Với giá vé 49AUD, cccm có thể thăm thú Blue Mountain và sử dụng không giới hạn 3 phương tiện di chuyển thú vị là Cable Car, Railway, Skyway. Cả ba phương tiện này đều có chung một ga chính (tại Scenic World Station) và đi theo 3 tuyến khác nhau. Trong đó Cable Car và Railway đều dẫn xuống thung lũng Jaminson và kết nối với nhau bằng hệ thống walkway dưới thung lũng. Sau khi nghiên cứu bản đồ và thông tin thì em lựa chọn Cable car và Railway để tham thú thung lũng Jaminson trước.
Hệ thống cáp treo này vừa đưa vào sử dụng năm 2018. Chỉ có 1 cabin duy nhất với sức chứa 84 hành khách. Chênh lệch cao độ giữa 2 ga là 545m và là cáp treo có độ dốc lớn nhất ở Nam Bán Cầu.
Hóa ra là sản phẩm của "ông kẹ" trong lĩnh vực cáp treo Doopelmayer (Thụy Sĩ). Hãng này thì quá quen thuộc với Việt Nam bởi là đối tác của Sun Group trong tất cả các dự án cáp treo đạt nhiều kỷ lục TG ở Fansipan, Hòn Thơm, Bà Nà, Hạ Long.
Rời khỏi cable car là chìm vào khu rừng nhiệt đới dưới thung lũng Jaminson. Hệ thống đường đi bộ được lắp đặt nổi với tổng chiều dài khoảng 2,4km và khép kín giúp du khách dễ dàng đi lại, khám phá và quan trọng là ... không bị lạc.
Đi lòng vòng khoảng 1km trong rừng rậm thì bất ngờ gặp một cái "hang" và biển cảnh báo "Nguy hiểm". Cửa hang thì đen thùi lùi như miệng hầm khai thác than. Đúng vậy, cái biển "Katoomba Coal Mine" nằm ở một góc khuất rất có chủ ý.
Từ những năm 1870, Katoomba Coal Mine là khai trường khai thác than và dầu đá phiến (kerosene shale), cung cấp nguồn nhiên liệu cho nhà máy điện Katoomba Power House, các khách sạn và khu dân cư vùng Katoomba. Mỏ than này dừng khai thác từ năm 1945. Hiện vẫn còn dấu vết những vỉa than lộ thiên rất rõ.
Than được vận chuyển ra khỏi mỏ về nơi tiêu thụ bằng xe goong. Chợt nhớ mình đang ở dưới thung lũng cách mặt đất nơi có cư dân sinh sống cả trăm mét thì k0 biết xe goong đi như thế nào?
Câu trả lời là đây. Một hệ thống đường ray được xây dựng từ những năm 80 thế kỷ 19 để vận chuyển than từ dưới thung lũng lên mặt đất. Cơ mà sao nó dốc thế?!