- Biển số
- OF-618273
- Ngày cấp bằng
- 23/2/19
- Số km
- 59
- Động cơ
- 117,290 Mã lực
- Tuổi
- 28
Nếu điều này là sự thực thì chị Thảo đúng là người vợ vĩ đại nhất Việt Nam, người mẹ Việt Nam anh hùng, người phụ nữ chuẩn mực nhất thế giới
Em thấy không ngu. Bỏ vài chục triệu thuê lều báo đến viết bài này cũng khôn ranh lắm rồi.Éo thể tin được loại đà bà nước mắt cá sấu.. đẩy chồng vào trại tâm thần, quyết tâm chiếm công ty, k được giở trò đoàn tụ. Đàn bà đã ngu thì rất ngu.. thâm độc thì đàn ông k bao giờ bằng
Chán chữ nghĩa, văn vở, trình bày của bà này lắm rồi. Thôi tốt nhất bà này nên ngồi im đừng nói gì nữa. Sốt hết cả ruộtSau bản án ly hôn tại phiên tòa sơ thẩm giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên), chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Cuộc nói chuyện thi thoảng phải dừng lại vì bà Lê Hoàng Diệp Thảo không kìm nén được sự xúc động. Khuôn mặt bà buồn và giọng nói chùng hẳn xuống.
Có niềm tin công lý sẽ được thực thi
- Tới thời điểm này, phía bà đã chuẩn bị như thế nào cho phiên tòa phúc thẩm sắp tới?
+ Tôi nghĩ đó là một đại nạn của gia đình không ai mong muốn, vụ việc này quá lớn với chúng tôi.
Ngay từ đầu tới bây giờ, đây là một âm mưu rất lớn, thâm độc để tìm cách cướp trắng Trung Nguyên, sản nghiệp của gia đình, do 2 vợ chồng cùng nhau gây dựng từ thủa hàn vi với tất cả tâm sức và tình yêu thương. Anh Vũ như là người cha và tôi như người mẹ của Trung Nguyên vậy.
Tôi không bao giờ nghĩ sẽ ly hôn với anh ấy. Khi anh ấy gặp nạn mình là người càng không thể và không bao giờ là người đi ly hôn chồng. Tôi luôn xác định mình người đầu tiên và cuối cùng sát cánh vì chồng vì con. Với anh Vũ, tôi nghĩ chỉ mình có thể cứu anh ấy.
Mọi biến cố xảy ra vào năm 2013, khi anh Vũ đi thiền về có nhiều thay đổi. Từ khi anh Vũ đi thiền, tôi mất quyền điều hành và tại sao tôi phải đệ đơn ly hôn? Đó là vì mong muốn giảm thiểu, là giải pháp tình thế để tránh cho Trung Nguyên bị sụp đổ trong những năm qua, hạn chế sang nhượng, chuyển nhượng cổ phần. Nếu là người quản lý khi gặp vấn đề như vậy, mọi người sẽ nhận thấy đây là thách thức lớn với sự tồn vong của một thương hiệu.
Trước đây tôi đứng sau anh Vũ, là nội tướng của anh Vũ, để anh Vũ tỏa sáng. Tình thế này bắt buộc tôi phải xuất hiện để cứu Trung Nguyên, đưa anh Vũ về vị trí thực tế.
Quay trở lại phiên tòa sơ thẩm trước đó, tôi không thể chấp nhận bản án mà phía tòa đưa ra.
Tôi không muốn ly hôn, tôi luôn tìm cách để đoàn tụ gia đình, giải quyết phiên tòa này bất chấp pháp luật để làm những việc không đúng, tự hoán chuyển cổ phần, không cần định giá, ép người ta để đưa ra một số tiền bằng 2 năm lợi nhuận của Trung Nguyên. Xét về luật Doanh nghiệp, một người trong thành viên HĐQT muốn bán cổ phần được quyền bán khi nào với giá mà họ thỏa mãn, chứ không phải là sự ép buộc.
Bà hy vọng có bao nhiêu thành công trong phiên tòa tới?
+ Tôi vẫn còn niềm tin rằng công lý sẽ được thực thi.
- Sau biến cố bà thành lập một thương hiệu cà phê riêng? Đây là tham vọng hay là sự chuẩn bị cho một cuộc ra đi khỏi Trung Nguyên?
+ Ngay tại thời điểm anh ấy thay đổi, biến đổi hoàn toàn, điều tôi lo lắng là thương hiệu quốc gia Trung Nguyên bị biến mất.
(bà Thảo dừng lại khóc)
Trợ lý của bà Thảo trả lời thêm: Năm 2014, chị Thảo bị tước mọi quyền, không được bước vào Trung Nguyên trong khi là sở hữu lớn, toàn bộ dữ liệu quản lý, khách hàng quốc tế bị mất sạch hoàn toàn, cổ tức không được nhận… Chị Thảo gửi đơn, kiện không thành công và khi đó Trung Nguyên đổi sang bộ nhận diện mới mà chị Thảo không đồng ý. Đây là một âm mưu. 5 năm ấy, anh Vũ ở trên núi, chị Thảo bị đẩy ra khỏi Trung Nguyên và Trung Nguyên thay đổi mọi thứ. Trong khi 20 năm qua, 2 người đều muốn xây dựng thương hiệu quốc gia.
Tới năm 2016, chị Thảo buộc phải thành lập King Coffee với một mong mỏi, nếu Trung Nguyên có sụp đổ, rơi vào tay người khác thì gia đình vẫn còn King Coffee, mạng lưới khách hàng. Đó là công sức lăn lộn 20 năm trên thương trường. Trong thời gian đó, một mặt chị Thảo vẫn nỗ lực tìm cách liên lạc với anh Vũ, vẫn còn có những tin nhắn về điều đó để đưa anh Vũ về. Không ai sinh đứa con thứ 2 để giết đứa con cả của mình.
Tôi không phải là người tham vọng quyền lực
- Bà có phải là người tham vọng quyền lực không?
+ Tôi không phải như vậy, tôi nghĩ mình cũng phải chết, mình không mang theo cái gì, tôi không nghĩ mình có thể thể sống lâu, mình có thể sống tới bao lâu, không có ý định tham thứ không thuộc về mình.
- Nếu bà không đưa yêu cầu ông Vũ đi khám bệnh thì có khi nào diễn biến mọi việc sẽ khác đi không và nếu quay ngược lại thời gian trước đây, bà có điều gì muốn làm khác đi không?
+ Không phải mình tôi, con cái, người thân chứng kiến cảnh đó thì sẽ thấy đó là sự thật. Nếu xét về phía anh Vũ thì anh ấy cũng là người gặp nạn, một người đàn ông không ai mong muốn tình trạng như vậy, với cá nhân tôi, tôi thực sự ngưỡng mộ anh của thời xưa - là người chồng tuyệt vời, một doanh nhân rất tài giỏi, cống hiến tâm sức của mình cho đất nước, tôi luôn biết ơn anh ấy, sau này cũng vậy. Tôi nghĩ mình là người vợ, bạn đời của anh ấy và thấy mình phải có trách nhiệm giúp bạn đời của mình thoát khỏi bởi những người đầu độc, thao túng xung quanh.
Nhiều người xung quanh nhận ra điều ấy, bạn bè của cả 2 giục tôi đi cứu anh Vũ đi. Người nào trong gia đình thấy người thân của mình như vậy cũng sẽ đưa đi khám. Để tìm giải pháp chứ không phải là đẩy tới bệnh viện tâm thần.
Có ý kiến cho rằng cả hai bên trong vụ ly hôn này đều có sự toan tính bài bản. Việc này đã lấn án những thứ tốt đẹp giữa hai vợ chồng. Bà nghĩ sao về việc này?
+ Không bao giờ có chuyện như vậy, bản thân tôi luôn mong muốn đoàn tụ gia đình, mong muốn được lo lắng, chăm sóc cho anh Vũ. Nếu bạn ở trong tình cảm của tôi, chứng kiến cách đối xử, căn bệnh diễn ra như thế nào tới giờ này, tôi vẫn một lòng vì anh ấy. Anh ấy bị bệnh và cư xử với tôi như vậy là anh ấy bị bệnh và nhóm âm mưu hãm hại gia đình tôi làm điều đó.
Đối mặt với sự mất mát lớn của gia đình, bản thân tôi, dù là một phụ nữ, tôi thấy mình cần mạnh mẽ như là chỗ dựa gia đình. Tôi phải mạnh mẽ mới cứu được Trung Nguyên, cứu được anh Vũ, bảo toàn gia đình của mình.
- Nhắc tới gia đình với những xúc cảm như vậy, phải chăng đưa đơn là việc bất đắc dĩ? Bà có lúc nào cảm thấy bế tắc, muốn bỏ cuộc hay không?
+ Tôi thật sự rất lo lắng nếu luật pháp không được thực thi. Tôi vẫn nỗ lực để giúp chồng mình đi chữa bệnh, ổn định Trung Nguyên để bảo toàn sản nghiệp. Đây là thương hiệu quốc gia, không chỉ là chuyện riêng của gia đình mà chúng tôi có trách nhiệm gìn giữ thương hiệu quốc gia lớn như vậy.
Tại sao tôi lại phải đệ đơn ly hôn? Khi anh Vũ bị như vậy, tôi thì bị mất quyền kiểm soát, việc làm này nhằm mong muốn giảm thiểu tình thế tránh cho Trung Nguyên bị sụp đổ trong những năm qua, hạn chế sang nhượng, chuyển nhượng cổ phần.
Trước nay, tôi luôn đứng sau để anh Vũ tỏa sáng. Giờ đây, khi anh Vũ bị bệnh, tôi buộc phải xuất hiện để cứu Trung Nguyên và đưa anh Vũ về với gia đình yêu thương của mình..
Mong sớm kết thúc tranh chấp, đoàn tụ gia đình, giúp anh Vũ đi chữa bệnh, ổn định tình hình Trung Nguyên
- Nếu được làm lại bà sẽ làm gì? Và giờ đây, bà sẽ phải làm như thế nào để giữ gìn gia sản và Trung Nguyên?
+ Tôi nghĩ có lẽ mình cần phải mạnh mẽ hơn nữa.
Khi chọn ngành cà phê, mình trăn trở nhiều năm, hiểu đây là kho báu, là ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Mình cũng chứng kiến những gì thuộc về nông dân vất vả như thế nào để có được thành quả và Việt Nam trở thành nước thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, nhưng bị ép giá. Tôi và anh Vũ cùng nhau để đưa ra được thương hiệu Trung Nguyên như ngày hôm nay. Những gì anh ấy mong ước thì tôi là người thực hiện, thậm chí anh ấy mong muốn xây dựng thủ phủ cà phê toàn cầu tại Việt Nam, khi đó tôi chia sẻ, góp ý: nếu là thánh địa cà phê thì đó phải là điểm đến của du lịch trước rồi tiếp đó là thánh địa. Các dự án lớn bên trong tôi là người triển khai ý tưởng thành hiện thực…
Vào những năm 1999-2000, khi ấy Trung Nguyên thật là mạnh khi sau đó chúng tôi mở liên tục hơn 1.000 quán cà phê, mức độ diễn ra quá nhanh khiến thế giới còn biết đến Trung Nguyên lúc đó. Đó là mô hình kinh doanh đặc biệt, mượn lực mọi người cùng nhau xây dựng chuỗi quán, là bàn tay của tôi xây dựng hệ thống phân phối bài bản, chuyên nghiệp.
Và làm thế nào để bước ra thế giới, nhượng quyền như thế nào, tái cấu trúc ra sao… Có thời điểm, sinh 2 con tôi chỉ ở trong bệnh viện có vài ngày và quay trở lại làm việc. Trung Nguyên là thương hiệu xuất hiện vào thời điểm đất nước bắt đầu phát triển, là động lực cho nhiều người trẻ khởi nghiệp. Cho tới giờ cũng vậy, nếu được tiếp tục nhân ra, thương hiệu Việt có bước tiến bài bản, tầm vóc.
Ngoài chuyện đó ra, bản thân Trung Nguyên đóng góp nhiều cho đất nước không chỉ ở chuyện tiền thuế, giải quyết công ăn việc làm. Nếu mọi người để ý kỹ, người kiến tạo chiến lược cùng với anh Vũ, duy nhất tôi là nội tướng thực thi chiến lược ấy.
Tôi cũng là người khởi xướng và thực thi việc quốc tế hóa Trung Nguyên, nỗ lực biến Trung Nguyên thành niềm tự hào của người Việt..
- Qua quan sát, khi bà nói về Trung Nguyên thời điểm nổi bật, khuôn mặt bà bừng sáng. Bà yêu Trung Nguyên hay bà yêu gia đình mình? Bà mong mỏi gì trong thời gian tới? Sau phiên tòa, Trung Nguyên sẽ như thế nào và gia đình bà sẽ ra làm sao?
+ Thật sự Trung Nguyên như là đứa con, như 4 đứa con của vợ chồng tôi vậy. Hai người sáng lập thì giờ anh Vũ biến đổi như vậy, mình vừa làm cha vừa làm mẹ và là người quan trọng gìn giữ Trung Nguyên. Vậy mình sẽ làm gì để giữ nó lại, tiếp tục phát triển. Thời điểm hiện nay làm gì để có thể thật sự xứng đáng với vai đó.
Trong biến cố đó mình là nhân vật chính phải kiên định, mạnh mẽ để nỗ lực bảo vệ "đứa con" mà hai vợ chồng khó nhọc tạo thành.. Mọi sự còn là sự an bài của ông trời.
Khi thành công người ta thường quên những lời thề trong giông bão? Bà nghĩ như thế nào về điều này?
+ Tôi tin nếu anh Vũ không bị biến cố sức khoẻ thì ảnh vẫn là ảnh, không thể là người quên những lời hẹn biển thề non trong giông bão đó được. 20 năm vợ chồng cùng gây dựng, vượt qua các chênh vênh cuộc đời thì tôi vẫn luôn tin cậy anh ấy.
http://m.cafef.vn/ba-le-hoang-diep-thao-toi-khong-muon-ly-hon-20190516091922056.chn