Rất cảm ơn cụ về bài viết hay. Các bài viết về du lịch Triêu Tiên em đọc nhiều lắm trên mạng, vì em rất quan tâm đất nước này, nhưng đều là của khách phương Tây. Đây có lẽ là lần đầu tiên em được đọc bài của một khách Việt Nam. Em cũng xin có một số đóng góp về lịch sử của đất nước Triều Tiên.
Thực ra, Triều Tiên mặc dù cũng theo văn hóa Khổng giáo giống Việt Nam, nhưng họ chưa bao giờ là một nước nghèo thuần nông như Việt Nam. Thế kỷ 14, Triều Tiên có lẽ là nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất thế giới (thời đấy còn hơn nhà Minh, mà hơn nhà Minh thì là nhất thế giới rồi. Và cái này em không nói đùa. Cụ nào đã vào bảo tàng ngầm ở trung tâm Seoul, gần con sông nhân tạo thì có thể thấy được sự phát triển đáng kinh ngạc và những thiết bị chính xác mà đất nước Triều Tiên đã chế tạo được từ thời đó. Và trong sử liệu của Việt Nam của Việt Nam cũng ghi lại, khi đoàn sứ thần Triều Tiên gặp sự thần Việt Nam (sang mừng thọ vua Càn Long, vào cuối thế kỷ 18), sứ Triều Tiên đã hỏi Việt Nam nằm ở kinh độ bao nhiêu, vĩ độ bao nhiêu và câu trả lời của sứ thần Việt Nam (chắc ai cũng dự đoan được) là chúng tôi chưa từng học thiên văn (hay địa lý hay cái thuật ngữ khoa học cổ đại gì đó em quên mất). Nghè in do Trung Quốc phát minh, nhưng máy in là do người Triều Tiên phát minh (không phải Guternberg (Đức) như sách sử phương Tây nói).
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Triều Tiên đã trở thành một nước công nghiệp và đến khoảng năm 1930 thì có lẽ đã là một nước công nghiệp tương đối phát triển (mặc dù là thuộc địa của Nhật), có thể là thua Anh, Pháp, Đức, Nhật nhưng hơn nhiều nước Đông Âu và Tây Âu như Nam Tư, Bulgari, Hi Lạp, Phần Lan (Phần Lan cuối thế kỷ 19 bị các nhà "khoa học" châu Âu tìm mọi cách chứng minh là dân có gốc châu Á vì quá lạc hậu, còn nhiều dân sống kiểu du mục, nói thứ tiếng thuộc ngữ hệ Uralic (gần với tiếng Mông Cổ, Mãn Châu, Đột Quyết...và về văn hóa cũng có nét tương đồng. Đến những năm 1960, ở Phần Lan còn có một cuốn sách nhan đề "Chúng ta là người Mông Cổ hay người Giec-manh").
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, và sau chiến tranh Triều Tiên, cả Bắc và Nam Triều Tiên đều bị tàn phá nên nghèo, nhưng đây là cái nghèo của một nước đang rất phát triển bị chiến tranh tàn phá hết (giống như nước Đức phát xit sau thế chiến II), nhưng con người có giáo dục, có kỷ luật cao, có kỹ năng tốt, có tính tổ chức cao... vẫn còn nên Hàn Quốc mới nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa được.
Còn Việt Nam đến năm 2030 (tức là 100 năm sau) không biết có "cơ bản trở thành nước công nghiệp" được hay không.
Vì thế, cái nghèo của Triều Tiên là cái nghèo của một quốc gia công nghiệp hóa cao, cực kỳ phát triển về con người, nhưng do thể chế / bị cấm vận nên nghèo, giống như nước Đức vào thời kỳ thế chiến II, khác hẳn với cái nghèo của một nước nông nghiệp như Việt Nam. Người dân của họ vẫn là người dân có giáo dục, có kỷ luật, có kỹ năng và tay nghề tốt, chứ không giống như Việt Nam. Nhiều cụ cứ bảo Triều Tiên giống Việt Nam những năm 1980, em thì lại cho rằng Việt Nam đến 2050 - 2060 (và kể cả Thái Lan, Malaysia, ...) cũng chưa chắc đã bằng được Triều Tiên năm 2018 xét về tố chất của người dân, như tính kỷ luật, cần cù, có tổ chức (là tố chất của người dân tất cả các nước phát triển). Họ chỉ cần mở cửa giao thương thì có lẽ chỉ cần khoảng 30 - 40 năm là ngang bằng Hàn Quốc.