- Biển số
- OF-573064
- Ngày cấp bằng
- 8/6/18
- Số km
- 3,497
- Động cơ
- 26,606 Mã lực
Đề phòng ông không biết tiếng Anh nên tôi trích dẫn lại của cụ 5banhxe bằng tiếng Việt.Lý thuyết chỉ là do con người nghĩ ra nên có thể đúng hoặc cũng có thể sai!
Chỉ có thực nghiệm, thí nghiệm khoa học mới chứng minh được tính đúng/sai mà thôi!!
Điều gì về lý thuyết chưa chứng minh bằng thực nghiệm thì chưa biết đúng sai thế nào!!!
Cụ có hiểu không???
Nghiên cứu của Kruger và DunningSửa đổi
Đánh giá năng lực cá nhân liên quan đến một chủ đề tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức thực tế.
Hiện tượng tâm lý về sự ảo tưởng tự tôn được xác định là một dạng sai lệch nhận thức trong nghiên cứu năm 1999 của Kruger và Dunningː "Unskilled and Unaware of It: How Difficulties in Recognizing One's Own Incompetence Lead to Inflated Self-Assessments"[1] (tạm dịchː Không có kỹ năng và không biết về điều đó: Khó khăn như thế nào trong việc nhận ra sự bất toàn của chính mình dẫn đến sự tự đánh giá bị thổi phồng). Sự nhận diện hiện tượng này bắt nguồn từ thiên kiến nhận thức rõ ràng trong vụ án hình sự của McArthur Wheeler, kẻ đã cướp ngân hàng trong khi khuôn mặt của anh ta được phủ nước chanh, anh ta có niềm tin sai lầm rằng nước chanh (được dùng trong thí nghiệm mực vô hình) sẽ làm mình vô hình trước camera.[2]
Tổng quát, kết luận từ nghiên cứu của Kruger và Dunning bao gồm:
- Người bất tài có xu hướng đánh giá quá cao trình độ kỹ năng của mình;
- Người bất tài không nhận ra năng lực của những người thực sự sở hữu nó;
- Người bất tài không nhận ra mức độ bất tài của họ;
- Nếu đào tạo những người này dẫn đến một sự cải thiện đáng kể về kỹ năng của họ, thì họ có thể nhận ra và chấp nhận những thiếu sót trước đây.
Hiệu ứng Dunning–Kruger – Wikipedia tiếng Việt
vi.m.wikipedia.org