- Biển số
- OF-561136
- Ngày cấp bằng
- 27/3/18
- Số km
- 74
- Động cơ
- 150,770 Mã lực
- Tuổi
- 42
Cảnh vật và con người thanh bình quá như việt nam mình những năm 90 .
Chắc đồng chí không biết chủ nghĩa cơm sườn và chủ nghĩa phát xít là bắt đầu từ cùng một ông cha, nhểThật đáng buồn là trên diễn đàn nhiều cụ lại khép kín đầu óc như thế này.
Triều Tiên phủ nhận chủ nghĩa cộng sản từ lâu rồi cụ ạ. Tư tưởng chủ đạo của họ là Juche (tự chủ), theo em hiểu là không còn coi chủ nghĩa Mác-Lê nin là chân lý nữa. Như vậy không thể gọi họ là cộng sản. Tư tưởng của họ cũng coi dân tộc Triều Tiên là thượng đẳng, cái này thì đi ngược hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản và na ná như chủ nghĩa phát-xít. Em không hiểu cách gọi đồng chí có còn tồn tại không, nhưng đây là cái tàn dư còn sót lại trước đây.
Cụ nhìn cải ảnh về ĐH Đảng của họ, có bao giờ thấy hình của Mác - Lê nin - Ăng ghen không.
Em chắc với trình độ học vấn và hiểu biết của cụ, chắc cụ nghĩ Nga và Iran cũng là CS.
Em đồng ý với cụ. Ảo tưởng và ngu muội! Toàn vớ vẩn cả.Có cái mứt phát triển nếu vẫn còn giữ món cơm sườn, nhồi sọ nó vừa vừa thôi, ảo tưởng, ngu muội.
Ôi nhìn em huớng dẫn viên xinh quá, biết thế này em học mẹ lại tiếng việt tại ĐH KHXHNVEm đi công tác mấy hôm nên không post được. Ảnh em hướng dẫn em chụp bằng điện thoại nên nhìn hơi lởm, vô tình em thấy ảnh em ý ở trên mạng nhìn khác hẳn nhá, đúng kiểu đẹp vừa hồng vừa thâm, nhầm vừa hồng vừa chuyên chứ em bên trái ảnh các cụ nhé
Đồng ý với cụ.Rất cảm ơn cụ về bài viết hay. Các bài viết về du lịch Triêu Tiên em đọc nhiều lắm trên mạng, vì em rất quan tâm đất nước này, nhưng đều là của khách phương Tây. Đây có lẽ là lần đầu tiên em được đọc bài của một khách Việt Nam. Em cũng xin có một số đóng góp về lịch sử của đất nước Triều Tiên.
Thực ra, Triều Tiên mặc dù cũng theo văn hóa Khổng giáo giống Việt Nam, nhưng họ chưa bao giờ là một nước nghèo thuần nông như Việt Nam. Thế kỷ 14, Triều Tiên có lẽ là nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất thế giới (thời đấy còn hơn nhà Minh, mà hơn nhà Minh thì là nhất thế giới rồi. Và cái này em không nói đùa. Cụ nào đã vào bảo tàng ngầm ở trung tâm Seoul, gần con sông nhân tạo thì có thể thấy được sự phát triển đáng kinh ngạc và những thiết bị chính xác mà đất nước Triều Tiên đã chế tạo được từ thời đó. Và trong sử liệu của Việt Nam của Việt Nam cũng ghi lại, khi đoàn sứ thần Triều Tiên gặp sự thần Việt Nam (sang mừng thọ vua Càn Long, vào cuối thế kỷ 18), sứ Triều Tiên đã hỏi Việt Nam nằm ở kinh độ bao nhiêu, vĩ độ bao nhiêu và câu trả lời của sứ thần Việt Nam (chắc ai cũng dự đoan được) là chúng tôi chưa từng học thiên văn (hay địa lý hay cái thuật ngữ khoa học cổ đại gì đó em quên mất). Nghè in do Trung Quốc phát minh, nhưng máy in là do người Triều Tiên phát minh (không phải Guternberg (Đức) như sách sử phương Tây nói).
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Triều Tiên đã trở thành một nước công nghiệp và đến khoảng năm 1930 thì có lẽ đã là một nước công nghiệp tương đối phát triển (mặc dù là thuộc địa của Nhật), có thể là thua Anh, Pháp, Đức, Nhật nhưng hơn nhiều nước Đông Âu và Tây Âu như Nam Tư, Bulgari, Hi Lạp, Phần Lan (Phần Lan cuối thế kỷ 19 bị các nhà "khoa học" châu Âu tìm mọi cách chứng minh là dân có gốc châu Á vì quá lạc hậu, còn nhiều dân sống kiểu du mục, nói thứ tiếng thuộc ngữ hệ Uralic (gần với tiếng Mông Cổ, Mãn Châu, Đột Quyết...và về văn hóa cũng có nét tương đồng. Đến những năm 1960, ở Phần Lan còn có một cuốn sách nhan đề "Chúng ta là người Mông Cổ hay người Giec-manh").
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, và sau chiến tranh Triều Tiên, cả Bắc và Nam Triều Tiên đều bị tàn phá nên nghèo, nhưng đây là cái nghèo của một nước đang rất phát triển bị chiến tranh tàn phá hết (giống như nước Đức phát xit sau thế chiến II), nhưng con người có giáo dục, có kỷ luật cao, có kỹ năng tốt, có tính tổ chức cao... vẫn còn nên Hàn Quốc mới nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa được.
Còn Việt Nam đến năm 2030 (tức là 100 năm sau) không biết có "cơ bản trở thành nước công nghiệp" được hay không.
Vì thế, cái nghèo của Triều Tiên là cái nghèo của một quốc gia công nghiệp hóa cao, cực kỳ phát triển về con người, nhưng do thể chế / bị cấm vận nên nghèo, giống như nước Đức vào thời kỳ thế chiến II, khác hẳn với cái nghèo của một nước nông nghiệp như Việt Nam. Người dân của họ vẫn là người dân có giáo dục, có kỷ luật, có kỹ năng và tay nghề tốt, chứ không giống như Việt Nam. Nhiều cụ cứ bảo Triều Tiên giống Việt Nam những năm 1980, em thì lại cho rằng Việt Nam đến 2050 - 2060 (và kể cả Thái Lan, Malaysia, ...) cũng chưa chắc đã bằng được Triều Tiên năm 2018 xét về tố chất của người dân, như tính kỷ luật, cần cù, có tổ chức (là tố chất của người dân tất cả các nước phát triển). Họ chỉ cần mở cửa giao thương thì có lẽ chỉ cần khoảng 30 - 40 năm là ngang bằng Hàn Quốc.
Em phai công nhận 1 điều la nguoi việt nam rat thông minh ,nhanh nhẹn, nhung cái chế độ xhcn đã phá hỏng cả một dân toc !! lam cho nguoi việt ngay càng di thụt lùi so voi tg!!Cảm ơn cụ đã hiểu em. Cứ nghe phát biểu "Việt Nam phải đi đầu công nghệ 4.0" là em lại thấy buồn (và buồn cười). Nếu xét về con người, người Việt Nam có trí tuệ tốt, chỉ số IQ rất cao so với thế giới, đây là điều kiện cần để phát triển, nhưng tính kỷ luật và tính tổ chức kém (so với các nước Đông Bắc Á và các nước nói ngôn ngữ Giéc-manh), đặc biệt càng đi về phía nam đất nước thì đặc tính này càng biểu hiện rõ (ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ),
Vấn đề này em thấy cũng hơi lạ, vì tất cả các nước có chỉ số IQ cao đều có tính kỷ luật rất cao (thế giới đứng đầu là các nước Đông Bắc Á theo Khổng giáo, sau đó là đến Tây Bắc Âu (nói ngôn ngữ giéc-manh như Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Nauy, rồi đến các nước châu Âu khác). Chỉ số IQ của Việt Nam, theo nghiên cứu (không chính thức vì lí do chính trị), cũng như theo kết quả đánh giá PISA, thì thuộc loại rất cao, có thể ngang với các nước Tây Bắc Âu, nhưng tính kỷ luật của người Việt Nam (em chủ yếu đề cập đến miền Bắc Việt Nam, là nơi đã có nền văn minh lâu đời) thì lại tương đối kém, ngoại trừ tính kỷ luật trong chiến tranh thì tốt, cái này cụ Trần Trọng Kim có nhận xét như vậy trong cuốn Việt Nam Sử Lược.
Em ủng hộ quan điểm của cụ về TT. Vấn đề để một đất nước giàu sánh với cường quốc 5 châu là nhờ Dân trí của Tộc Dân nước đó. Các tộc Dân bắc Á tạo ra văn hoá khác hẳn các nơi khác, là yếu tố quan trọng để một dân tộc cất cánh.Vâng, qua mấy câu này em biết trình độ và hiểu biết của cụ rồi nên cũng không tranh cãi vấn đề này nữa.
Quan điểm của em không phải là đề cao chính quyền hiện tại ở Triều Tiên, em đã nói rõ ràng là Triều Tiên nghèo là do hai vấn đề: thể chế và cấm vận. Em chỉ muốn nói về vấn đê lịch sử của dân tộc Triều Tiên, vì nhiều cụ không biết (và có lẽ toàn thế giới không ai để ý, hoặc cố tình lờ đi), là Triều Tiên đã là nước công nghiệp hoá rất cao từ hàng trăm năm nay (và từ hàng nghìn năm nay khoa học kỹ thuật của họ đã tương đối phát triển), nên so sánh Triều Tiên (và Hàn Quốc) với Việt Nam là không thích hợp, cũng như Nhật Bản hay Trung Quốc. Từ thời nhà Tống, Trung Quốc đã có các xí nghiếp hàng nghìn công nhân rồi, tức là đã sản xuất lớn, không còn là tiểu thủ công nữa (xem Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê). Manh nha của chủ nghĩa tư bản có ở Trung Quốc trước phương Tây đến vài trăm năm.