- Biển số
- OF-53142
- Ngày cấp bằng
- 18/12/09
- Số km
- 7,742
- Động cơ
- 526,850 Mã lực
E mượn đất nhà mềnh để lập thớt cho bọn e bàn bạc chi tiết về chuyến đi phượt nhân ngày 30/4 tới. Cung đường HN-ĐN-HN
E mời các cụ: [@Grandis;5218] ; cụ [@tuan_anhnth;194105] ; cụ [@3077;146453] vào thống nhất lịch trình và bàn công tác chuẩn bị ạ
Các lão nhà Eva có đi thì đi cùng bọn e luôn nhé
Lịch trình cơ bản
Một số lựa chọn chơi ở Huế
E mời các cụ: [@Grandis;5218] ; cụ [@tuan_anhnth;194105] ; cụ [@3077;146453] vào thống nhất lịch trình và bàn công tác chuẩn bị ạ
Các lão nhà Eva có đi thì đi cùng bọn e luôn nhé
Lịch trình cơ bản
Một số công tác chuẩn bịSau khi tham khảo lịch trình của các cụ, em cũng đã lên được lịch cho đoàn nhà mình ạ. Hiện tai đến thời điểm này chốt đoàn là 5, trong đó có 1 cụ sẽ gặp đoàn tại Quảng Bình do trên đường đi phải ghé một số điểm để lấy tin bài (nhà báo ạ)
Lịch đi như sau các cụ tham khảo có gì góp ý để em hoàn thiện hơn ạ
Ngày 01 (26/04 – chủ nhật): Hà Nội – Quảng Bình (500 km).
• Xuất phát lúc 5h00 sáng, (em đang phân vân giữa đi QL1 và HCM.
• Ăn trưa Kỳ Anh Hà Tĩnh.
• Chiều: Xuất phát và đến Đồng Hới - Quảng Bình (dự kiến 17h). Trên đường rẽ Vũng Chùa Mộ Tướng Giáp.
Nghỉ tại QB:
Ngày 02 (27/04 – Thứ Hai): Quảng Bình – Đà Nẵng (330km)
• Xuất phát lúc 8h00 sáng, đi QL1A, ghé thăm cầu Hiền Lương
• Ăn trưa ở Lăng Cô. Đi đèo Hải Vân kêt hợp tham quan và đến Đà Nẵng.
• Đến Tp. Đà Nẵng lúc 16.00 chiều
• Nhận phòng tại khách sạn:
• Nghỉ ngơi, ăn tối, tham quan loanh quanh Thành phố
Ngày 03 (28/04 – Thứ Ba): Đà Nẵng
• Sáng tắm biển, café la cà
• Đi Tháp Mỹ Sơn:
• Tắm suối khoáng bùn Phước Nhơn
• Đi chơi vượt thác ở khu Hòa Phú Thành
• Chiều lượn bán đảo Sơn Trà. Thăm chùa Linh Ứng.
• Ăn tối sớm xem bắn pháo hoa
Ngày 04 (29/04 – Thứ Tư): Đà Nẵng
• Sáng tắm biển, café la cà, tiêp tục đi tham quan các điểm quanh ĐN
• Ăn tối sớm xem bắn pháo hoa
(Hai ngày 28-29 các cụ có thể đi chơi các địa điểm gần TP để tối còn xem pháo hoa-có rất nhiều điểm vui chơi em đã post trong bài )
Ngày 05 (30/04 – Thứ Năm): Đà Nãng-Hội An
• Sáng 8h xuất phát đi Bà Nà Hill (45km từ Tp.Đà Nẵng). Cho trẻ con đi cáp treo tham quan khu vui chơi (vé cáp treo và vui chơi cho 2 người lớn + 2 trẻ con = 1,4T). Chuyến đi này sẽ kéo dài từ sáng đến chiều.
• Chiều trả phòng, lên đường đi Hội An. Thăm Ngũ Hành Sơn.
• Ăn tối vui chơi tại Hội An và quay về KS
Ngày 06 (01/05 – Thứ Sáu): Đà Nãng - Huế
• Sáng: Đi chợ Hàn mua quà, quay về check out khách sạn. Tầm 10h30 xuất phát đi Huế, ăn trưa tại Huế
• Chiều: đi thăm lăng Minh Mạng rồi về đi thuyền dọc sông Hương nghe ca Huế. Ăn các món Huế
• Nghỉ tại Huế: khách sạn DMZ (21 Đội Cung).
Ngày 07 (02/05 – Thứ Bảy): Huế - Vinh (370km = 6h30’ lái xe)
• Sáng 7h-9h ăn sáng café bên sông Hương. 9h xuất phát đi Vinh.
• Ăn trưa tại Tp.Đồng Hới – Quảng Bình
• Đến Vinh lúc 17h chiều. Ăn tối và nghỉ tại Ks.Hoa Phượng Đỏ (72 Lê Lợi) hoặc Hữu Nghị - Vinh (74 Lê Lợi).
Ngày 08 (03/05 – Chủ nhật) : Vinh – Hà Nội (360km = 5h lái xe )
• Sáng 8h xuất phát về Hà Nội. Đi QL1A đến ga Yên Lý rẽ trái theo QL48 đi thị xã Thái Hòa để đón đường HCM – cao tốc Láng Hòa Lạc.
• Ăn trưa tại Ninh Bình hoặc Thanh Hóa
• Về đến nhà lúc 16h chiều. Kết thúc chuyến đi.
Về phòng nghỉ: Vẫn chưa chốt được, cơ bản là như thế nàyGiá phòng ngày lễ nên loanh quanh 1 củ như trên với em thì ok ạ.
Em xin bổ sung thông tin buổi họp hôm trước về chi phí thì tạm thống nhất như sau (có j anh Ken update lên bài 1 nhé):
- Ngày xuất phát (hoặc mấy buổi off trước khi đi) mỗi nhà đi tạm nộp 2tr, tiền này dùng cho ăn uống ngày 26-27 (ngày cả đoàn đi chung từ HN vào ĐN). Sau đó thiếu thì nộp thêm, thừa thì tính kế tiêu tiếp cho hết . Hiện giờ chưa thống nhất là nộp cho ai nhưng hôm off thì e hóng được là vợ cụ Tuấn Anh làm kế toán trưởng nên em đề xuất để vợ cụ TA cầm quĩ.
- KS mọi người có thể tự đặt hoặc thống nhất đặt chung sau đó của nhà nào tự thanh toán, với các KS cần thanh toán trước thì hôm off trước khi đi sẽ nộp tiền cho người đứng ra đặt.
- Về ăn chơi ở ĐN thì ăn chơi buổi nào sẽ chia tiền luôn hoặc cuối ngày đó chia tiền vì vào ĐN có thể có 1 vài gia đình sẽ đi chương trình riêng.
Về xe cộ thì mọi người chủ động kiểm tra xe, lốp dự phòng. Đồ cứu hộ cơ bản như bơm, đồ vá lốp, dây câu, cáp kéo,... thì xe anh Ken là đủ nhất (có cả 4 bộ đàm luôn ), các xe khác có thể chủ động chuẩn bị thêm nhưng em nghĩ cũng k cần tất cả đều có, chủ yếu là check xe thôi.
Về chương trình đi em đề xuất mấy điểm thế này, em vào ĐN nhiều nhưng đi công tác nên toàn ngồi uống bia chả được đi mấy: (Cụ Grandis đã lên chi tiết và cụ 3077 cũng đã cơ bản ok nên e ko up lịch của cụ 3077)
..........................................
Ngày 3/5: Về HN thôi
QB và Huế em sẽ đặt, đặt xong e báo các cụ để ọp ẹp luôn ạ
Về cung đường: Chưa chốt được HCM hay QL1Các cụ bàn bạc làm em thấy phấn khởi quá, háo hức đến ngày đi ... tình hình khách sạn chưa hỏi được vì quản lý đi Thái chưa về. Giá phòng ngày thường 700-800 nếu dịp cao điểm dự kiến 1200. Anh em đi cùng cho chút ý kiến, có ở đây không hay là ở nhà bác Grandis, hoặc là thuê khách sạn gần Cầu sông Hàn mặt sau???
Một số lựa chọn chơi ở Huế
Một số điểm ăn chơi trác tán ở Đà NẵngLich ăn chơi và lang thang tại Huế
10h xuất phát từ Đà Nẵng đi Huế
12h: Nhận phòng - Ăn trưa
Cơm hến là món ăn dân dã mà nếu chưa thuởng thức thì chưa thật sự hiểu về ẩm thực cố đô. Bạn có thể tìm thấy món đặc sản Huế này ở mọi nơi trong thành phố. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là ở Cồn Hến và các quán trên đường Phạm Hồng Thái, Trương Định. Chỉ vài chục nghìn bạn có thể no bụng với tô cơm hến
13h: Đi chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba không chỉ trung tâm thương mại lớn mà còn là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của xứ Huế. Bạn có thể tìm mua các mặt hàng truyền thống ở đây như nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn Tuần, sen khô hồ Tịnh Tâm… và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân.
15h: Tham quan Đại Nội
Đại Nội nằm trong Kinh thành Huế cách cầu Trường Tiền hơn 1 km. Với vé vào cửa là 75.000 đồng/ người/ lượt, bạn sẽ được thăm quan Bảo tàng Cổ vật cung đình và toàn bộ khu Đại Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn như lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, biểu diễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa, Đại nhạc tại Thế Miếu và Ca Huế tại cung Trường Sanh. Nếu không thuê xe điện để di chuyển trong Đại Nội, bạn nên mang giày thấp để đi lại cho thoải mái.
17h: Ghé chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km là ngôi chùa nổi tiếng nhất đất cố đô nằm bên dòng Hương Giang thơ mộng. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc cổ kính và trữ tình, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng với vườn thông và hoa cỏ phía sau. Dù không phải là người theo tín ngưỡng, nhưng khi bước chân vào đây, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng.
18h: Ăn tối
Thưởng thức cơm cung đình hay còn gọi là cơm vua là một trải nghiệm thú vị khi đến Huế. Thực đơn cơm vua được chọn từ 8 đến 10 món đặc sắc, trong đó không thể thiếu là món nem công, chả phụng, các loại bánh Huế và chè hạt sen Tịnh Tâm. Bạn có thể tìm ăn cơm vua ở một số nhà hàng, khách sạn trên đường Lê Lợi với mức giá dao động từ 500.000 đồng một bữa trở lên.
19h: Nghe hát trên sông Hương
Một thú vui tao nhã nhưng tuyệt vời cho du khách đến thăm Huế là đi du thuyền trên sông Hương ban đêm, ngắm ánh trăng thơ mộng và nghe ca Huế. Với giá 100.000 đồng/ người, bạn sẽ được thưởng thức những làn điệu trầm bổng từ giọng ca ngọt ngào mượt mà của những cô gái Huế.
22h: Đi bộ cầu Trường Tiền
Trong không gian yên bình, thả bộ trên cầu Trường Tiền – biểu tượng của người dân xứ Huế là một cảm giác rất thư thả và bình yên. Vào những đêm cuối tuần, cầu Truờng Tiền nổi bật và rực rỡ trong bộ cánh lấp lánh sắc màu của ngàn ánh điện lung linh. Bạn cũng có thể hòa vào dòng người mua sắm trên phố đi bộ ở chợ đêm ngay chân cầu Trường Tiền.
7h: Ăn sang – Xuất phát đi Vinh
Cũng đuối đây
Các điểm ăn chơi khi đến Đà Nẵng
KHU TRUNG TÂM: QUẬN THANH KHÊ VÀ HẢI CHÂU
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm): bảo tàng duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm, lưu giữ những di vật của Vương quốc Chăm-pa xưa.
Đình làng Hải Châu: Đình cổ nhất tại Đà Nẵng
Nghĩa Trủng Hòa Vang: quần thể các di tích Phế tích tháp Hóa Quê, Miếu Bà, giếng cổ Chăm, phế tích tháng Chăm và Nhà thờ Tiền hiền làng Hóa Quê. Đây là điểm tham quan nổi bật của du lịch Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn: là cây cầu quay duy nhất tại Việt Nam hiện nay, biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Hàng ngày, phần giữa cầu sẽ quay 90 độ quanh trục vào lúc 0h30, mở đường cho tàu lớn qua, và quay trở lại như cũ vào lúc 3h30.
Cầu Rồng: cầu mới khánh thành năm 2013, nối thẳng trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. “Con rồng” trên cầu có khả năng phun lửa và phun nước như thật vào lúc 21h các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
Chợ Cồn: là khu mua bán lớn nhất TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Lượng khách đến với chợ Cồn hiện nay không chỉ đơn thuần để mua sắm mà đây còn là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng.
Vị trí: Chợ Cồn thuộc phường Hải Châu II, quận Hải Châu, nằm ở ngã tư đường Hùng Vương – Ông Ích Khiêm.
KHU BÁN ĐẢO SƠN TRÀ / NÚI KHỈ:
Chùa Linh Ứng: Chùa Linh Ứng Sơn Trà hay còn gọi là chùa Linh Ứng Bãi Bụt (phân biệt với chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và chùa Linh Ứng Bà Nà) là ngôi chùa lớn nhất thành phố Đà Nẵng cả về quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật.
Suối Tiên và suối Đá: hai con suối đẹp hoang sơ nằm ở núi Sơn Trà, là những địa điểm dừng chân quen thuộc trong lịch trình các tour du lịch Đà Nẵng đi bán đảo Sơn Trà.
Bãi Bụt (Vịnh Bụt): Nằm ẩn mình trong một eo biển rất đẹp, bãi Bụt là nơi giao hòa giữa biển cả với núi rừng.
Bãi Bắc: là điểm đến mới phát triển của du lịch Đà Nẵng, nằm trong vịnh biển phía bắc bán đảo Sơn Trà.
CÁC BÃI BIỂN BỜ ĐÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bãi biển Mỹ Khê: Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Bãi biển Phạm Văn Đồng: Đây là bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng, là địa điểm thu hút cư dân địa phương và khách du lịch khắp nơi. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông
Bãi biển Bắc Mỹ An: là một bãi tắm ở phường Bắc Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Cát trắng mịn và nước trong xanh với nhiệt độ ít chênh lệch quanh năm là ưu điểm của bãi tắm này.
KHU NGŨ HÀNH SƠN
Chùa Tam Thai: nằm ở phía tây ngọn Thủy Sơn, một trong năm ngọn núi nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước: là nơi sản xuất đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Vị trí: đá mỹ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Bãi tắm Non nước: dài 5km có khu du lịch với đồi thông thoáng mát dưới Ngũ Hành Sơn. Bãi tắm cát trắng mịn, có độ dốc thoai thoải, sóng êm. Nước biển không bị ô nhiễm, trong sạch, cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch Đà Nẵng.
KHU XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bà Nà – Núi Chúa: Là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Đây là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.
Đèo Hải Vân: Là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân là ranh giới giữa hai miền Nam – Bắc.
Làng chiếu Cẩm Nê: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn.
Làng cổ Túy Loan: nằm về hướng Tây Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 15km. Làng cổ Túy Loan đã có trên 500 tuổi. Đến làng cổ Túy Loan, du khách không nên bỏ lỡ dịp được nếm thử món đặc sản bánh tráng và Mỳ Quảng nức tiếng xa gần của du lịch Đà Nẵng.
Rạn Nam Ô: Cách trung tâm làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng – nằm giữa Đà Nẵng và đèo Hải Vân) khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. Rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý.
Các cụ tham khảo đi hết được mấy chỗ này là đuối hàng luôn ạ
Chỉnh sửa cuối: