Hôm nay lớp Mầm non học buổi đầu .Thú thật em cũng run run, chưn đập thình thịch không rõ các bác có nắm được gì không nhưng lúc tan học thấy các bác cười nói rôm rả em đỡ run hơn. Cám ơn tất cả các bác đi học, tham gia nhiệt tình. Em mạn phép post lại mấy cái chính học hôm nay , bác nào không ghi kịp thì đọc lại và các bác không đến được có thể tham khảo..., mời các bác (b)(b)(b)
[FONT="] Máy ảnh gồm 2 phần cơ bản: thân máy, ống kính. [/FONT]
[FONT="]Thân máy[/FONT][FONT="] hiểu nôm na là chiếc hộp dùng lưu trữ hình ảnh (có thể là phim chụp và có thể là file ảnh). [/FONT]
[FONT="]Ống kính:[/FONT][FONT="] là bộ phận quan trọng quyết định chất lượng của ảnh. Gồm nhiều thấu kính ghép lại do vậy có thể nói chất lượng của thấu kính quyết định chất lượng ống kính. Ống kính bao giờ cũng có hai bộ phận cơ bản là thấu kính và cửa mở sáng (vòng điều chỉnh ánh sáng). [/FONT]
[FONT="]Một ống kính đặc trưng cơ bản thường có 3 vòng trị số: vòng điều chỉnh sáng, vòng tính độ nét sâu (DOF), vòng lấy nét.[/FONT]
[FONT="]
Vòng điều chỉnh ánh sáng (cửa sáng, điều sáng...) (1) được làm bằng các lá thép mỏng xếp vòng tròn có nguyên lý hoạt động xòe ra cụp vào như chiếc quạt giấy. Chúng được dùng để khống chế, điều chỉnh lượng ánh sáng mang thông tin của hình ảnh vào phim/CCD. Các trị số thường thấy trên ống kính: 1.4, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22... (trị số 5,6 và 8 được gọi là độ mở trung bình). Trị số càng lớn tức cửa sáng càng đóng nhỏ và ngược lại. Cửa sáng càng mở to độ nét sâu càng nông, ngược lại cửa sáng càng khép nhỏ (16, 22, ...) độ nét sâu càng lớn. Nhiều ống kính sẽ không thấy vòng điều chỉnh này. Thay vào đó, độ mở ống kính sẽ được điều chỉnh thông qua 1 nút nằm trên thân máy, nhất là thân máy số .[/FONT]
[FONT="]
Vòng lấy nét (focus) (2). Tuỳ từng loại ống kính mà các trị số ghi trên vạch này khác nhau tính bằng feet (f) hay met (m).[/FONT]
[FONT="]
Vòng tĩnh, vòng cố định, để tính độ nét sâu của ảnh (3). Trên vòng này người ta in hai dòng chữ số (hoặc 2 vạch mầu[/FONT])[FONT="] giống nhau tính từ tâm điểm của vòng này về hai bên: trái và phải. VD: Trên ống Nikon normal: ống kính mở 5,6 và lấy nét ở 5m thì độ nét sâu của ảnh từ 3,8m đến 6,2m[/FONT]
[FONT="]
*Các loại ống kính :[/FONT]
[FONT="]
Ống Normal: là ống tiêu chuẩn có tiêu cự f= 50mm, góc chụp 46 độ. Ống này có ưu điểm không làm biến dạng vật chụp[/FONT]
[FONT="]
Ống góc rộng (Wide): là ống kính có tiêu cự nhỏ hơn 50mm, góc chụp lớn hơn 46 độ, độ nét sâu lớn . Với loại ống kính này những vật ở gần sẽ được phóng to và ngược lại . Đôi khi tạo ra những hiệu ứng lạ mà mắt thường không nhìn thấy . Hay được dùng trong chụp quảng cáo, phong cảnh. [/FONT]
[FONT="]
Ống góc hẹp (Tele): là ống kính có tiêu cự lớn hơn 50mm, góc chụp nhỏ hơn 46 độ. Do tiêu cự dài nên độ nét sâu kém, góc chụp hẹp . Thường dùng chụp các vật ở xa, chụp chân dung (để xoá mờ phông phía sau làm nổi chủ đề).[/FONT]
[FONT="]Ống fixed: là ống kính chỉ có 1 tiêu cự cố định, VD : fix 50, fix 85....
[/FONT]
[FONT="] Ống Zoom: là ống kính thay đổi được nhiều tiêu cự . Vì tiêu cự có thể thay đổi nên ống này có tính đa năng dùng cho nhiều chủ đề khác nhau. Tuy nhiên do tính chất thay đổi được nhiều tiêu cự nên cấu tạo của nó cũng phức tạp, đòi hỏi nhiều thấu kính hơn loại ống có tiêu cự cố định (ống fix) . Nếu so sánh cùng loại thấu kính làm nên ống zoom và ống fix hình ảnh thu được từ ống fix sẽ đẹp hơn từ ống zoom.[/FONT]
[FONT="]Ngày nay đa số dùng thân máy điện tử và máy số nên trên thân máy thường gặp những ký hiệu sau:[/FONT]
[FONT="]A[/FONT][FONT="] (máy Nikon hoặc Av cho Canon): Chụp ở chế độ ưu tiên cửa sáng . Nghĩa là đặt cửa sáng ở 1 giá trị nào đó: 2.8 hoặc 5.6 . thì tốc độ sẽ được máy tự tính sao cho ảnh chụp đủ sáng . Chế độ này thuận tiện cho việc chụp chân dung vì khi chụp chân dung thường phải chú ý đến cửa sáng (khẩu độ lớn) để xóa mờ phông nền . Muốn phông nền mờ, độ nét sâu của ảnh phải nông tức cần mở cửa sáng lớn .[/FONT]
[FONT="]S[/FONT][FONT="] (máy Nikon hoặc Tv cho Canon): Chụp ở chế độ ưu tiên tốc độ . Nghĩa là đặt tốc độ chụp ở 1 giá trị nào đó: 1/4 hoặc 1/30 . thì cửa sáng sẽ được máy tự tính sao cho ảnh chụp đủ sáng . Chế độ này thuận tiện cho việc chụp lia máy(panning) hoặc chụp thác nước mờ nhòe như dải lụa . Ở những tình huống này tốc độ chụp được ưu tiên hàng đầu .[/FONT]
[FONT="]P :[/FONT][FONT="] Máy tự đo, tính toán đưa ra 1 thời chụp đủ sáng . Đôi khi chụp chân dung nhưng máy lại mở 8 khiến cho phông nền không mờ nhòe theo đúng yêu cầu.[/FONT]
[FONT="]M :[/FONT][FONT="] tự thao tác bằng tay để chỉnh cả khẩu độ, tốc độ theo ý chủ qua của người chụp[/FONT]
[FONT="]AF :[/FONT][FONT="] chế độ để máy tự động lấy nét[/FONT]
[FONT="]MF:[/FONT][FONT="] chế độ lấy nét thao tác bằng tay theo ý chủ quan của người chụp. [/FONT]
[FONT="]BKT:[/FONT][FONT="] Chế độ chụp bù trừ sang . Máy sẽ chụp 3 kiểu trong đó có 1 kiểu thiếu sáng, 1 kiểu đủ sáng, 1 kiểu thừa sáng . Khoảng thiếu , thừa bao nhiêu khẩu độ sẽ do ý chủ quan của người chụp đặt cho máy . Nên đặt máy (driver) ở chế dộ chụp liên tiếp (hình vẽ có 3 hình chữ nhật chồng lên nhau).[/FONT]
[FONT="]WB :[/FONT][FONT="] chức năng cân bằng trắng . Chức năng này cho bức ảnh có mầu sắc đúng với mầu thực tế mà mắt người nhìn thấy ở thời điểm chụp .[/FONT]
[FONT="]Ev :[/FONT][FONT="] chế độ bù trừ sáng . Dùng trong trường hợp máy chụp ở chế độ A/Av (Nikon/Canon) hay S/Tv (Nikon/Canon) . Khi chụp ở những chế độ này mặc dù máy đo đủ sáng (thực tình chỉ đủ sáng về lý thuyết) nhưng ảnh chụp ra có thể là thừa hoặc thiếu sáng đòi hỏi khi chụp cần thêm hay bớt sáng .[/FONT]
[FONT="]AE lock:[/FONT][FONT="] khóa thời chụp[/FONT]
[FONT="]AF lock :[/FONT][FONT="] khóa nét [/FONT]
[FONT="]Máy ảnh, cấu tạo[/FONT]
[FONT="] Máy ảnh gồm 2 phần cơ bản: thân máy, ống kính. [/FONT]
[FONT="]Thân máy[/FONT][FONT="] hiểu nôm na là chiếc hộp dùng lưu trữ hình ảnh (có thể là phim chụp và có thể là file ảnh). [/FONT]
[FONT="]Ống kính:[/FONT][FONT="] là bộ phận quan trọng quyết định chất lượng của ảnh. Gồm nhiều thấu kính ghép lại do vậy có thể nói chất lượng của thấu kính quyết định chất lượng ống kính. Ống kính bao giờ cũng có hai bộ phận cơ bản là thấu kính và cửa mở sáng (vòng điều chỉnh ánh sáng). [/FONT]
[FONT="]Một ống kính đặc trưng cơ bản thường có 3 vòng trị số: vòng điều chỉnh sáng, vòng tính độ nét sâu (DOF), vòng lấy nét.[/FONT]
[FONT="]
Vòng điều chỉnh ánh sáng (cửa sáng, điều sáng...) (1) được làm bằng các lá thép mỏng xếp vòng tròn có nguyên lý hoạt động xòe ra cụp vào như chiếc quạt giấy. Chúng được dùng để khống chế, điều chỉnh lượng ánh sáng mang thông tin của hình ảnh vào phim/CCD. Các trị số thường thấy trên ống kính: 1.4, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22... (trị số 5,6 và 8 được gọi là độ mở trung bình). Trị số càng lớn tức cửa sáng càng đóng nhỏ và ngược lại. Cửa sáng càng mở to độ nét sâu càng nông, ngược lại cửa sáng càng khép nhỏ (16, 22, ...) độ nét sâu càng lớn. Nhiều ống kính sẽ không thấy vòng điều chỉnh này. Thay vào đó, độ mở ống kính sẽ được điều chỉnh thông qua 1 nút nằm trên thân máy, nhất là thân máy số .[/FONT]
[FONT="]
Vòng lấy nét (focus) (2). Tuỳ từng loại ống kính mà các trị số ghi trên vạch này khác nhau tính bằng feet (f) hay met (m).[/FONT]
[FONT="]
Vòng tĩnh, vòng cố định, để tính độ nét sâu của ảnh (3). Trên vòng này người ta in hai dòng chữ số (hoặc 2 vạch mầu[/FONT])[FONT="] giống nhau tính từ tâm điểm của vòng này về hai bên: trái và phải. VD: Trên ống Nikon normal: ống kính mở 5,6 và lấy nét ở 5m thì độ nét sâu của ảnh từ 3,8m đến 6,2m[/FONT]
[FONT="]
*Các loại ống kính :[/FONT]
[FONT="]
Ống Normal: là ống tiêu chuẩn có tiêu cự f= 50mm, góc chụp 46 độ. Ống này có ưu điểm không làm biến dạng vật chụp[/FONT]
[FONT="]
Ống góc rộng (Wide): là ống kính có tiêu cự nhỏ hơn 50mm, góc chụp lớn hơn 46 độ, độ nét sâu lớn . Với loại ống kính này những vật ở gần sẽ được phóng to và ngược lại . Đôi khi tạo ra những hiệu ứng lạ mà mắt thường không nhìn thấy . Hay được dùng trong chụp quảng cáo, phong cảnh. [/FONT]
[FONT="]
Ống góc hẹp (Tele): là ống kính có tiêu cự lớn hơn 50mm, góc chụp nhỏ hơn 46 độ. Do tiêu cự dài nên độ nét sâu kém, góc chụp hẹp . Thường dùng chụp các vật ở xa, chụp chân dung (để xoá mờ phông phía sau làm nổi chủ đề).[/FONT]
[FONT="]Ống fixed: là ống kính chỉ có 1 tiêu cự cố định, VD : fix 50, fix 85....
[/FONT]
[FONT="] Ống Zoom: là ống kính thay đổi được nhiều tiêu cự . Vì tiêu cự có thể thay đổi nên ống này có tính đa năng dùng cho nhiều chủ đề khác nhau. Tuy nhiên do tính chất thay đổi được nhiều tiêu cự nên cấu tạo của nó cũng phức tạp, đòi hỏi nhiều thấu kính hơn loại ống có tiêu cự cố định (ống fix) . Nếu so sánh cùng loại thấu kính làm nên ống zoom và ống fix hình ảnh thu được từ ống fix sẽ đẹp hơn từ ống zoom.[/FONT]
[FONT="]Các nút, ký hiệu trên thân máy[/FONT]
[FONT="]Ngày nay đa số dùng thân máy điện tử và máy số nên trên thân máy thường gặp những ký hiệu sau:[/FONT]
[FONT="]A[/FONT][FONT="] (máy Nikon hoặc Av cho Canon): Chụp ở chế độ ưu tiên cửa sáng . Nghĩa là đặt cửa sáng ở 1 giá trị nào đó: 2.8 hoặc 5.6 . thì tốc độ sẽ được máy tự tính sao cho ảnh chụp đủ sáng . Chế độ này thuận tiện cho việc chụp chân dung vì khi chụp chân dung thường phải chú ý đến cửa sáng (khẩu độ lớn) để xóa mờ phông nền . Muốn phông nền mờ, độ nét sâu của ảnh phải nông tức cần mở cửa sáng lớn .[/FONT]
[FONT="]S[/FONT][FONT="] (máy Nikon hoặc Tv cho Canon): Chụp ở chế độ ưu tiên tốc độ . Nghĩa là đặt tốc độ chụp ở 1 giá trị nào đó: 1/4 hoặc 1/30 . thì cửa sáng sẽ được máy tự tính sao cho ảnh chụp đủ sáng . Chế độ này thuận tiện cho việc chụp lia máy(panning) hoặc chụp thác nước mờ nhòe như dải lụa . Ở những tình huống này tốc độ chụp được ưu tiên hàng đầu .[/FONT]
[FONT="]P :[/FONT][FONT="] Máy tự đo, tính toán đưa ra 1 thời chụp đủ sáng . Đôi khi chụp chân dung nhưng máy lại mở 8 khiến cho phông nền không mờ nhòe theo đúng yêu cầu.[/FONT]
[FONT="]M :[/FONT][FONT="] tự thao tác bằng tay để chỉnh cả khẩu độ, tốc độ theo ý chủ qua của người chụp[/FONT]
[FONT="]AF :[/FONT][FONT="] chế độ để máy tự động lấy nét[/FONT]
[FONT="]MF:[/FONT][FONT="] chế độ lấy nét thao tác bằng tay theo ý chủ quan của người chụp. [/FONT]
[FONT="]BKT:[/FONT][FONT="] Chế độ chụp bù trừ sang . Máy sẽ chụp 3 kiểu trong đó có 1 kiểu thiếu sáng, 1 kiểu đủ sáng, 1 kiểu thừa sáng . Khoảng thiếu , thừa bao nhiêu khẩu độ sẽ do ý chủ quan của người chụp đặt cho máy . Nên đặt máy (driver) ở chế dộ chụp liên tiếp (hình vẽ có 3 hình chữ nhật chồng lên nhau).[/FONT]
[FONT="]WB :[/FONT][FONT="] chức năng cân bằng trắng . Chức năng này cho bức ảnh có mầu sắc đúng với mầu thực tế mà mắt người nhìn thấy ở thời điểm chụp .[/FONT]
[FONT="]Ev :[/FONT][FONT="] chế độ bù trừ sáng . Dùng trong trường hợp máy chụp ở chế độ A/Av (Nikon/Canon) hay S/Tv (Nikon/Canon) . Khi chụp ở những chế độ này mặc dù máy đo đủ sáng (thực tình chỉ đủ sáng về lý thuyết) nhưng ảnh chụp ra có thể là thừa hoặc thiếu sáng đòi hỏi khi chụp cần thêm hay bớt sáng .[/FONT]
[FONT="]AE lock:[/FONT][FONT="] khóa thời chụp[/FONT]
[FONT="]AF lock :[/FONT][FONT="] khóa nét [/FONT]