[Funland] Bài thơ "dở nhất nước " được trao giải trong cuộc thi thơ báo Văn nghệ

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Thiển ý của em, một kẻ mà hồi trẻ trâu cũng thi thoảng võ vẽ dăm câu đăng báo, ngắn gọn thế này:
- Tứ thơ: nói là mới cũng được, mà nói là cũ cũng được => cái này các lão nhà thơ còn đương tranh luận.
- Vần điệu: chả thấy đâu/hoặc do em đang ngồi máy tính đọc OF chứ không hòa mình giữa bản làng và nhịp sống của núi rừng nên em chưa cảm nhận được.
Vấn đề đang được đem ra bàn tán/ca tụng nhiều nhất, ấy là tính nhân văn của bài thơ thay vì tính nghệ thuật hay cái gì đó đại khái như vậy của thi ca. Các cao nhân ca tụng nhiều đến nỗi, em dự là sắp tới bài này và tác giả Tòng Văn Hân sẽ được đưa vào đề thi của 1 cấp/trường nào đó.
Cuối cùng, chả biết giải thưởng có cơ cấu vùng miền/dân tộc hay không nữa???

Nhân tiện, em thấy trên mạng đang có bài này, các cụ OF xem có giải gì để bổ sung cơ cấu giải thưởng không nhé?!

MẸ TÔI CHỬI KẺ CƯỚP BIỂN ĐẢO
Lò Văn Tứng ( Sơn La)

Những lần biển đảo nước tôi bị mất
Mẹ tôi chửi :
Cái quân trộm biển đảo ơi
Ta cầu mong cho người
Có nhiều vạn đảo ngoài biển
Đảo này tiếp đảo khác
Có nhiều đảo nhất thế giới
Có nhiều biển nhất hoàn cầu
Những lần đất biên giới nước tôi bị cướp mất
Mẹ tôi chửi :
Đứa nào ăn trộm đất của nước tôi
Thì hãy có vô cùng nhiều đất đai
Đất tiếp đất chiếm hết các chân trời
Để có nhiều tiền hơn Mỹ mà đi cướp đất tiếp
Từ bé đến lớn
Hễ nước tôi bị chiếm đất, chiếm biển đảo
Tôi đều nghe mẹ chửi yêu như thế
Cầu cho bọn cướp đất, cướp đảo giàu có nhất thế gian
Nó sẽ không đến nước tôi cướp đất cướp đảo nữa
Nước tôi và cô gái là tôi không bé không lớn
Không giàu đẹp không nhiều son phấn như nước Ý, Pháp như gái Âu Tây
Mà sao anh kẻ cướp đẹp giai phương Bắc
Cứ thích đến hãm hiếp tôi và hãm hiếp nước tôi ?
Sơn La 2018
Lò Văn Tứng
Em chỉ thắc mắc ở Sơn La có gần biển đảo hay không thôi. Người dân tộc cơ bản thật thà chứ không tưởng tượng kinh như thế này đâu :))
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,095
Động cơ
458,582 Mã lực
Hình như giải B còn 1 tác giả nữa.

Bài này hình như đá xéo sốt đất...đang khiến bao nhiu người dzui.


NGUYỄN VĂN SONG
TỪ NGÀY LÊN PHỐ.
Đất nhà mẹ có mấy sào
Đàn con ra phố mẹ rào trồng rau
Vườn trăng thơm nức hương cau
Bốn mùa hoa trái tươi màu nhà quê
Bỗng nhiên thành thị tràn về
Xóm làng lên phố bộn bề đua chen
Đàn con hối hả về liền
Giục đo chia đất, chia quyền phân minh
Đất vàng đọ với thâm tình
Ruột rà máu mủ giật mình lìa xa
Năm con chia sáu phần ra
Một phần nuôi mẹ thế là công tâm
Hàng cau cao vút đổ rầm
Vườn cây xanh mướt băm vằm tả tơi
Nhà cao tầng mọc ngút trời
Mẹ ngồi bốn phía tường vôi thẫn thờ
Năm phần đổi chủ lặng tờ
Khoảng sân mẹ đứng phạc phờ bão giông

Trông con cả một đời ròng
Mẹ chờ rời khỏi đất không phần mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nga Ngọc Ngà

Xe buýt
Biển số
OF-743623
Ngày cấp bằng
20/9/20
Số km
643
Động cơ
57,929 Mã lực
Cá nhân em thấy bài thơ này hay cụ chủ ạ. Nhưng để xem có xứng đáng giải cao nhất không thì em không dám chắc, vì chưa có cơ hội đọc các bài thơ khác cùng đợt xét và trao giải lần này.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,999
Động cơ
203,283 Mã lực
Tuổi
44
Vầng

Chỗ này tui cũng thấy "ngợp"
Thơ, ấy là đỉnh cao của lời hay ý đẹp, trau chuốt từ ngữ
Giờ được chính các nhà thơ chuyển thành mơn trớn chữ nghĩa



Nhà văn nên câu chữ ảo diệu thật: thích thì "câu thơ trau truốt", không thích thì "kiểu mơn trớn chữ nghĩa"
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,166
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Đú trend cái nhưng em đếch thơ thẩn gì vài chục năm nay từ hồi tốt nghiệp phổ thông rồi. Đi học thì bị bắt học thuộc, viết phân tích đánh giá thơ thẩn để đủ điểm tốt nghiệp thôi.
Em thấy có khoảng 24h mà đã được 21 pages chứng tỏ có mỗi em là thành phần mù thơ thì phải. Phải có drama thế này mới thấy nền thơ ca nước nhà vẫn còn tươi sáng. Mấy ông nhà thơ suốt ngày than thở không bán được thơ, toàn phải in rồi đem tặng chắc là có ý đồ trốn thuế thu nhập =))
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Hình như giải B còn 1 tác giả nữa.

Bài này hình như đá xéo sốt đất...đang khiến bao nhiu người dzui.


NGUYỄN VĂN SONG
TỪ NGÀY LÊN PHỐ.
Đất nhà mẹ có mấy sào
Đàn con ra phố mẹ rào trồng rau
Vườn trăng thơm nức hương cau
Bốn mùa hoa trái tươi màu nhà quê
Bỗng nhiên thành thị tràn về
Xóm làng lên phố bộn bề đua chen
Đàn con hối hả về liền
Giục đo chia đất, chia quyền phân minh
Đất vàng đọ với thâm tình
Ruột rà máu mủ giật mình lìa xa
Năm con chia sáu phần ra
Một phần nuôi mẹ thế là công tâm
Hàng cau cao vút đổ rầm
Vườn cây xanh mướt băm vằm tả tơi
Nhà cao tầng mọc ngút trời
Mẹ ngồi bốn phía tường vôi thẫn thờ
Năm phần đổi chủ lặng tờ
Khoảng sân mẹ đứng phạc phờ bão giông
Trông con cả một đời ròng
Mẹ chờ rời khỏi đất không phần mình.
Xót xa quá. Đọc thơ mà còn đau hơn cứa dao vào thịt.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Bài thơ cảm động này thì không ai có ý kiến với ban giám khảo cụ nhỉ?
Nếu đọc truyện ngắn và thơ của thế giới cũng có nhiều tác phẩm đạt giải nếu người đọc không nghĩ sâu cũng không thấy hay ở chỗ nào đó cụ?
Văn học nghệ thuật để cảm nhân được cái hay cái đẹp nó toát ra từ tư tưởng tác phẩm, phải hiểu được ý tứ đằng sau nó và ý nghĩa xã hội của nó.
Bài thơ này hay nhưng nó sáng tác theo một lối thơ đã có từ trước nội dung cũng vậy .xúc động xót ra.v,,v, Không có gì đặc biệt cả.
Nhưng bài thơ "người mẹ chửi kẻ trộm." thì rất thú vị.
Đơn giản gần gũi mộc mạc nhưng lại là sự khác biệt trong nội dung thể hiện và suy nghĩ của người mẹ. Suy nghĩ của rất ít người, của người dân tộc thiểu số. Nhưng sự Lương thiện và nhân ái, văn minh Là khuynh hướng của con người mong muốn khao khát trong lối sống hiện đại. Nó lại trở thành tư tưởng lớn, tư tương chung của toàn xã hội.
 
Chỉnh sửa cuối:

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Hình như giải B còn 1 tác giả nữa.

Bài này hình như đá xéo sốt đất...đang khiến bao nhiu người dzui.


NGUYỄN VĂN SONG
TỪ NGÀY LÊN PHỐ.
Đất nhà mẹ có mấy sào
Đàn con ra phố mẹ rào trồng rau
Vườn trăng thơm nức hương cau
Bốn mùa hoa trái tươi màu nhà quê
Bỗng nhiên thành thị tràn về
Xóm làng lên phố bộn bề đua chen
Đàn con hối hả về liền
Giục đo chia đất, chia quyền phân minh
Đất vàng đọ với thâm tình
Ruột rà máu mủ giật mình lìa xa
Năm con chia sáu phần ra
Một phần nuôi mẹ thế là công tâm
Hàng cau cao vút đổ rầm
Vườn cây xanh mướt băm vằm tả tơi
Nhà cao tầng mọc ngút trời
Mẹ ngồi bốn phía tường vôi thẫn thờ
Năm phần đổi chủ lặng tờ
Khoảng sân mẹ đứng phạc phờ bão giông
Trông con cả một đời ròng
Mẹ chờ rời khỏi đất không phần mình.
Thơ đoạt giải là thơ nhân văn + thơ thời sự...

Vậy thơ là thơ đâu mất hết rồi. :(
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Cụ nhầm nhé, người ta nói thơ thường có vần chứ không nhất thiết phải có vần.
Ngoài ra văn xuôi nhiều khi có vần nhưng lại không tính là thơ mà gọi là văn vần.
Cá nhân em cho rằng định nghĩa thơ như này là chuẩn: -Xúc cảm khác thường -Suy nghĩ khác thường -Cách nói khác thường.
Văn xuôi cũng có thể có đủ 3 yếu tố cụ đưa ra: Xúc cảm khác thường - Suy nghĩ khác thường - Cách nói khác thường.

Em thì nghĩ khác hơn: Thơ là ngôn ngữ có nhạc tính.

Nhạc tính được tạo ra bằng vần, điệu, thanh, cách ngắt câu nhả chữ. Có thể có toàn bộ hoặc một trong các yếu tố này, nhưng khi đọc lên bài thơ phải có nhạc tính.
Vì thơ có nhạc tính nên người ta có thể phổ nhạc một bài thơ chứ không ai phổ nhạc được một đoạn văn xuôi cả.

Thơ không vần hoặc ít vần vẫn có thể tạo ra nhạc tính bằng thanh điệu của từ ngữ. Như khổ thơ dưới đây:

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,060
Động cơ
574,131 Mã lực
Như vậy chỉ một bài được giải của Nhà nghiên cứu văn học dân gian người Thái mà đã làm đề tài cho bao nhà thơ của Of. Quá tuyệt vời
Vừa nãy em nghe VOV1 có tọa đàm về vụ thơ này, có cả bác Vũ Quần Phương tham dự. Nhưng em chẳng hiểu gì :((
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,222
Động cơ
514,246 Mã lực
Nếu đọc truyện ngắn và thơ của thế giới cũng có nhiều tác phẩm đạt giải nếu người đọc không nghĩ sâu cũng không thấy hay ở chỗ nào đó cụ?
Văn học nghệ thuật để cảm nhân được cái hay cái đẹp nó toát ra từ tư tưởng tác phẩm, phải hiểu được ý tứ đằng sau nó và ý nghĩa xã hội của nó.
Bài thơ này hay nhưng nó sáng tác theo một lối thơ đã có từ trước nội dung cũng vậy .xúc động xót ra.v,,v, Không có gì đặc biệt cả.
Nhưng bài thơ "người mẹ chửi kẻ trộm." thì rất thú vị.
Đơn giản gần gũi mộc mạc nhưng lại là sự khác biệt trong nội dung thể hiện và suy nghĩ của người mẹ. Suy nghĩ của rất ít người, của người dân tộc thiểu số. Nhưng sự Lương thiện và nhân ái, văn minh Là khuynh hướng của con người mong muốn khao khát trong lối sống hiện đại. Nó lại trở thành tư tưởng lớn, tư tương chung của toàn xã hội.
Bài thơ độc đáo quá trái lối mòn thường tình nên bị phản ứng là đúng với logic. Lâu lắm rồi mới có sự kiện văn học khiến cộng đồng quan tâm như thế này. Đây là cảm nhận của minh
 

Mr. Pomelo

Xe tải
Biển số
OF-709086
Ngày cấp bằng
1/12/19
Số km
300
Động cơ
92,190 Mã lực
Em cũng góp vào một đoạn thơ sưu tầm. Thơ tự do nhưng cũng phải có vần có điệu.
..."Mao Trạch Đông!
Tôi đã thấy: dáng Người cao lồng lộng
Đẹp như một ngọn cờ hồng
Trên mặt người, mặt đất, mênh mông.
Tôi đã thấy: ngày xưa, đâu đó
Một tia lửa nhỏ
Trong xóm Tương Đàm
Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam
Thành ngọn lửa hôm nay: Trung Quốc
Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc
Lửa dâng cao lửa Cách mạng tháng Mười
Rát mặt loài lang nhưng ấm dạ loài người!

Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa
Của Trung Hoa, của chúng ta, tất cả!
Của chúng ta, muôn ngọn lửa hãy lên cao
Cho cả địa cầu thành một ngôi sao! "
 

doping113

Xe tải
Biển số
OF-30937
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
475
Động cơ
485,005 Mã lực
Cụ nhầm nhé, người ta nói thơ thường có vần chứ không nhất thiết phải có vần.
Ngoài ra văn xuôi nhiều khi có vần nhưng lại không tính là thơ mà gọi là văn vần.
Cá nhân em cho rằng định nghĩa thơ như này là chuẩn: -Xúc cảm khác thường -Suy nghĩ khác thường -Cách nói khác thường.
Bạn tự đọc các TL tham khảo tôi để link và title thôi, xin ko tranh luận vì quan điểm học thuật khác nhau, mà tôi viết: "vần luật" không phải vần,.
Tôi gọi mèo là mèo, bạn có thể gọi tiểu hổ: góc nhìn khác nhau, với tôi con tiểu hổ là hổ con.
Ảnh minh hoạ cho không biết học tập đạo qua bài thơ mất gà:
F93F54D6-55AC-4274-80E5-E2C7A0950576.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

custardapple

Xe buýt
Biển số
OF-205653
Ngày cấp bằng
11/8/13
Số km
583
Động cơ
125,369 Mã lực
Cổ súy cho loại bài thơ như thế này bởi vì nghệ thuật ngày càng dễ dãi. Một xã hội quá dễ dãi, thế mới nói "giá trị đảo lộn cả" :P
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,438
Động cơ
300,894 Mã lực
Văn xuôi cũng có thể có đủ 3 yếu tố cụ đưa ra: Xúc cảm khác thường - Suy nghĩ khác thường - Cách nói khác thường.

Em thì nghĩ khác hơn: Thơ là ngôn ngữ có nhạc tính.

Nhạc tính được tạo ra bằng vần, điệu, thanh, cách ngắt câu nhả chữ. Có thể có toàn bộ hoặc một trong các yếu tố này, nhưng khi đọc lên bài thơ phải có nhạc tính.
Vì thơ có nhạc tính nên người ta có thể phổ nhạc một bài thơ chứ không ai phổ nhạc được một đoạn văn xuôi cả.

Thơ không vần hoặc ít vần vẫn có thể tạo ra nhạc tính bằng thanh điệu của từ ngữ. Như khổ thơ dưới đây:

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
bài này nó lý giải khá rõ về cấu trúc nhịp âm và nhạc âm của thơ.

Ví dụ như : Nhạc âm của thơ cổ điển mang điệu ngâm. Và chỉ đến Thơ mới, nhạc âm mới có tính chất điệu nói, hát.

Họ chia thơ ra làm 2 loại thơ nhạc và thơ phản nhạc, trong đó thơ cổ điển thì nhạc điệu trong khuôn phép ngược lại thơ tự do hiện đại thì như thế này:
"Thơ phản nhạc vẫn có nhạc, nhịp. Nhưng nhạc nhịp, tiết tấu của nó không còn minh hoạ cho nhạc nhịp, tiết tấu chung của thể loại mà nó thuộc vào. Thơ phản nhạc chống lại khuôn thi điệu cố định. Thơ phản nhạc tạo ra sức mạnh lớn lao cho nhịp điệu. Nó đem lại cho ta cảm giác sống động về cuộc sống, về tư duy con người. Dòng thơ phản nhạc đương đại bước đầu thu nhận về mình tất cả các thể loại nhạc: Rốc, Ráp, Hiphop... Nhịp nhạc, tiếu tấu của Thơ phản nhạc thật da dạng, thậm chí hỗn tạp. Điều này có liên hệ với cấu trúc phân mảnh và tinh thần đa nguyên của nó. "

Như bài trước em phân tích việc cố gắng thoát khỏi hạn chế của ngôn ngữ đơn chiều vươn tới các đặc tính giống ngôn ngữ đa chiều nó mang lại sức biểu đạt về cuộc sống và tư duy mạnh hơn rất nhiều đó bác.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
bài này nó lý giải khá rõ về cấu trúc nhịp âm và nhạc âm của thơ.

Ví dụ như : Nhạc âm của thơ cổ điển mang điệu ngâm. Và chỉ đến Thơ mới, nhạc âm mới có tính chất điệu nói, hát.

Họ chia thơ ra làm 2 loại thơ nhạc và thơ phản nhạc, trong đó thơ cổ điển thì nhạc điệu trong khuôn phép ngược lại thơ tự do hiện đại thì như thế này:
"Thơ phản nhạc vẫn có nhạc, nhịp. Nhưng nhạc nhịp, tiết tấu của nó không còn minh hoạ cho nhạc nhịp, tiết tấu chung của thể loại mà nó thuộc vào. Thơ phản nhạc chống lại khuôn thi điệu cố định. Thơ phản nhạc tạo ra sức mạnh lớn lao cho nhịp điệu. Nó đem lại cho ta cảm giác sống động về cuộc sống, về tư duy con người. Dòng thơ phản nhạc đương đại bước đầu thu nhận về mình tất cả các thể loại nhạc: Rốc, Ráp, Hiphop... Nhịp nhạc, tiếu tấu của Thơ phản nhạc thật da dạng, thậm chí hỗn tạp. Điều này có liên hệ với cấu trúc phân mảnh và tinh thần đa nguyên của nó. "

Như bài trước em phân tích việc cố gắng thoát khỏi hạn chế của ngôn ngữ đơn chiều vươn tới các đặc tính giống ngôn ngữ đa chiều nó mang lại sức biểu đạt về cuộc sống và tư duy mạnh hơn rất nhiều đó bác.
Bài viết này ý tưởng thì đúng nhưng từ ngữ và diễn đạt thì tào lao quá cụ ạ. Cái gì mà "phản nhạc", rồi lại "phản nhạc vẫn có nhạc, nhịp".

Phản nhạc là không có nhạc tính, ví dụ thay vì có nhịp, có điệu thì là một mớ âm thanh lộn xộn hỗn loạn, như thế mới là phản nhạc.

Thơ không bao giờ phản nhạc cả, vì trong thơ phải có nhạc để thơ được gọi là thơ.

Ý của tác giả là muốn nói thơ hiện đại không chỉ bó khuôn trong khung nhạc, nhịp điệu "cổ điển" "truyền thống" nữa mà tính nhạc của thơ hiện đại đã phát triển và bao trùm được cả các thể loại âm nhạc hiện đại khác

Tất nhiên em cũng đồng ý với ý kiến này thôi và lưu ý là như vậy thì "vần, điệu" của thơ là thứ không bao giờ được mất đi cả vì đó chính là thứ tạo ra nhạc tính cho thơ. Sáng tạo của thơ là ở chỗ tạo ra nhiều "giai điệu", nhiều "bản phối" hơn cho những con chữ khác với những lối mòn cũ, chứ không phải là vứt hết đi thành một mớ âm thanh lộn xộn mà cứ đòi phải gọi đấy là thơ.
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,157
Động cơ
161,083 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Mấy ông trên ngày xưa đúp lớp điểm văn hết à??? Bài thơ như văn xuôi, đọc như nhai đống sạn trong mồm mà cũng khen được, đến ạ ^:)^

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Cụ có vẽ lại được cung đường mà đoàn quân đã đi không ? Cảm ơn cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top