[ATGT] "Bám mít khi chạy nhanh" - Chuyện không chỉ riêng ta

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Quan điểm của người nghiên cứu an toàn giao thông về bám mít : (tiếp)


"Theo sau" hay "bám mít" ở khoảng cách quá gần, ngoài việc là một vấn đề xã hội thì còn được coi là một vấn đề an toàn giao thông lớn. Do đó, trong những năm qua, các chuyên gia an toàn và các nhà giáo dục lái xe đã đề xuất ra các quy tắc.

Quy tắc đầu tiên trong số đó là quy tắc chiều dài xe. Đó là với tốc độ 16 km/h, khoảng cách giữa hai xe nên bằng một lần chiều dài xe.Ởtốc độ 36 km/h, khoảng cách nên là hai lần chiều dài xe, và ở tốc độ 96 km/h - sáu lần chiều dài xe.


Sau đó, quy tắc này nhường chỗ cho quy tắc 2 giâycó tính khoa học hơn. Điều này có nghĩa duy trì khoảng cách hai giây sau chiếc xe phía trước. Quy tắc này được áp dụng đối với bất kỳ tốc độ nào. Hai giây này có thể tương ứngkhoảng cách bằng một hoặc hai lần chiều dài xe. Ở tốc độ cao hơn (ví dụ trên đường cao tốc), khoảng cách này sẽ lớn hơn nhiều.

Nguyên tắc 2 giây dựa vào thời gian nhận biết và thời gian phản ứng. Nếu người lái xe phía trước đạp phanh đột ngột, người lái xe phía sau sẽ mất một thời gian để nhìn thấy điều gì đang xảy ra và sau đó là cần một khoảng thời gian nữa để phản ứng (chân từ bàn đạp ga chuyển sang bàn đạp phanh). Nếu bạn không bắt đầu phanh trước khi xe của bạn chạy đến điểm (vị trí) tương ứng trên đường mà người lái xe phía trước đã bắt đầu phanh (giả sử cả hai bộ phanh của hai xe có sức mạnh ngang nhau) thì ít nhất về phương diện lý thuyết, xe của bạn sẽ đâm vào chiếc xe phía trước.

Các tài liệu hướng dẫn, giảng dạy lái xe sử dụng thời gian nhận biệt và thời gian phản ứng là khoảng một nửa đến ba phần tư giây. Phần còn lại có thể được xem như là "ngưỡng an toàn".

Có một điểm đơn giản như chính cách gọi quy tắc này. Quy tắc 2 giây không phải là luôn luôn rõ ràng đối với học viên hoặc người hướng dẫn/giảng viên của học viên này
 
Chỉnh sửa cuối:

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Quan điểm của người nghiên cứu an toàn giao thông về bám mít : (tiếp)

Quy luật 2 giây cũng có nhược điểm.

Một trường hợp điển hình đó là trong vài năm trở lại, vạch sơn dích dắc (kiểu chữ V - chưa dùng phổ biến tại Việt Nam) được vẽ trên một đường cao tốc có mật độ giao thông lớn gần Toronto, Canada, như là một cách để mô tả cho người lái xe đang ở tốc độ 100 km/h biết khoảng cách nên duy trì giữa xe của họ và xe phía trước. Các đơn vị quản lý đã nhận được nhiều lời chỉ trích vì điều đó làm người lái xe bị "phân tâm" trong quá trình lái xe. Người lái xe cũng như các nhà phê bình nói rằng, không nên nhìn xuống vỉa hè khi di chuyển trong điều kiện giao thông bận rộn hoặc có mật độ lớn, mà tốt hơn nên hướng tầm nhìn lên và xa ra phía trước.

Quy tắc 2 giây không phải là một cái gì đó cần được tính ra thường xuyên khi bạn lái xe mà là một cách để đạt được một cảm giác về "khoảng cách" hai giây ở các tốc độ khác nhau.

Một cách tốt hơn là cần phải có một người đi cùng kiểm tra khoảng cách 2 giây này và nói với người lái xe.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhconspq

Xe hơi
Biển số
OF-64395
Ngày cấp bằng
18/5/10
Số km
148
Động cơ
438,490 Mã lực
Nơi ở
463 Hoàng Hoa Thám, HN
E ghét bám mít và chiếu pha.
Em cũng ghét nhất loại này.
Đi trên đường vành đai 3 trên cao (HN) buổi tối nhưng đèn sáng choang mà nhiều cụ cứ pha xenon bám mít ko xin vượt mới đau, cứ vám mít thôi, mình vẫn phải xi nhan phải nhường cụ ấy đi trước ☺
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiện tượng bám mít phổ biến trên vành đai 3, nhiều lúc nhìn các cụ cách nhau có 1m, 2m mà vẫn đang tốc độ 70-80km/h, kinh hồn.
1m, 2m là không có đâu. Nhưng những người bám mit xe khác khi chạy là những người hơi thiếu i ốt, có lẽ cũng tương tự như những người không thắt dây an toàn. Họ nghĩ rằng: vớ vẩn, tai nạn có khi nào xẩy ra với ta, nó chỉ xẩy ra với ai đó thôi chứ. Bám mít hằng ngày có sao đâu... bla, bla...
Vậy thôi. Bám mít xe con thì có thể chỉ thiệt hại về kinh tế, còn bám mít xe tải là có thể phải trả giá nặng hơn, thậm chí rất, rất nặng.
 

cerat

Xe container
Biển số
OF-305308
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
6,344
Động cơ
355,444 Mã lực
Nơi ở
năm châu bốn bể
Website
www.cerat.com.vn
ghét nhất cái bọn chạy cao tốc, chạy chậm mà cứ nhằm làn trong cùng, xin vượt cũng ko cho. đây là một trong những nguyên nhân gây dồn toa
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
E ghét bám mít và chiếu pha.

Em cũng ghét nhất loại này.
Đi trên đường vành đai 3 trên cao (HN) buổi tối nhưng đèn sáng choang mà nhiều cụ cứ pha xenon bám mít ko xin vượt mới đau, cứ vám mít thôi, mình vẫn phải xi nhan phải nhường cụ ấy đi trước ☺
ghét nhất cái bọn chạy cao tốc, chạy chậm mà cứ nhằm làn trong cùng, xin vượt cũng ko cho. đây là một trong những nguyên nhân gây dồn toa
Thế cụ đã dính lúc đường đông, các xe đi khoảng 70-80 (tất cả các đường) mà có thằng cứ sát mít, còi và pha chưa? Chưa kể lúc vượt vài xe bên phải liền, mình đang vượt lưng chừng (ko phải đi song song với xe bên phải nhé) mà vẫn có bố cứ sát mít còi, pha?
Cái văn hóa éo gì văn hóa chạy vung cả xích chó. Em Chạy đúng làn, đúng tốc độ còn muốn vượt thế nào thì kệ mẹ cụ. Đúng là văn hóa chim lợn
Em thấy tình trạng chung của rất nhiều người đó là không có văn hoá nhường các cụ nhé.Nhiều cụ cứ nghĩ chạy làn trái hết tốc độ tối đa rồi kẹ mẹ chúng mày muốn vượt thế nào thì kệ.Nói các cụ nào hay chạy không chịu nhường mà cứ bám trái thực sự thiếu i ốt trầm trọng.Ngoài ra để xe sau cứ bám đuôi càng là người thiếu i ốt cũng trầm trọng không kém

Tại sao,em xin nói lý do rất đơn giản.Khi luôn đi bên trái kệ cho xe sau,tất nhiên khi xe không thoát thì sẽ có 3 4 5 thậm chí nhiều xe hơn nối đuôi nhau.Nếu xe thứ 2 vượt phaỉ chạy song song thì xe thứ 3 phía sau chốt đuôi.Như vậy là xe bị vây 2 mặt,trong trường hợp nếu có ổ gà,vũng nước,người qua đường hay trâu bò lợn gà chim chóc nó lượn qua là không có lối thoát.Nếu xe 2 vượt lên trên đầu và ra làn trái,xe số 3 vượt phải đi song song,còn xe 4 chốt đuôi thì khả năng toi của cái ông đầu tiên cao hơn rất nhiều khi bị vây 3 phía.Mà nếu có bị đâm thì thằng số 2 dẫn đầu coi như vô can vì thằng đi phía sau đâm.Nên trong trường hợp thấy xe sau bám sát thì tốt nhất nên xi nhan phải đi sang làn bên phải nhường cho nó chạy trước

Thứ 2 là cách vượt xe,dù trên đường cao tốc hay ngoài đô thị.Nếu thấy xe tải,xe khách thì không được đi song song với nó,đã vượt là phải vọt nhanh qua nó.Chỉ có thằng dốt mới vượt từ từ.Tại sao,xe tải nhất là công luôn chạy xe trong tình trạng nóng lốp dù không phanh do tải nặng.Nếu như xe tải nổ lốp mà ông nào chạy xe ngay cạnh coi chừng bay luôn.Còn đối với xe khách,không 1 cái xe nào trừ xe Sprinter 16 chỗ có cân bằng điện tử.Thế nên xe khách nó đã chạy nhanh là nó hay vả đuôi,vẫy đuôi,trên bảo dưới không nghe(xe từ 29 trở lên,mà xe đều không có ESP thì nó vẫy đuôi dữ dội khi chạy tốc độ cao)

Còn các cụ chạy sao có văn hoá thì không phải là nói mồm mà cần phải có người ngồi xe nói mới hiểu được.Chạy sao cho người ngồi sau vẫn an tâm ngủ đến khi đến nơi chứ không phải làm người ngồi xe tự dưng mất mấy giây tuổi thọ vì người lái xe

Còn quan điểm của em,chạy sao cho hết tốc độ tối đa cho phép.Trong phố cho chạy chỗ nào 60 thì chạy đến 60 thật nhanh.Chỗ nào cho chạy 50 thì chạy đến tốc độ đó thật nhanh trừ tắc đường.Ngoài đô thị cũng vậy,ô tô chạy làm sao cho đạt đến tốc độ tối đa.Còn xe sau muốn vượt cho vượt luôn.Khi xe đi sau nó áp sát bất kể có nháy đèn,bật xi nhan hay không cho vượt luôn
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,628
Động cơ
970,395 Mã lực
Em thấy tình trạng chung của rất nhiều người đó là không có văn hoá nhường các cụ nhé.Nhiều cụ cứ nghĩ chạy làn trái hết tốc độ tối đa rồi kẹ mẹ chúng mày muốn vượt thế nào thì kệ.Nói các cụ nào hay chạy không chịu nhường mà cứ bám trái thực sự thiếu i ốt trầm trọng.Ngoài ra để xe sau cứ bám đuôi càng là người thiếu i ốt cũng trầm trọng không kém

Tại sao,em xin nói lý do rất đơn giản.Khi luôn đi bên trái kệ cho xe sau,tất nhiên khi xe không thoát thì sẽ có 3 4 5 thậm chí nhiều xe hơn nối đuôi nhau.Nếu xe thứ 2 vượt phaỉ chạy song song thì xe thứ 3 phía sau chốt đuôi.Như vậy là xe bị vây 2 mặt,trong trường hợp nếu có ổ gà,vũng nước,người qua đường hay trâu bò lợn gà chim chóc nó lượn qua là không có lối thoát.Nếu xe 2 vượt lên trên đầu và ra làn trái,xe số 3 vượt phải đi song song,còn xe 4 chốt đuôi thì khả năng toi của cái ông đầu tiên cao hơn rất nhiều khi bị vây 3 phía.Mà nếu có bị đâm thì thằng số 2 dẫn đầu coi như vô can vì thằng đi phía sau đâm.Nên trong trường hợp thấy xe sau bám sát thì tốt nhất nên xi nhan phải đi sang làn bên phải nhường cho nó chạy trước

Thứ 2 là cách vượt xe,dù trên đường cao tốc hay ngoài đô thị.Nếu thấy xe tải,xe khách thì không được đi song song với nó,đã vượt là phải vọt nhanh qua nó.Chỉ có thằng dốt mới vượt từ từ.Tại sao,xe tải nhất là công luôn chạy xe trong tình trạng nóng lốp dù không phanh do tải nặng.Nếu như xe tải nổ lốp mà ông nào chạy xe ngay cạnh coi chừng bay luôn.Còn đối với xe khách,không 1 cái xe nào trừ xe Sprinter 16 chỗ có cân bằng điện tử.Thế nên xe khách nó đã chạy nhanh là nó hay vả đuôi,vẫy đuôi,trên bảo dưới không nghe(xe từ 29 trở lên,mà xe đều không có ESP thì nó vẫy đuôi dữ dội khi chạy tốc độ cao)

Còn các cụ chạy sao có văn hoá thì không phải là nói mồm mà cần phải có người ngồi xe nói mới hiểu được.Chạy sao cho người ngồi sau vẫn an tâm ngủ đến khi đến nơi chứ không phải làm người ngồi xe tự dưng mất mấy giây tuổi thọ vì người lái xe

Còn quan điểm của em,chạy sao cho hết tốc độ tối đa cho phép.Trong phố cho chạy chỗ nào 60 thì chạy đến 60 thật nhanh.Chỗ nào cho chạy 50 thì chạy đến tốc độ đó thật nhanh trừ tắc đường.Ngoài đô thị cũng vậy,ô tô chạy làm sao cho đạt đến tốc độ tối đa.Còn xe sau muốn vượt cho vượt luôn.Khi xe đi sau nó áp sát bất kể có nháy đèn,bật xi nhan hay không cho vượt luôn
Tóm gọn những điều cụ viết, cả ông chạy trước và sau, đều nên có tính kiên nhẫn và nhường nhịn. Đơn giản vậy thôi. Xin vượt thì cũng phải củ từ, chứ ko kiểu xe trước đang vượt xe khác, ông đi sau cứ dí mít, còi với pha loạn xị cả lên. Còn chuyện đi max tốc hay ko, thì tuỳ mỗi người.
 

kmc1085

Xe tải
Biển số
OF-396185
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
382
Động cơ
237,357 Mã lực
E thấy nước ngoài họ đi giữ rất đúng khoảng cách mà nhiều khi còn tai nạn. Nhiều cụ đi đường bám mít, vượt láo, e đi sau nhìn mà hãi. Nhanh chậm gì chứ
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
Em đọc thấy có cụ máu chiến quá. Dù là bực mình vì nhiều hành động ko đẹp, không văn minh an toàn khi đang phi ở tốc độ cao thì ta cũng ko nên có thái độ trả đũa hoặc bực tức. Với em thì bình thản, nhường đường, ko bật pha trả đũa hoặc rà phanh... tùy tình huống. Em luôn cố gắng giữ an toàn cho mình và người khác. Kẻ gây khó chịu thật ra chỉ vô hình lướt qua, không đáng để em bận tâm. Và em cũng ko đủ sức dạy họ cách lái xe an toàn.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Em xin tiếp ạ.

"Động cơ bám mít"

Bạn đang ở trên làn vượt, bạn đang vượt, nhưng người lái xe phía sau muốn bạn chạy nhanh hơn, vì vậy bạn đã có một "kẻ bám mít".

OK, bây giờ bạn đang ở làn đường giữa, hai làn bên vẫn trống và bạn vẫn có một kẻ bám mít. Điều này có lẽ chỉ do đãng trí hoặc chỉ là sự uể oải đằng sau cái chắn bùn xe bạn.

Sau đó, bạn ở trong tình huống giao thông đa làn bận rộn và tất cả mọi người được "bám mít", nhưng có lẽ trong trường hợp này họ chỉ bảo vệ "lãnh thổ của họ", không muốn bất cứ ai được vào khoảng trống (trên làn đường) trước mặt họ.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
"Động cơ bám mít" - tiếp

Một trong những lý do ngu ngốc và cực đoan nhất cho việc bám mít là tránh sức cản gió. Bằng cách nào đó lái xe phía sau cho rằng có thể đánh đổi một chút nguy cơ (gây ra do bám mít) lấy việc tiết kiệm một ít nhiên liệu. Nhiều lái xeđã làm điều này phía sau những xe tải lớn. Vấn đề là, ngoài những nguy cơ va chạm, giảm tầm nhìn của người lái xe thì khả năng phán đoán tình huống cũng giảm hẳn.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
"Động cơ bám mít" - tiếp

Một trong những trường hợp bám mít là việc gian lận khi đỗ xe ở Singapore.

Trong trường hợp này, ngay khi chiếc xe đầu tiên trả tiền cho bãi đỗ xe trong khi các "bạn thân" (tức kẻ bám mít) lẻn vào quá gần phía sau xe trước và hệ thống cửa tự động không thể phát hiện ra. Có lẽ có không quá nhiều tai nạn với trường hợp này, trừ trường hợpthanh chắn (barrier) hạ trên nóc chiếc xe thứ hai.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
"Động cơ bám mít" - tiếp

Tuy nhiên, các ví dụ này chỉ mang lại cảm giác về phạm vi của vấn đề. Thực tế của việc lái xe là đầy đủ các cảm xúc của con người. Bạn có thể có một tên điên điên tiết phía sau xe của bạn, một kẻ tâm thần, một kẻ bắt nạt, một bạn "phượt" quá thân mật hoặc một bác sĩ đang trên đường đi giải quyết một trường hợp khẩn cấp.

Thậm chí có thể chỉ đơn giản là một người lái xe không hiểu những khả năng có thể xảy ra của việc theo đuôi xe khác ở khoảng cách quá gần.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Những yếu tố vật lý của "bám mít"
Quy tắc chiều dài xe và quy tắc 2 giây là các công cụ hữu ích nhưng về cơ bản chúng chỉ là những quy tắc an toàn tối thiểu.

Về sau, quy tắc 2 giây trở thành 3 giây và tiếp đó 4 là giây, thậm chí 5 giây. Nhưng những gì thực sự trong quãng đường ứng với mấy giây đó là "bạn muốn là người lái xe kiểu nào". Về khía cạnh động học (hay chuyển động) của xe ô tô, nếu khoảng cách giữa xe của bạn và xe trước ít hơn 3 đến 4 giây thì chiếc xe phía trước đã chiếm quá nhiều thời gian thị giác (hay tầm nhìn) và ảnh hưởng rất lớn đến việc lái xe của bạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Những yếu tố vật lý của "bám mít" - tiếp

Các khía cạnh vật lý của bám mít liên quan chặt chẽ đến tâm lý, sinh lý của tầm nhìn và nhận thức. Phải mất thời gian để thấy những gì bạn cần nhìn thấy và nếu bạn cần nhìn thấy nhiều hơnthì có nghĩa là bạn cần nhiều thời gian hơn và điều đó có nghĩa là bạn cần nhiều không gian hay khoảng cách hơn.
Trong những năm quađã có nhiều nghiên cứu về việc nhìn người lái xe trên đường. Chúng ta biết rằng không phải lúc nào chúng ta, những người lái xe cũng nhìn vào đường đi. Thay vào đó, đôi mắt của chúng tahướng về bất cứ nơi nào mà ta cho là quan trọng nhất trong tầm nhìn của mình, kéo theo việc tiếp nhận, xử lý đánh giá thông tinvề cái mà ta nhìn thấy.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Những yếu tố vật lý của "bám mít" - tiếp

Chúng ta cũng biết rằng có một yếu tố tâm lý rất lớn cho điều này, dựa trên kinh nghiệm và khả năng của mỗi người lái xe. Chúng ta biết là đôi mắt của mọi người lái xe không phải đều giống nhau. Mỗi cá nhân có để đối diện với tất cả mọi thứ từ khả năng quan sát kém đến mù màu và thậm chí cả cách thức quan sát để xác định xem những thứ nhìn thấy trên đường là thứ gì.



Em sẽ tiếp tục sau ạ.
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
Công nhận ông bám đằng sau cứ bật pha làm chói mắt cũng cú thật!
Trên quan điểm lý thuyết mà nói thì nhường làm cho nó vượt là tốt nhất!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top