[Funland] Bãi giữa sông Hồng, sử dụng hay giữ nguyên?

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nó là "công nghiệp văn hoá" cụ ạ
Đại loại là, sản xuất các chương trình văn hoá, dịch vụ thương mại văn hoá, các loại hình sân khấu, âm thanh ánh sáng...

Gớm nói Công nghiệp văn hoá cho nó sang mồm thôi, mai mốt là lại thành trung tâm tiệc cưới với tẩm quất mát xa hết ý mà.

Thôi các ông làm cái chợ tình bãi giữa đi cho văn minh, phố xá sẽ ko còn cảnh một thằng cầu thủ chở 5 con ca sỹ đánh võng loạn xạ đâu. Cho các em hết vào lồng kính anh em tha hồ chọn. Đấy chính là Nghành công nghiệp không khói.
Thế này gái xinh đổi nghề hết à cụ :(
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,573
Động cơ
180,835 Mã lực
Tầm năm 2000 đã bắt đầu bớt nước rồi cụ ơi, có lên nhưng không đáng kể, em cũng không nhớ rõ là năm bao nhiêu. Năm 1996 cũng là năm nước lớn, em dân ở An Dương, sinh ra, và đến giờ vẫn la dân An Dương. Nước lớn cũng chỉ mấp mé cái đê đất to ngày xưa thôi, chứ mà từ cầu Long Biên thò chân xuống nước được thì toi.
Cháu quen miệng đó
Năm đó dân bãi giữa, các hộ dân quanh chân cầu phải di tản vì nước lên. Sau này đã không con
Vậy chắc năm 1990 hoặc năm 1996 cụ ạ. Năm 2002 là đã ít nhà phải sơ tán lên đê rồi còn năm 2008 thì lại càng ít và đến khi thuỷ điện Sơn La và Lai Châu tích nước thì ko còn năm nào bị ngập to cụ ạ.
Hôm qua cụ già mắng cháu
Mày mấy chũ tuổi mà không nhớ và phân biệt được dân ở đâu, khu nào?
Năm đó dân sống bãi giữa, xóm ven sông phải di chuyển vào thôi ^^
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,843
Động cơ
113,804 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mặt cầu Long Biên hay mặt các cầu đều cao hơn mặt đê. Nên nếu nước lên tới thành cầu thì có hai chuyện xảy ra:
- Nước tràn qua đê, cả HN ngập chứ không phải chỉ bãi An Dương.
- Nước xô bay cái cầu đi luôn, vì cầu không thiết kế để chịu lực xô ngang của nước lũ.
Dự án cứng hóa đê sông Hồng phần sát với HN làm xong khoảng cuối 199x. Phần bê tông nổi ở trên không phải là để ngăn lũ, mà là ngăn sóng đánh tràn mặt đê. Trước khi cứng hóa mặt đê thì vẫn có con lươn đất để chống sóng tràn mặt đê. Sau cái phần này được sử dụng làm con đường gốm sứ, đủ các kiểu nghệ thụt, trăm hoa đua nở. Có đoạn có cái câu gì mà 'hỗn mang trời đất...', một mớ hổ lốn nghệ thụt, tư tưởng, và mùi nước tiểu hôi rình.
Lên sát mặt cầu Chương Dương cỡ 1.5 m thì đã có các kụ nhóe. Bạn em ở đầu phố Cầu Đất mà nước ngập 1m
 

Tarra

Xe tăng
Biển số
OF-379558
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
1,270
Động cơ
824,140 Mã lực
Trước có dự án làm 2 con đường chạy dọc sát hai bên sông mãi còn chưa thấy đâu. Em nghĩ phải làm xong đường 2 bên thì môi trường mới sạch sẽ để quy hoạch bãi giữa được. Chứ hai bên bờ nhà cửa vẫn để ở nhếch nhác và xả rác xuống sông thì còn lâu làm đẹp được bãi giữa
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,853
Động cơ
654,434 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Em ở An Xá - Phúc Xá cơ số năm đây ạ. Độ 2001-2002 là những năm ngập cuối cùng rồi ạ. Năm 2008 không bị ngập ạ, năm đó nội thành ngập do thoát không kịp.
 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
7,748
Động cơ
573,455 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
2 bên bờ còn đầy đất và nhếch nhác chả khác gì nông thôn...làm bên bờ cho đẹp đi đã, chưa gì đã tính tới chỗ ...giữa thế :D
 
Biển số
OF-157531
Ngày cấp bằng
20/9/12
Số km
630
Động cơ
359,201 Mã lực
trong nội thành Hà Nội, còn nhiều vấn đề cần giải quyết hơn là cái bãi giữa nhiều rủi ro đó. Ví dụ như tuyến Vạn Phúc - Ngọc Hà, quy hoạch và bố trí vốn từ 199x đến giờ vẫn là cái cống thối, có mấy trăm mét từ cuối Vạn Phúc đến chỗ ngõ 194 Đội Cấn mà cũng ko giải tỏa nổi; vốn thì ODA Nhật cho tiêu sạch cả rồi, vài ông đi tù và đã ra tù rồi mà vẫn chưa xong, ấy là ở quận Ba Đình đấy nhé, ngay sát các loại trung tâm chính trị nọ kia.
Gớm cái bãi đất đấy, có được xây nhà xây cửa, nhỡ mai kia bị ngập thì hẹo cả lũ ah?
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,545
Động cơ
566,890 Mã lực
Sao không cải tạo bãi giữa sông Hồng theo mô hình đảo Nami bên Hàn nhỉ?
IMG_2283.png
IMG_2282.jpeg
IMG_2281.jpeg
IMG_2280.jpeg
 
Biển số
OF-789027
Ngày cấp bằng
2/9/21
Số km
1,348
Động cơ
73,193 Mã lực
Tuổi
43
Cụ lại chém. Cái chuyện nước lên thành cầu LB còn ghê hơn chuyện em nghe hồi bé là ngồi trên cầu LB thò chân xuống nước được. Đến lúc bố em đạp xe đưa em sang Gia Lâm chơi và nói chuyện cho em đỡ ngủ gật thì em mới thấy nước mà ngấp nghé dưới sang cầu vài m thì đã tràn mợ qua đê rồi. Mà nước tràn được qua cao độ đê ở đây thì đê chỗ khác đã tự bục chứ chả cần thoát lũ. Năm 2008 thì dân An Dương- Phúc Xá - Phúc Tân- Chương Dương đã xây nhà cao gần hết rồi nên đầy nhà ở trên tầng 2 và chỉ vào phố mua đồ hay có việc cá nhân chứ có phải năm 90 đâu mà phải di tản hả cụ.
Năm 2001, mấp mé mặt cầu, còn năm cao nhất hình như là lụt lịch sử 1971, phải cho 1 đoàn tàu chở đá lên trên cầu LB, sợ lũ trôi cầu. Từ sau 2004, thủy điện Sơn La, thì ko còn lũ lụt gì ven sông nữa
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,734
Động cơ
153,155 Mã lực
Tuổi
47
làm gì thì ngay bây giờ mời các cụ ra khảo sát
 

Roseday

Xe tải
Biển số
OF-816567
Ngày cấp bằng
27/7/22
Số km
323
Động cơ
6,106 Mã lực
Em ở An Xá - Phúc Xá cơ số năm đây ạ. Độ 2001-2002 là những năm ngập cuối cùng rồi ạ. Năm 2008 không bị ngập ạ, năm đó nội thành ngập do thoát không kịp.
Em cũng nhớ là trước năm 2002 thì trong đê vẫn ngập. Có năm em ngồi trên mặt đê đoạn Bác Cổ- Cầu Chương Dương thò chân xuống nước nghịch được. Các bạn học với em đợt đấy lũ là hay đi di tản, hoặc ở trên tầng 2 thôi. Hết lũ lại về nhà cọ quét. Sau khoảng năm 2002 thì ko thấy ngập nữa, hè vẫn đi lại bt
 

bon_bon

Xe tải
Biển số
OF-44102
Ngày cấp bằng
22/8/09
Số km
388
Động cơ
468,144 Mã lực
Sang bên anh hàng xóm học luôn
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,902
Động cơ
235,776 Mã lực
làm được quá tốt, nhưng sợ trình với tầm ở mình chỉ qua ngọn tre thôi
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Lên sát mặt cầu Chương Dương cỡ 1.5 m thì đã có các kụ nhóe. Bạn em ở đầu phố Cầu Đất mà nước ngập 1m
Sát mặt cầu chứ không phải ngang thành cầu, nên liên quan gì đâu mà cụ quote em.

Nước lên cách mặt cầu bao nhiêu mét thì mời cụ tìm và trích dẫn nguồn chính thức giùm. Không phải là em quan liêu hay là bắt bẻ vụn vặt, mà vì đứng trên cầu nhìn xuống thấy nước ở gần và trôi vun vút, xoáy cuồn cuộn, thì ước tính khoảng cách bằng mắt bao giờ cũng bao gồm cả cảm xúc.

Em thấy có mấy cụ lôi ảnh cù lao sông bên tàu với bên Hàn làm ví dụ. Thế cũng là kiểu thầy bói xem voi giống mấy ông đại biểu. Mỗi dòng sông, mỗi khúc sông, mỗi cù lao trên sông đều có những đặc tính khác nhau. Kiên cố hóa cù lao, bãi giữa sông thì khi nước nhiều, nước sẽ phá hai bên bờ. Kiên cố hóa thêm cả hai bên bờ thì khi nước nhiều, nước ùn sẽ phá phía trên ngay trước đoạn được kiên cố hóa, phá đoạn cửa vào sông Đuống, hoặc nước chảy xiết hơn qua đoạn kiên cố hóa và phá ngay sau đoạn được kiên cố hóa... Sông ở đồng bằng châu thổ khác với sông chảy qua vùng núi, vùng núi đá. Dòng sông luôn vận động chứ không phải là thứ cố định. Các đại biểu khi phát biểu đã ai nghiên cứu đỉnh lũ lịch sử của sông Hồng là bao nhiêu m, tần suất xảy ra lũ cao mỗi 20 năm, 50 năm, hay 100 năm là thế nào?... Năng lực ngăn lũ của các đập thủy điện hiện có và dự kiến xây dựng đối với các đỉnh lũ này ra sao? Năng lực thoát lũ của sông khi có đỉnh lũ, khi xả nước, khi có sự cố đập ở các mức độ như thế nào?... Đấy là một loạt những vấn đề mà các đại biểu, nhất là đại biểu HN cần phải tìm hiểu trước khi đưa vấn đề ra nghị trường để tranh luận. Chứ các đại biểu cứ mãnh liệt tính theo $$/m2 đất thì cần các đại biểu làm gì, phỏng ạ?!
Luật Thủ Đô là một cái luật mà em cho là không cần thiết, vì đặc thù của vùng có thể được đưa vào các luật chung. Đưa ra một luật riêng cho Thủ Đô cần phải đánh giá đến vấn đề khả năng/năng lực vận dụng/áp dụng luật của đại biểu/cán bộ Thủ Đô (mặc dù em hiểu là luật này không đồng nghĩa với việc đại biểu/cán bộ Thủ Đô là đối tượng chủ yếu vận dụng nó). Em nói tới vấn đề này ở đây là do câu chuyện sử dụng bãi giữa sông Hồng ở trên và việc các đại biểu có xem xét tới các vấn đề liên quan tới khoa học về thủy lợi, sông ngòi hay là chỉ vấn đề giá trị kinh tế. Giả sử Thủ Đô được quyền xây dựng và kiên cố hóa khu bãi giữa, rồi hai bên bờ sông Hồng, vận dụng những đặc thù của Thủ Đô và các luật có liên quan, thì nguy cơ các tỉnh đầu nguồn và cuối nguồn sông Hồng giáp với Hà Nội trở thành vùng hứng lũ, chịu lũ thay cho Hà Nội có thể xảy ra và tạo thành sự bất bình đẳng - Trên thực tế thì vẫn đã có những vùng hứng lũ/xả lũ ở thượng lưu/hạ lưu so với Hà Nội, nhưng không phải trong bối cảnh Hà Nội sẽ kiên cố hóa bờ, bãi dẫn tới thay đổi trong năng lực lưu thoát lũ của đoạn sông qua Hà Nội.
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,995
Động cơ
398,781 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Sát mặt cầu chứ không phải ngang thành cầu, nên liên quan gì đâu mà cụ quote em.

Nước lên cách mặt cầu bao nhiêu mét thì mời cụ tìm và trích dẫn nguồn chính thức giùm. Không phải là em quan liêu hay là bắt bẻ vụn vặt, mà vì đứng trên cầu nhìn xuống thấy nước ở gần và trôi vun vút, xoáy cuồn cuộn, thì ước tính khoảng cách bằng mắt bao giờ cũng bao gồm cả cảm xúc.

Em thấy có mấy cụ lôi ảnh cù lao sông bên tàu với bên Hàn làm ví dụ. Thế cũng là kiểu thầy bói xem voi giống mấy ông đại biểu. Mỗi dòng sông, mỗi khúc sông, mỗi cù lao trên sông đều có những đặc tính khác nhau. Kiên cố hóa cù lao, bãi giữa sông thì khi nước nhiều, nước sẽ phá hai bên bờ. Kiên cố hóa thêm cả hai bên bờ thì khi nước nhiều, nước ùn sẽ phá phía trên ngay trước đoạn được kiên cố hóa, phá đoạn cửa vào sông Đuống, hoặc nước chảy xiết hơn qua đoạn kiên cố hóa và phá ngay sau đoạn được kiên cố hóa... Sông ở đồng bằng châu thổ khác với sông chảy qua vùng núi, vùng núi đá. Dòng sông luôn vận động chứ không phải là thứ cố định. Các đại biểu khi phát biểu đã ai nghiên cứu đỉnh lũ lịch sử của sông Hồng là bao nhiêu m, tần suất xảy ra lũ cao mỗi 20 năm, 50 năm, hay 100 năm là thế nào?... Năng lực ngăn lũ của các đập thủy điện hiện có và dự kiến xây dựng đối với các đỉnh lũ này ra sao? Năng lực thoát lũ của sông khi có đỉnh lũ, khi xả nước, khi có sự cố đập ở các mức độ như thế nào?... Đấy là một loạt những vấn đề mà các đại biểu, nhất là đại biểu HN cần phải tìm hiểu trước khi đưa vấn đề ra nghị trường để tranh luận. Chứ các đại biểu cứ mãnh liệt tính theo $$/m2 đất thì cần các đại biểu làm gì, phỏng ạ?!
Luật Thủ Đô là một cái luật mà em cho là không cần thiết, vì đặc thù của vùng có thể được đưa vào các luật chung. Đưa ra một luật riêng cho Thủ Đô cần phải đánh giá đến vấn đề khả năng/năng lực vận dụng/áp dụng luật của đại biểu/cán bộ Thủ Đô (mặc dù em hiểu là luật này không đồng nghĩa với việc đại biểu/cán bộ Thủ Đô là đối tượng chủ yếu vận dụng nó). Em nói tới vấn đề này ở đây là do câu chuyện sử dụng bãi giữa sông Hồng ở trên và việc các đại biểu có xem xét tới các vấn đề liên quan tới khoa học về thủy lợi, sông ngòi hay là chỉ vấn đề giá trị kinh tế. Giả sử Thủ Đô được quyền xây dựng và kiên cố hóa khu bãi giữa, rồi hai bên bờ sông Hồng, vận dụng những đặc thù của Thủ Đô và các luật có liên quan, thì nguy cơ các tỉnh đầu nguồn và cuối nguồn sông Hồng giáp với Hà Nội trở thành vùng hứng lũ, chịu lũ thay cho Hà Nội có thể xảy ra và tạo thành sự bất bình đẳng - Trên thực tế thì vẫn đã có những vùng hứng lũ/xả lũ ở thượng lưu/hạ lưu so với Hà Nội, nhưng không phải trong bối cảnh Hà Nội sẽ kiên cố hóa bờ, bãi dẫn tới thay đổi trong năng lực lưu thoát lũ của đoạn sông qua Hà Nội.
Cháu có đồng suy nghĩ với cụ.
Thật ra với cơ chế sợ trách nhiệm như bây giờ. 1 luật thủ đô chứ 10 cũng vậy thôi.
Về điều kiện khoa học kỹ thuật, rồi lưu lượng thủy văn của sông hồng đoạn chảy qua hà nội thì chúng ta có đủ từ những năm 50 đến nay rồi.
Mấy cái bánh vẽ quy hoạch theo cái phối cảnh này kia. hàn xẻng, tàu, hay gì gì đó ko giải quyết vấn đề gì cả.
Cháu hầu các cụ một mẩu khu liên quan bãi sông hồng.
Ngay mẩu sông đuống. Khu làng bác cầu đây: Mời các cụ đọc lại bài này thì sẽ sáng tỏ thêm nhiều vấn đề:

((Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh khu vực dân cư Bắc Cầu nằm trong danh mục các khu vực dân cư cần di dời theo quyết định số 257-2016 của Thủ tướng để đảm bảo an toàn khi có lũ lớn.
Vì vậy, việc xác định khu dân cư Bắc Cầu là khu dân cư tập trung được tồn tại, bảo vệ, không phải di dời như kiến nghị của cử tri là chưa phù hợp với quyết định của Thủ tướng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ghi nhận ý kiến của cử tri Hà Nội để nghiên cứu trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.))

theo bà Thân Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 38, Quyết định số 257 của Thủ tướng nêu: “Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí là khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại Luật Đê điều; diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 5 hecta và có từ 400 người (hoặc 100 hộ) trở lên; diện tích lớn hơn 5 hecta và có mật độ dân cư từ 80 người/hecta (20 hộ/hecta) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp; có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.
“Tại quyết định 257, số hộ thuộc diện di dời của khu dân cư Bắc Cầu là hơn 700 hộ, nhưng thực tế hiện nay 2023 chỉ tính riêng tổ dân phố 38 đã đạt đến con số này. Ngoài ra, Bắc Cầu có đến bốn tổ dân phố nên con số hiện lên đến hàng nghìn gia đình”, bà Thân cho hay.

Hiện tại,
((Theo quyết định 429-2023 và quy hoạch 257-2016 của Thủ tướng, khu dân cư Bắc Cầu là một trong 10 khu dân cư phải di dời. Các khu dân cư này nằm sát bờ sông thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ, cần phải di dời.))


Khu bắc cầu hiện nay đã có những gia đình có đến 3 thế hệ sinh sống. dân số khu vực này lên đến cả vạn người rồi. Bây giờ di dời. Ngân sách lấy ở đâu ra để đền bù giải tỏa di dời ?
Các hộ dân này chủ yếu sống dựa vào nghề buôn bán nhỏ lẻ, hay chỉ đơn thuần sống cảnh “gạo chợ, nước sông” và canh tác nông nghiệp. Do đó, nếu phải di dời, đa số người dân cho biết, họ mong muốn được sinh sống trên mảnh đất ông cha để lại. Bởi, cuộc sống qua nhiều thế hệ đã quen thuộc và không biết làm gì để kiếm kế sinh nhai nếu phải rời đi.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,600 Mã lực
Nói chung làm gì cũng phải đồng bộ, hai bên bờ trông bẩn bỏ bu thì đứa nào ra bãi giữa phải nhắm mắt lại à. Hay chỉ ra vào ban đêm các cụ nhỉ
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
3,614
Động cơ
443,343 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước khi có ý tưởng gì đó thì dẹp các bãi khai thác cát và ép cọc cừ bê tông hoặc kè toàn bộ 2 bên và làm đường dọc bờ sông Hổng từ Thanh trì lên Mê linh đã rồi tính tiếp.
 

eterniti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-842999
Ngày cấp bằng
5/11/23
Số km
2,653
Động cơ
6,119 Mã lực
nói chung nếu dễ thì cũng đã làm lâu rồi
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Sang bên anh hàng xóm học luôn
Sao không cải tạo bãi giữa sông Hồng theo mô hình đảo Nami bên Hàn nhỉ?
IMG_2283.png
IMG_2282.jpeg
IMG_2281.jpeg
IMG_2280.jpeg
Sông Hồng là sông dữ chứ không hiền như các sông khác. Ngoài lũ lụt nhìn thấy trên mặt thì dưới lòng sông dòng chảy dữ bên lở bên bồi thay đổi hàng năm kè bờ còn không giữ được ý. Làng em sát bên sông, có cái di chỉ khảo cổ thành phố đầu tư đắp cho cái kè đá mà mấy năm lở trôi hết theo dòng nước rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top