sàn
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
8,568
Động cơ
533,450 Mã lực
Cụ đang hướng dẫn sai đấy nhé, bất kỳ trường hợp nào gót chân côn (và chân ga) cũng phải để xuống sàn, cảm giác ra vào côn nó mới chuẩn được; Mới lái xe thì tốt nhất nên đi giày da thì cảm giác chân côn - ga rất thật.
 

đixemay

Xe máy
Biển số
OF-64301
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
87
Động cơ
437,970 Mã lực
Bác có cách nào mà đi đường đông đường tắc mà chân côn không bị mỏi không, cứ nhích tý tý một em thấy mỏi chân mà có lúc như bị chuột rút ấy chỉ sợ không đi được nữa. Với lại cupen côn của em bị kém nên cứ đạp côn liên tục là không thể chuyển số được nữa, có lúc hú vía nhưng chạy đường trường một lúc lại ngon ạ.
 

thuyoto

Xe đạp
Biển số
OF-103950
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
45
Động cơ
397,350 Mã lực
khi đi đường trường thì nên để cho chân ở bên côn được nghỉ ngơi. còn khi đi vào phố chân ở bên côn phải làm việc là đúng.
nhấc chân bên côn lên hay không là tùy thuộc vào thói quen của mỗi người.
đừng nên bắt chước người khác làm gì cho khổ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kinh nghiệm của em là, chạm gót sàn hay không là tùy vào côn của xe. Nếu côn nhẹ mà đi đường trường thì gót chạm sàn cho chân nhẹ nhàng, còn đi đường đông hoặc côn nặng thì cứ nhấc hẳn gót lên.
Về cảm giác thì nó không phụ thuộc vào gót chạm vào sàn hay không mà do mình đi đã quen hay chưa, nếu mình đi nhiều với gót nhấc lên thì cảm giác cũng tốt và không kém với đi gót chạm sàn
Thế thì cụ nên kiểm tra lại. Chạm gót xuống sàn thì khả năng điều khiển côn tinh tế hơn. Còn nhấc gót lên, sự tinh tế kém đi nhiều. Nó cũng giống như ta cầm bút viết, nếu tay cầm bút mà không tỳ lên bàn thì sẽ ko thể viết đẹp được.
 

Dunga

Xe buýt
Biển số
OF-3281
Ngày cấp bằng
5/2/07
Số km
727
Động cơ
562,794 Mã lực
Thế thì cụ nên kiểm tra lại. Chạm gót xuống sàn thì khả năng điều khiển côn tinh tế hơn. Còn nhấc gót lên, sự tinh tế kém đi nhiều. Nó cũng giống như ta cầm bút viết, nếu tay cầm bút mà không tỳ lên bàn thì sẽ ko thể viết đẹp được.
Cụ nói chuổn!
Các cụ đi MT mà nhấc gót được khỏi sàn để bon chen được dốc Bưởi - Nguyễn Khánh Toàn thì em phục cả nón.
 

quatmo212

Xe điện
Biển số
OF-3919
Ngày cấp bằng
21/3/07
Số km
2,229
Động cơ
572,888 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó có beer
cái này đi quen thì chỉ cần xoay dịch lòng bàn chân lùi xuống sao cho vừa tầm với chân côn là đc mà
 

kqt

Xe tải
Biển số
OF-83944
Ngày cấp bằng
27/1/11
Số km
211
Động cơ
413,700 Mã lực
Bác chỉ dẫn như vậy chỉ làm được khi chạy xe đã quen chân côn, cảm giác được chuẩn khi chân dù có đi giày hay dép. Ai mới lái nên trụ gót chân xuống sàn để vững chân mà cảm giác được mức độ vê côn.


Bài này chỉ dành cho những ai đi xe số sàn và hay bị tắc đường + mới lấy bằng! Thật tình cờ, đi xe đến mấy vạn km mà hôm vừa rồi mới phát hiện ra một điều thú vị.

Giả sử bạn đang trong tình huống tắc đường, phải nhích từng tí một, lại đi xe số sàn! Bình thường, bạn sẽ để gót chân trái chạm sàn và mũi chân trái đạp côn đúng không? Nhưng, nếu bạn cứ để thế nhấp, nhả để xe nhích đi, tôi đảm bảo chỉ 5-7 lần là chân côn sẽ chạy dần về giữa bàn chân chứ không còn ở mũi chân của bạn nữa, nhất là những xe côn nặng thì càng nhanh!

Và như thế là bạn không còn đạp côn sâu được nữa, bạn sẽ phải về số N để thả hẳn côn ra rồi để chân lại hoặc nhả hết côn để xe chạy rồi để chân lại! Hic, vậy cái phát hiện thú vị ở đây là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần nhấc gót chân lên đừng cho chạm sàn là được, chân côn sẽ không bao giờ bị chạy về giữa chân bạn nữa! Chỉ có điều lúc đầu chưa quen sẽ hơi khó có thể đạp quá sâu hoặc quá nông, nhưng chỉ vài lần tắc đường là bạn quen thôi và không bao giờ sợ phải về mo hay chịu hỏng chiếc giầy nữa!
 

BALTIC

Xe container
Biển số
OF-90880
Ngày cấp bằng
5/4/11
Số km
5,858
Động cơ
462,236 Mã lực
Kiểu gì cũng phải đặt gót chân lên sàn còn nhấc cả bàn chân đạp lên côn chỉ có người mới tập lái và khi xe tải to ngày xưa bàn đạp chân côn cách mặt sàn xe >20cm.
 

banphagia

Xe tăng
Biển số
OF-57137
Ngày cấp bằng
18/2/10
Số km
1,691
Động cơ
462,240 Mã lực
nhấc gót chân lên khỏi sàn thì mỏi lắm cụ ơi,mà cảm giác không nhạy mấy
 

Xe hoán cải

Xe buýt
Biển số
OF-51693
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
936
Động cơ
463,330 Mã lực
thầy em dạy vẩy mũi chân ạ , chứ ai nhấc cả gót thì không được rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top