[FONT="]ĐỘ NHẬY BẮT SÁNG CỦA PHIM[/FONT]
[FONT="]
Độ nhậy bắt sáng của phim là khả năng bắt sáng nhanh hay chậm của phim chụp . Phim có độ nhậy bắt sáng cao, khả năng bắt sáng càng nhanh nhưng ảnh chụp không mịn, noise nhiều . Ngược lại, phim có độ nhậy bắt sáng thấp, khả năng bắt sáng chậm, song ảnh chụp ra mịn màng . Độ nhậy bắt sáng này được qui định bằng các ký hiệu ASA, ISO, DIN..., 100 Asa = 100 Iso = 20 Din. Từ 20 đến 60 ASA là phim có độ nhạy thấp. 100, 200 ASA : phim có độ nhạy trung bình . Đây là loại Iso thường dùng, vừa phù hợp với ánh sáng hay gặp lại vừa cho độ mịn tốt. Từ 400 ASA trở lên là phim có độ nhạy cao, thường dùng nơi có ánh sáng yếu, chụp thể thao . Máy số không dùng phim nhưng vẫn có Iso giống như dùng máy phim. Khi Iso thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chụp, hoặc tăng lên hoặc giảm xuống . Ví dụ : ảnh chụp ra bị nhòe do tốc độ chụp chậm (trường hợp không có chân, giá kê
.). Lúc này cần phải tăng tốc độ chụp mà khẩu độ giả sử bị giữ nguyên thì hãy tăng Iso lên cao . Về lý thuyết cứ 1 nấc Iso sẽ bằng 1 khẩu trên ống kính. Kinh nghiệm khi chụp ở Iso cao, để tránh noise nhiều, cộng Ev lên 0,7 (nghĩa là sau khi máy báo đúng sáng theo ý chủ quan người chụp hãy thêm vào 0,7 khẩu độ)[/FONT]
[FONT="]còn gọi là : cửa sáng, độ mở,
. Ký hiệu bằng chữ f, ví dụ: f4, f5.6, f8
.Ống kính có độ mở càng lớn chất lượng càng cao như: f1.2, f2.8
Một ống kính có thang chia khẩu độ chuẩn là :
22,16,11,8,5.6,4,2.8
. Gọi là chuẩn vì thang chia này được dùng trên ống cho máy cơ và người ta lấy nó làm mốc tính, cứ mỗi con số trên gọi là 1 khẩu. Lưu ý, giá trị của con số càng cao (VD: 22) cửa sáng càng đóng chặt (tối nhất), giá trị con số nhỏ (VD: 2.8) lại là mở lớn nhất (sáng nhất). Các thân máy điện tử và thân máy số có thêm 1 số giá trị khác xen vào giữa dãy số trên như 9, 7.1
(xem lại phần ống kính: vòng điều chỉnh ánh sáng)[/FONT]
[FONT="]Ống kính 1 khẩu (khẩu độ):[/FONT][FONT="] tất cả các ống kính 1 tiêu cự (fix) đều là ống 1 khẩu và người ta lấy độ mở lớn nhất gán cho cách gọi ống kính đó, VD: ống 50 f1.4 tức ống fix ở tiêu cự 50 với độ mở lớn nhất f1.4[/FONT]
[FONT="]Ống kính 2 khẩu (khẩu độ):[/FONT][FONT="] chỉ xuất hiện trên ống zoom vì ống zoom có 2 tiêu cự : ngắn nhất, dài nhất . Ở mỗi tiêu cự ống kính có 1 độ mở lớn nhất khác nhau, VD: ống 75-300 f4-5,6 tức ống zoomtele, tiêu cự ngắn nhất: 70, tiêu cự dài nhất: 300 . Ở tiêu cự 70 ống kính có độ mở lớn nhất: f4, tiêu cự 300 độ mở lớn nhất: f5.6[/FONT]
[FONT="]Chất lượng ống kính 1 khẩu bao giờ cũng tốt hơn ống kính 2 khẩu cùng loại nên người ta sản xuất cả loại ống zoom 1 khẩu và đương nhiên giá thành cao hơn.[/FONT]
[FONT="]TỐC ĐỘ CHỤP[/FONT]
[FONT="]Là khoảng thời gian màn chập mở ra đến khi màn chập đóng vào . Nếu chụp ở B (bulb) thì tốc độ chụp được tính từ khi bấm và giữ nút chụp cho tới khi nhả nút chụp. Các giá trị tốc độ trên thang chia để lấy làm chuẩn :
. 1600, 800, 500, 250, 125, 60, 30, 15, 8, 4, 2, 1, 2, 4,8,15,30, B . Theo đó số 1600 nghĩa là 1 phần 1600 giây, cứ như thế đến số 2 là 1 phần 2 giây và bước sang con số 1 là 1 giây vv
rồi tới B. B là tốc độ chụp mà khi đó người chụp điều khiển theo ý muốn , tốc độ này thường là ngoài 30 tuy nhiên vẫn có thể dùng B để chụp ở 2 hay 3 . Đặt máy chụp ở chế độ B, bấm chụp và giữ nút chụp màn chập sẽ mở cho ánh sáng lọt vào phim/CCD tới khi bỏ tay ra màn chập mới đóng lại . Nếu là máy cơ trên dãy số này sẽ có 1 con số được sơn mầu đỏ hoặc có ký hiệu bên cạnh như tia chớp, bóng đèn điện
. (con số này thường là 125 hoặc 250) . Đây là tốc độ ăn đèn của máy. Tại tốc độ này trở xuống đèn flash sẽ đồng bộ với màn chập để ánh sáng của đèn flash (nếu dùng) lọt vào phim/CCD. Giả sử lắp đèn flash rồi chụp ở tốc độ cao hơn , thì dù đèn có phát sáng nhưng ảnh vẫn tối thui.[/FONT]
[FONT="]TIÊU CỰ[/FONT]
[FONT="]là khả năng phóng đại của ống kính, tiêu cự càng ngắn góc chụp càng rộng, ngược lại tiêu cự càng dài góc chụp càng hẹp. [/FONT]
[FONT="]Tiêu cự ngắn là ống góc rộng VD: ống 24 , ống 35 hay zoom 17 -35
Hiệu ứng: độ nét sâu lớn, những vật ở gần ống kính sẽ to, lớn , vật ở xa có chiều nhỏ, bé . Hay dùng chụp phong cảnh , quảng cáo
.[/FONT]
[FONT="]Tiêu cự dài là ống tele như ống 80, 135
hay zoom 70 200
.Loại ống này có độ nét sâu nhỏ , hay dùng chụp chân dung hay làm mờ phông nền phía sau để đặc tả vật nào đó .
[/FONT]
[FONT="]ĐỘ NÉT SÂU CỦA ẢNH (DOF)[/FONT]
[FONT="]Là 1 đoạn khoảng cách có nét bao phủ cả phía trước và phía sau đối tượng được lấy nét .
(xem thêm phần ống kính: vòng tĩnh) . hoảng nét này phụ thuộc vào độ mở và tiêu cự. Cửa sáng càng mở rộng độ nét sâu càng hẹp, càng khép sâu độ nét sâu càng lớn. Tiêu cự càng dài cho độ nét sâu càng hẹp và ngược lại. VD: Chụp phong cảnh đòi hỏi nét sâu nên dùng ống kính có tiêu cự ngắn và đóng hết ống kính. Chụp chân dung, để nổi bật chủ đề (xoá phông, làm nhoè phía sau chủ đề chụp) nên dùng ống kính có tiêu cự dài và mở hết ống kính.[/FONT]
[FONT="]Ảnh minh họa nét sâu và nét nông[/FONT]