[Công nghệ] Cách đánh số và tính công suất điều hòa nội địa Nhật

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,498
Động cơ
253,592 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
- Dạo qua phố phường và thị trường cháu thấy mọi người sử dụng điều hòa Nhật nội địa khá nhiều. Về giá cả hay chất lượng máy cháu không zám bàn " vì không ai hiểu chất lượng nó như thế nào bằng chính người bán và người đang sử dụng " :D.
- Các cụ có nhu cầu sử dụng máy ĐH nội địa cần chọn đúng đầu máy theo quy ước, công suất máy phù hợp với diện tích phòng. Tránh quá tải khi máy nhỏ lắp vào phòng lớn hơn công suất cần thiết, lâu ngày gây hỏng thiết bị.
- Với ĐH nhật nội địa thì chuyện này rất dễ, do cách tính của Nhật có khác chút. Vì thế nên các cửa hàng không uy tín, thường tư vấn đẩy công suất khi máy nén chạy overload để tính công suất thực cho ĐH. Với ĐH inverter thì khả năng máy nén chạy quá tải lên đến 130% là chuyện bình thường.
- Cách đánh số hay quy ước mã máy của các hãng từng thị trường khác nhau, sẽ có mã khác nhau:
VD; ĐH Việt Nam mã máy đaikin 2 chiều FTKS 25xxx = 9000BTU; 2,5KW ( tương đương )
FTKS 35xxx = 12.000 BTU; 3,5KW
ĐH panasonic CU/CS-E9xxx = 9000BTU; 2,5KW ( tương đương )
CU/CS-E12xxx = 12.000 BTU; 3,5KW
- Điều hòa nội địa thì người Nhật quy ước mã ĐH hay tính theo KW ( kw lạnh ) rất nhỏ, để tránh lãng phí đầu tư thiết bị cũng như điện năng. Theo các mã sau.


- Đầu 71 = 7,1KW; tương đương = 24,2k btu/h
- Đầu 63 = 6,3 KW;.................. 21,9k btu.
- Đầu 56 = 5,6 KW;..................19,1k btu.
- Đầu 50 = 5,0 KW; .................17k btu
- Đầu 40 = 4,0KW; ..................13.6k btu
- Đầu 36 = 3,6 KW; .................12,2k btu
- Đầu 28 = 2,8 KW....................9,5k btu
- Đầu 25 = 2,5KW;................... 8,5k btu
- Đầu 22 = 2,2KW; ...................7,5k btu
Đổi từ BTU/h sang KW hay ngược lại.
1W = 3,41214 Btu/h ( 1kW =3412,14 Btu /h )
1000 BTU =0,293 kW
1HP = 9000 BTU
- Việc quy đổi từ BTU sang W , kW là quy đổi của công suất làm lạnh chứ nó không phải là công suất tiêu thụ điện của máy.
Chọn máy ĐH cho phòng
- Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích, thể tích không gian cần làm lạnh. Để tính theo tiều chuẩn thì ta tính theo mét khối không khí m3; Cứ 1m3 cần 200BTU để lựa chọn đầu máy ĐH cho phù hợp.
VD; Phòng rộng 15m2, cao 3m thì cần lắp máy nào?
Ta có thể áp dụng công thức: 15 m2 x 3 x 200 BTU = 9000.
Vậy ta chọn máy 9000 BTU.
Máy ĐH nội địa Nhật thì Đầu 28 = 2,8 KW. Tương đương 10000 BTU.
- Nếu tường bị chiếu nắng, nhiều đồ, cửa không kín....thì ta có thể tăng thêm công suất thiết bị 20 - 30 %.
Chúc các cụ chọn được ĐH như ý. :D
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: edc

vuvancu0ng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-414079
Ngày cấp bằng
1/4/16
Số km
140
Động cơ
223,540 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
250 kim giang-thanh xuân-hà nội
em có lấy được quả điều hòa mini nhật về chả biết dùng thế nào cuối cùng sau 1 ngày nghịc kết quả là mang ra thợ
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
8,423
Động cơ
517,982 Mã lực
Nói thông số nghe thì hay nhưng nó cũ rồi lại đầu 1 thằng đít 1 con, cụ có phương pháp gì để xác định nó chạy có đúng theo như ghi trên nhãn máy không ạ.
 

Dr_nghi

Xe hơi
Biển số
OF-353119
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
145
Động cơ
266,303 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội


Bên gian hàng khác có cụ nói vậy. E ko biết nữa
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,526
Động cơ
678,707 Mã lực
TV, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh là e cứ chơi hàng mới, mặc dù e cũng chẳng khá giả gì. E xin lỗi nếu Cụ là người bán máy.:">
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,498
Động cơ
253,592 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
  • Vodka
Reactions: edc

ShenLong007

Đi bộ
Biển số
OF-341014
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
4
Động cơ
274,233 Mã lực
Đầu 22 phải là 2.2 x 3.41=7,5k BTU chứ cụ.
 

haindvnn

Xe máy
Biển số
OF-434192
Ngày cấp bằng
2/7/16
Số km
68
Động cơ
213,920 Mã lực
Tuổi
44
phòng em khoảng 32m phải dùng công suất bao nhiêu các cụ thông thái nhỉ.
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
8,710
Động cơ
367,698 Mã lực
Lý thuyết thì chủ thớt đúng rồi. Nhưng thực tế máy nhật nội địa kéo khoẻ hơn hàng liên doanh với hàng china đang bán mới ngoài thị trường.
Kinh nghiệm của em là "chia đôi" có nghĩa là máy 22 lắp đc cho phòng 11m2, máy 28 lắp cho phòng 14-16m2, máy 40 lắp cho phòng 20m2 thậm chí 25m2, máy 50 lắp cho phòng 25-30m2. Ước tính này dành cho chung cư đã đóng trần thạch cao, ko phải hướng nắng, cửa sổ kín ko bị hở. Nếu có bếp hay các thiết bị sinh nhiệt thì lắp loại cao lên chút cho thoải mái.
 

Nguyễn Đoàn HP

Xe điện
Biển số
OF-513234
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
2,333
Động cơ
199,155 Mã lực
Thừa hơn thiếu mà cụ. Xài dư công suất ra 1 chút như nhà em thấy khoẻ hẳn
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
2,170
Động cơ
275,441 Mã lực
- Dạo qua phố phường và thị trường cháu thấy mọi người sử dụng điều hòa Nhật nội địa khá nhiều. Về giá cả hay chất lượng máy cháu không zám bàn " vì không ai hiểu chất lượng nó như thế nào bằng chính người bán và người đang sử dụng " :D.
- Các cụ có nhu cầu sử dụng máy ĐH nội địa cần chọn đúng đầu máy theo quy ước, công suất máy phù hợp với diện tích phòng. Tránh quá tải khi máy nhỏ lắp vào phòng lớn hơn công suất cần thiết, lâu ngày gây hỏng thiết bị.
- Với ĐH nhật nội địa thì chuyện này rất dễ, do cách tính của Nhật có khác chút. Vì thế nên các cửa hàng không uy tín, thường tư vấn đẩy công suất khi máy nén chạy overload để tính công suất thực cho ĐH. Với ĐH inverter thì khả năng máy nén chạy quá tải lên đến 130% là chuyện bình thường.
- Cách đánh số hay quy ước mã máy của các hãng từng thị trường khác nhau, sẽ có mã khác nhau:
VD; ĐH Việt Nam mã máy đaikin 2 chiều FTKS 25xxx = 9000BTU; 2,5KW ( tương đương )
FTKS 35xxx = 12.000 BTU; 3,5KW
ĐH panasonic CU/CS-E9xxx = 9000BTU; 2,5KW ( tương đương )
CU/CS-E12xxx = 12.000 BTU; 3,5KW
- Điều hòa nội địa thì người Nhật quy ước mã ĐH hay tính theo KW ( kw lạnh ) rất nhỏ, để tránh lãng phí đầu tư thiết bị cũng như điện năng. Theo các mã sau.


- Đầu 71 = 7,1KW; tương đương = 23k btu/h
- Đầu 63 = 6,3 KW;.................. 20k btu.
- Đầu 56 = 5,6 KW;..................18k btu.
- Đầu 50 = 5,0 KW; .................16k btu
- Đầu 40 = 4,0KW; ..................14k btu
- Đầu 36 = 3,6 KW; .................12k btu
- Đầu 28 = 2,8 KW....................10k btu
- Đầu 25 = 2,5KW;................... 8k btu
- Đầu 22 = 2,2KW; ...................6k btu
Đổi từ BTU/h sang KW hay ngược lại.
1W = 3,41214 Btu/h ( 1kW =3412,14 Btu /h )
1000 BTU =0,293 kW
1HP = 9000 BTU
- Việc quy đổi từ BTU sang W , kW là quy đổi của công suất làm lạnh chứ nó không phải là công suất tiêu thụ điện của máy.
Chọn máy ĐH cho phòng
- Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích, thể tích không gian cần làm lạnh. Để tính theo tiều chuẩn thì ta tính theo mét khối không khí m3; Cứ 1m3 cần 200BTU để lựa chọn đầu máy ĐH cho phù hợp.
VD; Phòng rộng 15m2, cao 3m thì cần lắp máy nào?
Ta có thể áp dụng công thức: 15 m2 x 3 x 200 BTU = 9000.
Vậy ta chọ máy 9000 BTU.
Máy ĐH nội địa Nhật thì Đầu 28 = 2,8 KW. Tương đương 10000 BTU.
- Nếu tường bị chiếu nắng, nhiều đồ, cửa không kín....thì ta có thể tăng thêm công suất thiết bị 20 - 30 %.
Chúc các cụ chọn được ĐH như ý. :D
Lý thuyết chọn công suất điều hoà khác nhiều so với cách tính của bác. Công suất máy điều hoà phụ thuộc vào năng lượng sinh ra trong căn phòng bao gồm cả năng lượng hấp thụ từ bên ngoài. Cách tính của cụ là tính theo kinh nghiệm đối với phòng làm việc hoặc phòng sinh hoạt thông thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top