[Funland] Argentina, đất nước của bóng đá, tình yêu, và nước mắt

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,094
Động cơ
324,476 Mã lực
Tuổi
57
Đông Á nếu mà đoàn kết thì không sợ bố con thằng nào tiếc rằng nước nào cũng ghét nhau như chó với mèo, giới trẻ Việt Nam giờ bị ảnh hưởng lối sống Tây hoá cái hay cái giỏi của họ đã tốt mà toàn hấp thụ những thứ xấu tệ nạn là chính, giờ càng ngày càng không giống 1 quốc gia Đông Á nữa, thật ra ngay từ đầu đã là nửa ĐA nửa ĐNA rồi.
Cụ nói "không sợ bố con thằng nào". Vậy so găng với bọn trắng, thì hơn ạ cụ? Tố chất có gì hơn? thực sự em rất tò mò cụ ạ.
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
983
Động cơ
281,194 Mã lực
Yêu mù quáng thì gái già vẫn ngon ợ ;)
Vẫn là do LX sâu đậm quá với VN :)
Nhưng sáng suốt sẽ nhận ra thực tế người yêu mình bị giết, thủ phạm lấy tài sản xong, thấy có mấy tấm giấy nợ còn tìm cách đòi tiền kiểu bắt chẹt nữa.
 

hongsonphan82

Tháo bánh
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
724
Động cơ
330,249 Mã lực
Nô lệ da đen ở Mỹ là người di cư da trắng mua sang thôi. Còn nếu xét riêng về người di cư da trắng thì đại loại như sau:

- Ở Mỹ là trung lưu và quý tộc gốc Ireland và Scotland do mâu thuẫn với chính quyền Anh hoặc bị Anh lưu đày. Ngoài ra còn có dân Anh Thanh giáo do mâu thuẫn với Tin lành chính thống. 3 cộng đồng này đã định hình và lãnh đạo nước Mỹ như ngày nay.

- Ở Úc cũng là Anh và Ireland/Scotland da trắng nhưng là tù hình sự, tù khổ sai và biệt xứ, nghĩa là xuất xứ dân di cư của Úc thấp hơn hẳn so với Mỹ và Can. Có lẽ vì thế nên khoa học kỹ thuật Úc không mạnh lắm, nhưng vẫn hơn hẳn dân di cư TBN, Ý... ở năng lực sử dụng tài nguyên và tổ chức xã hội.
Mẽo Quốc thì gốc Đức mới là nhiều nhất! Dù vẫn xài tiếng Anh. Như Argen thì gốc Ý nhiều nhất nhưng vẫn xài tiếng Tây Ban Nha.
Úc thì dân Anglo chuẩn chỉ nhưng trình độ khoa học kỹ thuật có ăn được Brasil chủ yếu gốc Bồ đâu?? Thực tế thì thấy bọn Bắc Mỹ nhờ gần châu Âu hơn so với Nam Mỹ hay Úc. Sự gần( về mặt khoảng cách địa lý) này giúp cho người châu Âu lựa chọn( di cư tự do) đến Bắc Mỹ nhiều hơn.
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,501
Động cơ
382,775 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mẽo Quốc thì gốc Đức mới là nhiều nhất! Dù vẫn xài tiếng Anh. Như Argen thì gốc Ý nhiều nhất nhưng vẫn xài tiếng Tây Ban Nha.
Úc thì dân Anglo chuẩn chỉ nhưng trình độ khoa học kỹ thuật có ăn được Brasil chủ yếu gốc Bồ đâu?? Thực tế thì thấy bọn Bắc Mỹ nhờ gần châu Âu hơn so với Nam Mỹ hay Úc. Sự gần( về mặt khoảng cách địa lý) này giúp cho người châu Âu lựa chọn( di cư tự do) đến Bắc Mỹ nhiều hơn.
Mỹ có rất nhiều gốc Đức nhưng khác với người gốc Anglo (Anh, Scotland, Ireland), người Đức di cư sang Mỹ chủ yếu có xuất thân thấp nên số người thuần Đức thành công vượt bậc không nhiều, số gọi là gốc Đức thành công lớn thường là lai Anh, Hà lan hoặc Scotland. Văn hóa Đức cũng hầu như không có ảnh hưởng gì ở Mỹ ngoài cây đàn piano Steinway.
 

losedow

Xe tải
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
474
Động cơ
174,636 Mã lực
Mỹ có rất nhiều gốc Đức nhưng khác với người gốc Anglo (Anh, Scotland, Ireland), người Đức di cư sang Mỹ chủ yếu có xuất thân thấp nên số người thuần Đức thành công vượt bậc không nhiều, số gọi là gốc Đức thành công lớn thường là lai Anh, Hà lan hoặc Scotland. Văn hóa Đức cũng hầu như không có ảnh hưởng gì ở Mỹ ngoài cây đàn piano Steinway.
Có anh Trump lên làm Tổng tài thôi ạ.
 

hongsonphan82

Tháo bánh
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
724
Động cơ
330,249 Mã lực
Mỹ có rất nhiều gốc Đức nhưng khác với người gốc Anglo (Anh, Scotland, Ireland), người Đức di cư sang Mỹ chủ yếu có xuất thân thấp nên số người thuần Đức thành công vượt bậc không nhiều, số gọi là gốc Đức thành công lớn thường là lai Anh, Hà lan hoặc Scotland. Văn hóa Đức cũng hầu như không có ảnh hưởng gì ở Mỹ ngoài cây đàn piano Steinway.
Bọn Scot, Ire có phải tộc Anglo đâu mà vơ vào hết??
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,575
Động cơ
317,231 Mã lực
Đọc bài dài quá, nói dân họ còn khổ hơn dân ta, nhưng lại lơ đi cái chỉ số so sánh quan trọng nhất là GDP/người dân.
Em tìm hiểu qua wiki thôi, diện tích nó thì rộng gấp hơn 3 lần của VN, dân số thì chỉ có hơn 40 tr (trong khi kêu dân nó đẻ như chuột), và thu nhập đầu người của họ cũng gấp 4 lần VN.
Vậy kết luận nó khổ hơn VN ở chỗ nào?
 

Cụ Nicolas

Xe buýt
Biển số
OF-377378
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
697
Động cơ
302,549 Mã lực
Mấy người nói họ khổ hơn dân VN chắc nhìn nhận cũng phiến diện thôi. Kiểu như dân nghèo của họ thì đúng là khổ hơn mấy người khá giả ở VN vậy
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
964
Động cơ
331,461 Mã lực
Khổ hơn nó cũng tương đối, chủ yếu là so với chính bản thân thôi. Em thấy nói thế cũng không hẳn là phiến diện bởi còn đặc điểm xã hội chứ không chỉ GDP/đầu người. Ví dụ có thể chênh lệch giàu nghèo cao hơn ở Argentina: 10% dân số sở hữu 60% tài sản đất nước. Ngoài ra từ một số thông tin thì:
  • Khác với VN, Argentina đã từng giàu có, thậm chí được coi là sang chảnh (elite). Sự suy tàn nhanh chóng có thể làm dân chúng khó chống đỡ với thu nhập thấp hơn so với VN và làm cho có cảm giác khổ hơn. Siêu lạm phát cũng làm người dân càng khó chống đỡ hơn, cuộc sống thêm điêu đứng. VN nghèo sẵn rồi nên cảm giác khổ có thể đỡ hơn.
  • Tiêu chuẩn sống được tại Argentina cao hơn: chuẩn nghèo cho 1 hộ gia đình của Argentina là 600USD/tháng ảnh hưởng đến gần 50% dân số; chuẩn bần cùng 250USD/tháng với 10,5% dân số. Với mức này thì VN vẫn chưa tính là nghèo, phải 2 triệu/tháng/hộ mới coi là nghèo. Tức là cầm 600 đô ở Agr và ở VN là khác nhau. Nợ nước ngoài và IMF cũng làm việc trợ cấp xã hội khó khăn hơn.
Còn tất nhiên thì VN là ngoại hạng rồi, thời siêu lạm phát 85-90 GDP đầu người có vài trăm USD, nhưng cả nước đều nghèo quen rồi nên em cảm thấy khái niệm “khổ” còn đỡ hơn bây giờ, GDP đã tăng lên hàng chục lần, nhưng cảm giác “sướng” nó không tăng lên tỷ lệ thuận như thế.
 

longtu210

Xe điện
Biển số
OF-390684
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
3,560
Động cơ
272,459 Mã lực
Bài dài quá không đọc hết được nhưng cũng mong anh si lùn giầu có thì bơm cho đồng bào 1 tí
 

smart_sharp

Xe tăng
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
1,847
Động cơ
135,121 Mã lực
Bài dài quá không đọc hết được nhưng cũng mong anh si lùn giầu có thì bơm cho đồng bào 1 tí
Đóng góp lớn nhất của anh ấy là làm cho nhiều người thoả mãn, sung sướng, hạnh phúc vì chức vô địch WC chứ tiền thì không ăn thua. Lương anh ấy cao mấy thì chắc cũng chưa đóng góp được bằng một nhà tư sản cỡ khá (kiểu như giám đốc doanh nghiệp có tầm vài nghìn lao động làm ăn tốt).
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,501
Động cơ
382,775 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc bài dài quá, nói dân họ còn khổ hơn dân ta, nhưng lại lơ đi cái chỉ số so sánh quan trọng nhất là GDP/người dân.
Em tìm hiểu qua wiki thôi, diện tích nó thì rộng gấp hơn 3 lần của VN, dân số thì chỉ có hơn 40 tr (trong khi kêu dân nó đẻ như chuột), và thu nhập đầu người của họ cũng gấp 4 lần VN.
Vậy kết luận nó khổ hơn VN ở chỗ nào?
Mấy người nói họ khổ hơn dân VN chắc nhìn nhận cũng phiến diện thôi. Kiểu như dân nghèo của họ thì đúng là khổ hơn mấy người khá giả ở VN vậy
Khổ hơn nó cũng tương đối, chủ yếu là so với chính bản thân thôi. Em thấy nói thế cũng không hẳn là phiến diện bởi còn đặc điểm xã hội chứ không chỉ GDP/đầu người. Ví dụ có thể chênh lệch giàu nghèo cao hơn ở Argentina: 10% dân số sở hữu 60% tài sản đất nước. Ngoài ra từ một số thông tin thì:
  • Khác với VN, Argentina đã từng giàu có, thậm chí được coi là sang chảnh (elite). Sự suy tàn nhanh chóng có thể làm dân chúng khó chống đỡ với thu nhập thấp hơn so với VN và làm cho có cảm giác khổ hơn. Siêu lạm phát cũng làm người dân càng khó chống đỡ hơn, cuộc sống thêm điêu đứng. VN nghèo sẵn rồi nên cảm giác khổ có thể đỡ hơn.
  • Tiêu chuẩn sống được tại Argentina cao hơn: chuẩn nghèo cho 1 hộ gia đình của Argentina là 600USD/tháng ảnh hưởng đến gần 50% dân số; chuẩn bần cùng 250USD/tháng với 10,5% dân số. Với mức này thì VN vẫn chưa tính là nghèo, phải 2 triệu/tháng/hộ mới coi là nghèo. Tức là cầm 600 đô ở Agr và ở VN là khác nhau. Nợ nước ngoài và IMF cũng làm việc trợ cấp xã hội khó khăn hơn.
Còn tất nhiên thì VN là ngoại hạng rồi, thời siêu lạm phát 85-90 GDP đầu người có vài trăm USD, nhưng cả nước đều nghèo quen rồi nên em cảm thấy khái niệm “khổ” còn đỡ hơn bây giờ, GDP đã tăng lên hàng chục lần, nhưng cảm giác “sướng” nó không tăng lên tỷ lệ thuận như thế.
GDP đầu người của Argentina (trên dưới 9.000 đô/năm) cao hơn nhiều so với Việt nam (4.000 đô năm) nhưng đó mới là 1 chỉ số. Nó còn có PPP và chỉ số chênh lệch giàu nghèo.

Vật giá Argentina tương đối đắt đỏ nên GDP PPP của nước này khá thấp. Nếu tính PPP đầu người 2021 thì thế này:

- Argentina: 10.700 USD/người
- Việt nam: 10.600 USD/người, coi như bằng nhau.

Về chênh lệch giàu nghèo thì Nam Mỹ nói chung và Argentina nói riêng, rất lớn. Như cụ tamock viết ở post trên, gần 50% hộ gia đình ở Argentina có thu nhập dưới 600 đô/tháng (13 triệu), nếu quy ra PPP thì tương đương với thu nhập thực tế khoảng 6 triệu đồng tháng ở VN. Cái này thì đa số gia đình VN đã vượt qua.

Có 1 đặc điểm của VN là phần lớn người VN vẫn còn gắn kết ít nhiều với làng quê, và đó là căn cứ vững chắc để người Việt có thể nghèo nhưng ít khi bần cùng. Những nước đô thị hóa cao hoặc ruộng đất tập trung như Argentina, khi dân nghèo không có back up là nông thôn ở sau thì đã nghèo là mạt rệp luôn.

Đây là khu ổ chuột ở Buenos Aires, chỉ cách trung tâm có 12km. Các cụ thử xem trong vòng 15km quanh Bờ Hồ có khu dân cư nào thế này không:

Argentina2.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Supperhoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-572341
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
1,041
Động cơ
154,363 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hn
GDP đầu người của Argentina (trên dưới 9.000 đô/năm) cao hơn nhiều so với Việt nam (4.000 đô năm) nhưng đó mới là 1 chỉ số. Nó còn có PPP và chỉ số chênh lệch giàu nghèo.

Vật giá Argentina tương đối đắt đỏ nên GDP PPP của nước này khá thấp. Nếu tính PPP đầu người 2021 thì thế này:

- Argentina: 10.700 USD/người
- Việt nam: 10.600 USD/người, coi như bằng nhau.

Về chênh lệch giàu nghèo thì Nam Mỹ nói chung và Argentina nói riêng, rất lớn. Như cụ tamock viết ở post trên, gần 50% hộ gia đình ở Argentina có thu nhập dưới 600 đô/tháng (13 triệu), nếu quy ra PPP thì tương đương với khoảng 6 triệu đồng VN. Cái này thì đa số gia đình VN đã vượt qua.

Có 1 đặc điểm của VN là phần lớn người VN vẫn còn gắn kết ít nhiều với làng quê, và đó là căn cứ vững chắc để người Việt có thể nghèo nhưng ít khi bần cùng. Những nước đô thị hóa cao hoặc ruộng đất tập trung như Argentina, khi dân nghèo không có back up là nông thôn ở sau thì đã nghèo là mạt rệp luôn.

Đây là khu ổ chuột ở Buenos Aires, chỉ cách trung tâm có 12km. Các cụ thử xem trong vòng 15km quanh Bờ Hồ có khu dân cư nào thế này không:

Argentina2.jpg
Kiểu như Việt Nam mình nghèo nhưng ko đói ăn, ko thiếu cơm gạo phỏng cụ? Một gđ nếu có 2-3 lao động thì thu nhập hằng tháng ở nông thôn quê e cũng dc tầm 12-20tr, + tăng gia lúa gạo chăn nuôi nữa là vẫn dư tầm 100 củ/năm! (Bao gồm cả ng già yếu + trẻ con tham gia nữa) đây là hình thái chung các làng quê ven đô ah
 

rgbhis

Xe tăng
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,886
Động cơ
507,624 Mã lực
GDP đầu người của Argentina (trên dưới 9.000 đô/năm) cao hơn nhiều so với Việt nam (4.000 đô năm) nhưng đó mới là 1 chỉ số. Nó còn có PPP và chỉ số chênh lệch giàu nghèo.

Vật giá Argentina tương đối đắt đỏ nên GDP PPP của nước này khá thấp. Nếu tính PPP đầu người 2021 thì thế này:

- Argentina: 10.700 USD/người
- Việt nam: 10.600 USD/người, coi như bằng nhau.

Về chênh lệch giàu nghèo thì Nam Mỹ nói chung và Argentina nói riêng, rất lớn. Như cụ tamock viết ở post trên, gần 50% hộ gia đình ở Argentina có thu nhập dưới 600 đô/tháng (13 triệu), nếu quy ra PPP thì tương đương với khoảng 6 triệu đồng VN. Cái này thì đa số gia đình VN đã vượt qua.

Có 1 đặc điểm của VN là phần lớn người VN vẫn còn gắn kết ít nhiều với làng quê, và đó là căn cứ vững chắc để người Việt có thể nghèo nhưng ít khi bần cùng. Những nước đô thị hóa cao hoặc ruộng đất tập trung như Argentina, khi dân nghèo không có back up là nông thôn ở sau thì đã nghèo là mạt rệp luôn.

Đây là khu ổ chuột ở Buenos Aires, chỉ cách trung tâm có 12km. Các cụ thử xem trong vòng 15km quanh Bờ Hồ có khu dân cư nào thế này không:

Argentina2.jpg
Dân họ cũng lười nữa cụ ạ. Lại thêm chính phủ thiên tả, điều hành kinh tế kém, nhưng lại cố gắng cung cấp phúc lợi tốt nhất có thể (để lấy phiếu), nên dân càng ỷ lại.
Dân nghèo thành thị bên đấy thì cũng có đĩa mì xào để ăn. Nhưng hát hò nhảy múa xong mà ăn mì xào thì xót ruột, nên họ đòi ăn thịt nướng hoặc bit tết nhắm với vang đỏ cơ, ko có thì đi biểu tình.
 

hongsonphan82

Tháo bánh
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
724
Động cơ
330,249 Mã lực
Dân họ cũng lười nữa cụ ạ. Lại thêm chính phủ thiên tả, điều hành kinh tế kém, nhưng lại cố gắng cung cấp phúc lợi tốt nhất có thể (để lấy phiếu), nên dân càng ỷ lại.
Dân nghèo thành thị bên đấy thì cũng có đĩa mì xào để ăn. Nhưng hát hò nhảy múa xong mà ăn mì xào thì xót ruột, nên họ đòi ăn thịt nướng hoặc bit tết nhắm với vang đỏ cơ, ko có thì đi biểu tình.
Không phải dân họ lười đâu! Mà họ muốn siêng cũng không được. Muốn siêng thì phải có tư liệu sản xuất và trình độ sản xuất.
Bọn như Argen thì kinh tế nông nghiệp kiểu hộ gia đình nhỏ như Vn đã tuyệt con mẹ nó chủng mấy chục năm rồi, dân đô thị tới hơn 90% thì làm quái gì biết kỹ năng với kiến thức mà làm nông nghiệp.?? Tư liệu sản xuất ( ở đây là đất đai) thì đâu có kiểu đã trãi qua nhà nước XHCN mà chia đều đất nông nghiệp( tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp) . Vậy nên công nghiệp hoá thất bại thì dân thất nghiệp đầy ra mà chả biết làm gì! Cũng như bọn Venezuela, ruộng đất phì nhiêu bao la bát ngát, bò thì thả rông méo ai thèm bắt vậy mà thiếu lương thực. Sau có mấy nông trường do chuyên gia VN qua bày cho cách làm lúa ( kiểu hộ gia đình) mà cũng mất hơn chục năm trời mới biết cách trồng lúa và chăm sóc lúa.
Cách trồng lúa kiểu hộ gia đình nhỏ như VN( nó không hiện đại) nhưng là kiểu giải quyết lương thực tại chỗ rất tốt. Hoặc các cụ coi mấy cái Quangling Vlog ở châu Phi ấy. Đất đai tươi tốt nước non đầy đủ nhưng toàn thiếu đói. Tại vì dân đó nó không có đất nhiều,đất đai toàn nằm trong đồn điền của giới chủ( bọn này thì canh tác kiểu hiện đại).
Mấy thằng trong đội Quangling Vlog nó phải bỏ tiền mua đất xong chia cho dân làm, rồi hướng dẫn từng chút(/dù rằng đội Quang Linh này về làm nông nghiệp cũng dạng gà mờ chứ chả phải chuyên gia gì).
Được cầm tay chỉ việc nên năng suất tăng gấp mấy lần, việc canh tác cũng hợp lí và khoa học hơn.
Chả vậy mà các chuyên gia ở FAO đánh giá rất cao việc các chuyên gia VN hỗ trợ việc xoá đói ở châu Phi là vậy!
Các cụ đừng tưởng làm ruộng là dễ. Khó cực kì!
 

BinhOT

Xe hơi
Biển số
OF-366259
Ngày cấp bằng
11/5/15
Số km
143
Động cơ
219,864 Mã lực
Argentina, từ rực rỡ đến suy tàn, bi kịch của công nghiệp hóa thất bại
Báo cáo các cụ, bài này em post trong thớt Ukraine, nhưng em vác ra ngoài này để chia sẻ với các cụ về đất nước Argentina, về wc2022 Qatar, về giọt nước mắt của Maradona của mùa hè Italia năm 1990 mà em đã khóc cùng anh ấy, về những người Argentina bán nhà sang Qatar đến giờ không có tiền về nước ạ.

Nói đến Argentina, có lẽ điều đầu tiên mỗi người chúng ta nghĩ đến chính là điệu tango bốc lửa, Maradona với bàn tay của Chúa, đại thảo nguyên Pampas nắng vàng rực rỡ, và gần nhất là chức vô địch WC2022 sau 36 năm chờ đợi, nhiều lần vấp ngã trước cửa thiên đường. Nếu có ai quan tâm hơn, có thể sẽ biết Argentina từng là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, đa số là người da trắng, cả nước toàn là trai xinh gái đẹp, sau đó bỗng dưng nghèo rớt mùng tơi, nợ nần đầm đìa mấy đời không trả hết, còn đã từng bem nhau với người Anh một trận ở đảo Malvinas.

Nhưng vì sao? Vì sao người Argentina đa số da trắng? Vì sao đã từng rực rỡ bây giờ lại suy tàn? Vì sao lại nợ đầm đìa? Vì sao phải đánh chiếm đảo Malvinas? Hôm nay chúng ta hãy cùng quay lại vài trăm năm trước, khi người châu Âu còn chưa tìm đến mảnh đất này với cây súng trên tay, để tìm câu trả lời cho những vì sao bên trên.

Trước khi người châu Âu đến Argentina, mảnh đất này nằm dưới sự thống trị của đế quốc Inca. Sau đó Magellan đi tới châu Mỹ, người Tây Ban Nha bắt đầu xây dựng những cứ điểm đầu tiên ở châu Mỹ, làm bàn đạp mở rộng địa bàn, cướp đoạt vàng bạc của người Anh điêng. Việc xây cứ điểm của người Tây Ban Nha không hề dễ dàng, dù gì Inca cũng là một đế quốc, nhưng vàng bạc là động lực để người Tây Ban Nha kiên trì làm việc này suốt 20 năm, đến năm 1553 mới có được cứ điểm ổn định đầu tiên ở đây. Sau 200 năm, người Tây Ban Nha thành lập tổng cộng bốn khu toàn quyền ở châu Mỹ, trong đó Argentina thuộc khu toàn quyền La Plata, vốn được tách ra từ khu toàn quyền Peru năm 1776, cũng chính là năm mười ba bang Bắc Mỹ đưa ra "Tuyên ngôn độc lập".

Trong tiếng Latin, bạc là argentium. Năm 1542, người Tây Ban Nha phát hiện mỏ bạc lớn ở Potosi, Peru. Sau khi khai thác, bạc ở Potosi được chở về Tây Ban Nha theo hai tuyến đường, tuyến phía bắc từ cảng Arica của Peru, qua Panama đến Cadiz, tuyến phía nam từ Buenos Aires qua Rio de Janeiro đến Sevilla. Bởi vì là trung tâm trung chuyển bạc, khu vực xung quanh Buenos Aires được gọi là Argentina, nghĩa là vùng đất của bạc. Còn Buenos Aires thì có nghĩa là nơi không khí trong lành.

Những người Tây Ban Nha đầu tiên di cư tới đây lấy Buenos Aires làm trung tâm, dần dần xây dựng nhà trường, bệnh viện, bưu điện, rạp hát. Mặc dù được gọi là vùng đất của bạc, nhưng thực ra bạc đó là đến từ Peru, còn Argentina không có mỏ bạc nào lớn, khí hậu và địa hình cũng không thích hợp làm trang trại, cho nên Argentina không cần đến nô lệ da đen. Còn người Anh điêng lại đã bị diệt tuyệt, vì vậy Argentina trở thành một quốc gia bao gồm chủ yếu là người da trắng. Tỉ lệ người da trắng chiếm 95% tổng dân số, trắng hơn nhiều so với một số nước châu Âu, chẳng hạn như Pháp.

Ban đầu người da trắng ở Argentina chủ yếu là người Tây Ban Nha. Sau đó, những năm 1820, chiến tranh thống nhất nổ ra ở Italia. Để tránh nạn, rất nhiều người Italia chạy đến châu Mỹ, với hai điểm đến chính là Mỹ và Argentina. Trong suốt thời kỳ chiến tranh thống nhất Italia, có đến 2 triệu người Italia đến Argentina định cư, số lượng còn vượt qua người Tây Ban Nha. Khi đợt đại di cư từ châu Âu kết thúc năm 1955, người gốc Ý chiếm 36,7% dân số Argentina, người Tây Ban Nha chiếm 25,7%, người Đức chiếm 20,2%. Mặc dù vậy, ngôn ngữ chính thống của Argentina vẫn là tiếng Tây Ban Nha.

Unificacion-de-Italia.gif

Đây là bản đồ nước Ý thời chiến tranh thống nhất.

Bởi vì người Italia đẻ nhanh như chuột, có thể là do truyền thống từ thời La Mã, nên đến nay trong 44 triệu người Argentina có đến gần 30 triệu người mang huyết thống Italia, chiếm hơn 60% dân số cả nước. Rất nhiều cầu thủ chúng ta đều biết như Messi, Mascherano, Batistuta đều là hậu duệ của người Italia. Cũng chính vì nguyên nhân này, các cầu thủ Argentina thích sang đá tại La Liga và Serie A. Đá tại Tây Ban Nha có lợi thế về ngôn ngữ, còn đá tại Italia có lợi thế về huyết thống. Italia và Argentina còn thừa nhận quốc tịch kép giữa hai nước. Không chỉ có đá bóng, rất nhiều người Argentina còn đến Italia học tập, làm việc, bởi vì không khác nào họ về quê cha đất tổ. Hơn nữa người Italia và người Argentina còn có rất nhiều điểm giống nhau: Đẹp trai, yêu bóng đá, biết hưởng thụ cuộc sống, không giỏi làm kinh tế, không giỏi đánh nhau, tâm lý yếu, thấy khó khăn là đầu hàng.

Có thể bạn sẽ thắc mắc, vì sao bên trên lại nói địa hình của Argentina lại không phù hợp để trồng trọt? Thảo nguyên Pampas đâu? Vậy thì chúng ta cùng xem hình này, năm 1816, cái gọi là Argentina mới xuất hiện, đến tận những năm 1870, Argentina vẫn không bao trùm thảo nguyên Pampas.

Non-Native_American_Nations_Control_over_South_America_1700_and_on.gif

Đây là bản đồ Nam Mỹ từ 1700.

Tại sao Argentina lại xuất hiện? Vì lúc đó ở châu Âu xuất hiện một thiên tài quân sự tên là Napoléon, tay đấm Tây Ban Nha, chân đạp Bồ Đào Nha. Rất nhiều thuộc địa của Tây Bồ tại Nam Mỹ không có người quản, phong trào độc lập Mỹ Latinh nổi lên, xứ La Plata cũng tranh thủ tuyên bố độc lập, năm 1816 Argentina chính thức ra đời.

Sau khi độc lập, Argentina bắc cự Paraguay, đông chặn Brazil, tây đỡ Chile, nam đánh người da đỏ Mapuche. Đến năm 1881, Argentina nuốt được Pampas và Patagonia. Năm 1884, những người Anh điêng cuối cùng đầu hàng Argentina, sau đó biến mất trong sông dài lịch sử.

Lúc này đông bắc tây đều đã ổn định, nếu còn nam tiến là sẽ đến nam cực, thế là người Argentina dừng bước chân mở rộng lãnh thổ, bắt đầu chuyển sang thời kì đại kiến thiết. Và, đế quốc Anh xuất hiện, trở thành quý nhân đưa Argentina thành một trong những đất nước giàu có nhất thế giới.

Có đại thảo nguyên Pampas, Argentina liền có tài nguyên nông nghiệp trù phú, có thể sản xuất thịt bò dê và lương thực chất lượng cao, nhưng cũng phải có thị trường tiêu thụ. Hơn nữa logistic cũng là một vấn đề lớn, bởi vì nông sản cần đường sắt mới tiện đường vận chuyển ra biển, có đường sắt cũng quản lí đất nước dễ dàng hơn. Với sự trợ giúp của người Anh, Argentina xây dựng được một mạng lưới đường sắt mà đến bây giờ chúng ta nhìn vẫn phải trầm trồ thán phục và ngưỡng mộ.

1024px-Red_Ferro_Arg.jpg

Lưới đường sắt của nó đây ạ.

Năm 1916, mạng lưới đường sắt này dài tổng cộng 33.000 km, năm 1960 lên đến 48.000 km. Phải biết, đến bây giờ, nước nào đó cũng mới chỉ có 3.162 km đường sắt. Đổi lại, Argentina cung cấp cho Anh nông sản chất lượng cao, quyền sở hữu đất đai trong hành lang 15 km hai bên đường sắt, và bán cho người Anh rất nhiều đất đai.

Những năm 1910, Buenos Aires được gọi là Paris Nam Mỹ. Ở châu Âu thời đó, khi nói về một người giàu, họ thường ví người đó "giàu như một người Argentina". Năm 1914, thu nhập bình quân đầu người của Argentina ngang Hà Lan, cao hơn Tây Ban Nha, là nước xuất khẩu lông cừu lớn thứ hai và nước sản xuất chăn nuôi lớn thứ ba toàn cầu. Tại châu Mỹ, mức độ phồn hoa của Buenos Aires chỉ kém duy nhất New York. (mời đọc lại: Người Mỹ không bao giờ cấm súng: https://www.otofun.net/threads/tinh-hinh-nga-ukraine-trung-a-trung-dong-vol-162-so-dac-biet-cuoc-chien-giua-nga-va-ukraine.1843158/page-241#post-65524940).

Năm 1945, thu nhập bình quân đầu người của Argentina gấp ba Brazil, gấp hai Mexico, ngang ngửa Canada và Na Uy. Nói đến quan hệ giữa Anh và Argentina, chúng ta thường chỉ nhớ đến chiến tranh đảo Malvinas, bàn tay của Maradona, hay thẻ đỏ của Simeone dành cho Beckham, mà không nhớ rằng người Anh đã mang đến trợ giúp cực lớn khiến Argentina có thể trỗi dậy. Chỉ trong năm 1913, Anh đã đầu tư 680 triệu bảng vào Argentina. Đường sắt, nông trường, bến cảng người Anh xây dựng ở Argentina đóng vai trò khó có thể thay thế trong nền kinh tế nước này. Khác với quan hệ giữa chủ nhân và đầy tớ như với Ấn Độ, quan hệ giữa Anh và Argentina tương đối bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi.

Cũng chính vì yêu quá đậm sâu, cho nên đến khi trở mặt lại càng thêm đau đớn.

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá, tới tấp rút vốn khỏi Nam Mỹ. Nông sản của Argentina không có người mua, dân số lại tăng lên rất nhiều do tình trạng nhập cư ồ ạt. Không những không bán được nông sản, mà đa số tàu thuyền cũng đã chuyển qua kênh đào Panama, không còn qua eo biển Magellan, khiến dịch vụ kho bãi, hậu cần cảng biển cũng thất thu nghiêm trọng. Argentina biết rõ không thể cứ sống dựa mãi vào nông nghiệp, nhất định phải công nghiệp hóa đất nước. Nhưng vấn đề là Argentina công nghiệp hóa thất bại.

Năm 1946, thủ lĩnh Công đảng Juan Peron trúng cử Tổng thống, cùng với vợ Evita đưa ra "chủ nghĩa Peron", ảnh hưởng đến toàn bộ lịch sử Argentina sau này.

Peron xuất thân từ gia đình Italia di cư, kinh doanh một nông trường ở Argentina, 20 tuổi tốt nghiệp trường quân sự, sau đó lăn lộn khắp chính trường và quân ngũ, làm đủ mọi chức vụ, còn viết một đống sách, có thể nói là văn võ song toàn. Năm 1943, Peron tham dự chính biến, trở thành Thứ trưởng Quốc phòng, sau đó trở thành Phó Tổng thống. Năm 1944, Peron 49 tuổi quen một người phụ nữ 25 tuổi tên là Evita, chính là phu nhân Peron nổi tiếng sau này.

Sau khi yêu Peron, Evita tập hợp lại tư tưởng của Peron trở thành "Chủ nghĩa Peron", đi khắp nơi tuyên truyền, diễn thuyết cho chồng. Evita ngoại hình xinh đẹp, ăn nói dễ nghe, lại thường xuyên ủng hộ giai cấp bình dân, vì vậy rất được lòng người dân Argentina.

Vậy nội dung chính của chủ nghĩa Peron là gì? Nói theo ngôn ngữ chính trị, đó là: Chủ quyền chính trị, độc lập kinh tế, chính nghĩa xã hội. Còn nói bằng tiếng người thì đó là tịch thu đầu tư của các công ty Âu, Mỹ, thu hồi đường sắt của Anh, Pháp, quốc hữu hóa những tài sản này, không chọn bên trong Chiến tranh Lạnh, cố gắng phát triển công nghiệp trong nước, xây nhà ở, nhà trường, bệnh viện, viện dưỡng lão cho người nghèo.

Điển hình là tư duy kinh tế cánh tả Nam Mỹ, vừa thô lỗ, vừa thánh thiện, vừa ấu trĩ.

Có tiền phát cho người dân, rất tốt. Nhưng tiền này ở đâu ra? Tịch thu tài sản đầu tư nước ngoài đủ để cho cấp cho người dân bao lâu? Vấn đề ở đây là phải làm cho nền kinh tế phát triển bền vững, làm cho người nghèo có việc làm chất lượng cao, nhưng cánh tả Nam Mỹ không thể kiên nhẫn chờ lâu như vậy, thôi thì cứ quốc hữu hóa tài sản của nước ngoài chia nhau rồi tính tiếp.

Hậu quả là doanh nghiệp nước ngoài chạy sạch, rất nhiều ngân hàng đóng cửa, sản lượng nông nghiệp suy giảm, giá thực phẩm, dầu mỏ, khí đốt bắt đầu tăng cao, đến năm 1952, lạm phát tăng đến 30%.

Cũng trong năm 1952, phu nhân Peron qua đời vì ung thư, khi mới 33 tuổi. Mặc dù Evita không biết làm kinh tế, nhưng bà thật sự yêu người dân Argentina. Trước khi chết, bà từng nói: Nếu tôi chết vì Argentina, xin hãy nhớ, Argentina, đừng khóc vì tôi.

Năm 1978, câu này được viết thành một bài hát trong vở nhạc kịch Evita. Đến năm 1996, phim "Phu nhân Peron" giành giải Oscar, từ đó bài hát "Don't cry for me, Argentina" lan truyền khắp thế giới, sau đó mỗi lần đội tuyển bóng đá Argentina thua trận, giai điệu bài hát này lại vang lên...

Bởi vì làm kinh tế kém, năm 1955, Peron bị quân đội lật đổ, phải sang Uruguay lưu vong. Nhưng chính quyền quân sự lên thay còn làm kinh tế kém hơn, khiến kinh tế Argentina đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát càng ngày càng nghiêm trọng. Sau gần 20 năm sống ngày càng kham khổ, nhân dân Argentina đột nhiên nhớ đến Peron, năm 1973 liền mời Peron về làm Tổng thống. Lần này Peron đã khá hơn trước, giúp kinh tế Argentina bắt đầu khởi sắc, khống chế tỉ lệ nợ công từ siêu cao xuống còn 156%. Nhưng lúc này Peron đã 80 tuổi, không được bao lâu đã chết vì bệnh tim. Thế là chính quyền quân sự lại tiếp quản quyền lực.

1946_-Eva-Perón.jpg

Evita Peron

Từ năm 1976 đến năm 1982, tỉ lệ lạm phát của Argentina lên đến 600%, khoảng 20.000 người chết trong tay chính quyền quân sự. Bất kể là nội trợ, học sinh hay nhân viên văn phòng, chỉ cần dám chỉ trích chính quyền quân sự là sẽ lập tức bị đưa lên máy bay trực thăng, bay ra vịnh Buenos Aires, thả từ trên trực thăng xuống biển.

Chính quyền quân sự giết người quá nhiều, chính mình cũng biết đã mất lòng dân, liền muốn dùng chiêu di hoa tiếp mộc, đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài đất nước. Thế là chiến tranh Malvinas bùng nổ.
Vấn đề chủ quyền đảo Malvinas khá phức tạp. Cả Anh và Argentina đều tuyên bố chủ quyền, khi đó người Anh đang kiểm soát trên thực tế. Trong quá trình hai bên đi đêm về hôm, Anh đã từng có ý định trả lại Malvinas cho Argentina. Nhưng những năm 1970 người ANh lại phát hiện mỏ dầu xung quanh Malvinas, thế là đổi ý không trả nữa. Năm 1982, Tổng thống Argentina Galtieri đưa 3.000 quân thu hồi Malvinas, nhờ Mỹ đứng ra làm trọng tài hòa giải để Anh có cớ xuống thang. Không ngờ hôm đó nữ Thủ tướng Thatcher đang lúc khó ở, thế là giận dữ ra lệnh cho 35.000 hải quân, 118 chiếc tàu lớn nhỏ, 350 chiếc máy bay vượt gần nửa vòng trái đất đến đánh Malvinas, tiện tay đánh dây thép cho Mỹ và Pháp yêu cầu không được can thiệp.

602px-Falklands,_Campaign,_(Distances_to_bases)_1982.jpg

Quân Anh vượt nửa vòng trái đất tái chiếm Malvinas.

Sau 1 tháng, người Anh chết 255 quân, Argentina chết 649 quân, nhưng có đến 11.300 người bị bắt. Sau khi quân Anh đánh hạ cảng Stanley, gần 10.000 quân Argentina liền đầu hàng. Tinh thần chiến đấu kiểu Italia được thể hiện rõ nét.

Trận chiến này trở thành quốc nhục của Argentina, cho nên 4 năm sau, năm 1986, Maradona dùng bàn tay của Chúa hạ gục England, người Argentina toàn bộ như phát điên, dường như bao nhiêu nhục nhã đều được rửa sạch.

Thua trận Malvinas cũng không phải là hoàn toàn xấu, từ đó chính quyền quân sự chính thức ra rìa. Để tránh bi kịch tái hiện, Chính phủ Argentina điên cuồng làm suy yếu quân đội. Sau chiến tranh Malvinas, quân đội Argentina có 175.000 người, đến năm 1999 chỉ còn 72.000 người, chi phí quốc phòng cũng giảm từ 18% xuống còn 9,6%, các công ty sắt thép, đồ điện, công nghiệp hoá chất do quân đội khống chế cũng bị tư nhân hóa, tàu sân bay, tàu khu trục lần lượt về hưu. (Bạn không đọc nhầm đâu, Argentina đã từng có tàu sân bay đấy ạ, mặc dù là kiểu cũ).

Từ sau WW2 đến cuối những năm 1990, Argentina bỏ lỡ trọn vẹn 50 năm phát triển, mất cơ hội chuyển hình thành nước công nghiệp. Không có ngành nghề nào kiếm được nhiều tiền, bình thường chỉ có thể dựa vào tiền bán nông sản và vay nợ nước ngoài duy trì cuộc sống, khiến nền kinh tế Argentina ngày càng suy yếu, nợ nần ngày càng cao. Argentina chưa bao giờ "Rơi vào bẫy thu nhập trung bình" như phương Tây vẫn thường nói, mà chỉ là không thể chuyển hình từ một nước nông nghiệp thành một nước nông nghiệp. Nói cách khác, Argentina là một công ty thực phẩm đội lốt quốc gia.

Kinh tế quay cuồng trong vòng tuần hoàn ác tính, Argentina ngày càng phụ thuộc vào IMF. Để vay được tiền, mấy chục năm nay Argentina làm việc gì cũng phải tuân theo chỉ thị của IMF, mà lãi mẹ vẫn đẻ lãi con, nợ vẫn càng ngày càng lớn. Những năm 1970, nợ quốc gia của Argentina mới có 25 tỷ USD, năm 2000 đã lên tới 120 tỷ, phải bán sạch toàn bộ các công ty nhà nước mới thu được 30 tỷ để trả nợ, nhưng vẫn còn 95 tỷ đáo hạn không có khả năng trả nợ.

Đến cuối năm 2022, tức là bây giờ, Argentina ôm đống nợ lên đến 270 tỷ USD, chiếm 55% GDP. Cả nước có khoảng 17 triệu người khó khăn, 3,3 triệu người nghèo đói, 50% gia đình thu nhập tháng không đến 80.000 Peso (khoảng 10tr VNĐ, nên nhớ đây là thu nhập 1 tháng của 1 gia đình).

Argentina đã từng có một khởi đầu như mơ, nhưng lại bỏ lỡ thời gian vàng để công nghiệp hóa đất nước. Ban đầu cánh tả lên cầm quyền, còn chưa bắt đầu kiếm được tiền đã vội vội vàng vàng xua đuổi vốn nước ngoài, quốc hữu hóa chia cho người nghèo. Sau đó chính quyền quân sự tiếp tục phá đất nước tanh bành, đất nước rơi vào vòng kiềm tỏa của IMF, nền kinh tế đã rơi vào vòng tuần hoàn ác tính, bất cứ ai lên nắm quyền cũng không thể thay đổi, trừ khi cả nước đồng lòng thắt lưng buộc bụng, nếm mật nằm gai, kham khổ phấn đấu 30 năm. Nhưng đối với người Argentina vốn tính lãng mạn, cảm tính, nhiệt tình, quyến rũ, thì 3 năm đã là quá dài, chứ đừng nói kham khổ đến 30 năm.

argentina-vo-dich-world-cup-2022-1-6774-2998.jpg


Thế nên, lúc này họ mới cần một chức vô địch WC đến vậy. Khi Messi và đồng đội về đến Buenos Aires, 5 triệu người đã đổ ra đường chào đón. Họ cháy hết mình, để chúc mừng cho ước mơ 36 năm mới thành sự thật, và cũng để quên đi những bất lực và bi ai trong cuộc sống hiện thực thường ngày./.
Cám ơn cụ! Cụ viết hay quá, đọc rất "cuốn"!
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
3,613
Động cơ
114,423 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Không phải dân họ lười đâu! Mà họ muốn siêng cũng không được. Muốn siêng thì phải có tư liệu sản xuất và trình độ sản xuất.
Bọn như Argen thì kinh tế nông nghiệp kiểu hộ gia đình nhỏ như Vn đã tuyệt con mẹ nó chủng mấy chục năm rồi, dân đô thị tới hơn 90% thì làm quái gì biết kỹ năng với kiến thức mà làm nông nghiệp.?? Tư liệu sản xuất ( ở đây là đất đai) thì đâu có kiểu đã trãi qua nhà nước XHCN mà chia đều đất nông nghiệp( tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp) . Vậy nên công nghiệp hoá thất bại thì dân thất nghiệp đầy ra mà chả biết làm gì! Cũng như bọn Venezuela, ruộng đất phì nhiêu bao la bát ngát, bò thì thả rông méo ai thèm bắt vậy mà thiếu lương thực. Sau có mấy nông trường do chuyên gia VN qua bày cho cách làm lúa ( kiểu hộ gia đình) mà cũng mất hơn chục năm trời mới biết cách trồng lúa và chăm sóc lúa.
Cách trồng lúa kiểu hộ gia đình nhỏ như VN( nó không hiện đại) nhưng là kiểu giải quyết lương thực tại chỗ rất tốt. Hoặc các cụ coi mấy cái Quangling Vlog ở châu Phi ấy. Đất đai tươi tốt nước non đầy đủ nhưng toàn thiếu đói. Tại vì dân đó nó không có đất nhiều,đất đai toàn nằm trong đồn điền của giới chủ( bọn này thì canh tác kiểu hiện đại).
Mấy thằng trong đội Quangling Vlog nó phải bỏ tiền mua đất xong chia cho dân làm, rồi hướng dẫn từng chút(/dù rằng đội Quang Linh này về làm nông nghiệp cũng dạng gà mờ chứ chả phải chuyên gia gì).
Được cầm tay chỉ việc nên năng suất tăng gấp mấy lần, việc canh tác cũng hợp lí và khoa học hơn.
Chả vậy mà các chuyên gia ở FAO đánh giá rất cao việc các chuyên gia VN hỗ trợ việc xoá đói ở châu Phi là vậy!
Các cụ đừng tưởng làm ruộng là dễ. Khó cực kì!
Angola là do dân lười thôi cụ ơi , chứ đất đai theo từng hộ dân cá thể vẫn bao la .

Cụ muốn coi chi tiết thì vào kênh 2Qvlog . Dân hầu như không muốn làm , không muốn học hỏi , kiếm được 1 gia đình chịu khó như nhân vật trong kênh 2Q là cực kỳ hiếm .

Ví dụ có cả gia đình đang xây nhà thì bỏ cả việc , tập trung cả ngày đi đào được con chuột bán được tầm 20k tiền Việt :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top