- Biển số
- OF-9047
- Ngày cấp bằng
- 30/8/07
- Số km
- 1,317
- Động cơ
- 549,510 Mã lực
- Nơi ở
- Lang thang trên đường
- Website
- www.facebook.com
Máy tạo ozone: Nguồn gây hại? Thứ tư, 11/6/2008, 10:55 GMT+7 Theo quảng cáo của các nhà sản xuất thì máy tạo ozone làm sạch không khí là một thiết bị kỳ diệu, giúp khử độc, đem lại bầu không khí trong lành. Nhưng theo một báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thì thực tế không phải như vậy.
Ozone nồng độ cao sẽ gây tổn thương phổi nếu hít phải. Ngay cả ở mức tương đối thấp, ozone cũng có thể gây tức ngực, ho, rát họng. Theo quy định của Cơ quan quản lý Dược và Thực Phẩm Hoa Kỳ, lượng ozone mà các thiết bị y tế sử dụng trong nhà tạo ra không được vượt quá 0,05 phần triệu (0,05ppm). Quá tiêu chuẩn này, máy tạo ozone có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
[FONT=arial,sans-serif]
Các gia đình không nên lạm dụng tính năng của máy tạo ozone[/FONT]
Thời gian một vài giờ chạy máy tạo ozone mỗi ngày hoàn toàn không đủ để phản ứng xảy ra. Và như vậy, không giống như những gì đã được quảng cáo, máy tạo ozone không hề có tác dụng loại bỏ carbon monoxide hay formaldehyde trong không khí.
Hơn nữa, ngay cả đối với những chất mà ozone có thể dễ dàng tạo ra phản ứng thì kết quả thu được không phải bao giờ cũng vô hại. Ví dụ, phản ứng của ozone với một số chất gây mùi khó chịu ở thảm bằng chất liệu tổng hợp mới đưa vào sử dụng sẽ tạo ra aldehydes và axit formic, hai chất gây kích thích phổi. Hay phản ứng của ozone với một số thành phần có trong nước lau nhà và nước hoa xịt phòng như terpene, limonene... sẽ tạo ra các chất gây hại cho sức khoẻ con người, đặc biệt là formaldehyde, chất gây kích thích đường hô hấp, ung thư.
Ngay cả trong trường hợp máy tạo ozone tuân thủ nghiêm túc quy định về nồng độ khí tạo ra và người sử dụng làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thì vẫn có nguy cơ không kiểm soát được nồng độ ozone.
Nguyên nhân là vì nồng độ ozone trong không khí không chỉ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như diện tích phòng đặt máy, lượng các chất mà ozone có thể phản ứng, nồng độ ozone bên ngoài, mức độ thông gió. Bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố trên đây cũng có thể làm tăng nồng độ ozone dẫn đến gây nguy hiểm cho người sử dụng.
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/khoe/205909/
Ozone nồng độ cao sẽ gây tổn thương phổi nếu hít phải. Ngay cả ở mức tương đối thấp, ozone cũng có thể gây tức ngực, ho, rát họng. Theo quy định của Cơ quan quản lý Dược và Thực Phẩm Hoa Kỳ, lượng ozone mà các thiết bị y tế sử dụng trong nhà tạo ra không được vượt quá 0,05 phần triệu (0,05ppm). Quá tiêu chuẩn này, máy tạo ozone có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
[FONT=arial,sans-serif]
Các gia đình không nên lạm dụng tính năng của máy tạo ozone[/FONT]
Theo nhà sản xuất, ozone có thể biến hầu hết các chất gây ô nhiễm không khí thành chất vô hại bằng cách tạo ra các phản ứng mà kết quả thu được chỉ là nước, carbon dioxide và oxy. Song trên thực tế, quá trình diễn ra phản ứng của ozone với nhiều hóa chất thường thấy trong không khí bên trong các ngôi nhà phải mất vài tháng hoặc vài năm. Thời gian một vài giờ chạy máy tạo ozone mỗi ngày hoàn toàn không đủ để phản ứng xảy ra. Và như vậy, không giống như những gì đã được quảng cáo, máy tạo ozone không hề có tác dụng loại bỏ carbon monoxide hay formaldehyde trong không khí.
Hơn nữa, ngay cả đối với những chất mà ozone có thể dễ dàng tạo ra phản ứng thì kết quả thu được không phải bao giờ cũng vô hại. Ví dụ, phản ứng của ozone với một số chất gây mùi khó chịu ở thảm bằng chất liệu tổng hợp mới đưa vào sử dụng sẽ tạo ra aldehydes và axit formic, hai chất gây kích thích phổi. Hay phản ứng của ozone với một số thành phần có trong nước lau nhà và nước hoa xịt phòng như terpene, limonene... sẽ tạo ra các chất gây hại cho sức khoẻ con người, đặc biệt là formaldehyde, chất gây kích thích đường hô hấp, ung thư.
Ngay cả trong trường hợp máy tạo ozone tuân thủ nghiêm túc quy định về nồng độ khí tạo ra và người sử dụng làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thì vẫn có nguy cơ không kiểm soát được nồng độ ozone.
Nguyên nhân là vì nồng độ ozone trong không khí không chỉ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như diện tích phòng đặt máy, lượng các chất mà ozone có thể phản ứng, nồng độ ozone bên ngoài, mức độ thông gió. Bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố trên đây cũng có thể làm tăng nồng độ ozone dẫn đến gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Theo Hương Tiên
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/khoe/205909/