[TT Hữu ích] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tất nhiên, như cụ Sô Lếch Mù phán, triều đình Huế không phải là đối thủ của Pháp về mặt mưu cao, xưa nay người Việt ta chỉ giỏi khôn vặt, đánh du kích hơn.
Pháp liền sử dụng con bài Tạ Văn Phụng ( hoặc Lê Duy Minh, có thể (hoặc không) là dòng dõi vua Lê), ông Phụng này là người theo Đạo, đã sang Tây học, theo Pháp ngay từ đầu.

Phụng được các giáo sỹ Tây cố vấn, năm 1862, trung sĩ Charles Duval bí mật đến Bắc Kỳ, tiếp xúc với Tạ Văn Phụng với mục đích đẩy mạnh cuộc nội chiến, nhằm gây áp lực với triều đình Huế. Duval mua sắm vũ khí, trang bị cho đội quân nổi dậy này lên đến hơn 20.000 quân, 300 thuyền chiến. Phụng lấy danh nghĩa " phò Lê", quân Phụng đánh cho quân Nguyễn tan tác. Ý định thành lập 1 quốc gia Vn theo Thiên Chúa hoàn toàn. Triều Nguyễn vô cùng hoảng sợ, thà mất nước chứ sao lại mất ngôi, bèn vội vã xin thương thuyết, cắt ngay 3 tỉnh miền Đông, mở cửa biển, tệ hơn, còn phải bồi thường chiến phí 4.000.000 đồng bạc Hoa Xòe ( số tiền cực khủng lúc ấy).


Đạt được mục đích, Pháp bỏ rơi ngay Phụng, dù Phụng cầu xin Pháp cứu giúp, nhưng Pháp từ chối. Không còn được Pháp giúp, quân nổi dậy nhanh chóng bị thua và Phụng cùng toàn bộ quân tướng bị giết sạch, bị tru di..
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Về sau triều Nguyễn mất toàn bộ Nam kỳ.Pháp biến Nam kỳ trở thành lãnh thổ hải ngoại của mình mà đứng đầu là 1 viên Thống Đốc và Sài gòn hoa lệ ra đời từ đó.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đứng trước nguy cơ mất nước nếu cứ theo kiểu cũ,nhiều nhân sỹ Việt Nam đã ra nước ngoài học khẩn thiết trình lên vua và triều đình xin canh tân, học theo phương Tây như vua Minh Trị bên Nhật như các cụ Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch...

Đặc biệt cụ Nguyễn Trường Tộ, một người cực kỳ tài giỏi, thông thạo Kinh Tế, Quân Sự, Chính Trị, Văn Hóa, Khoa học kỹ thuật. Cụ đã gửi lên triều đình gần 30 bản điều trần, kế hoạch, đề nghị ...rất chi tiết để cải cách đất nước.. Không kém gì cuộc cải cách Minh Trị.

Nhưng vua, triều đình u mê. Đọc chắc không hiểu gì, như kiểu mấy quan Bộ Giáo dục bây giờ đi họp Cuốc Hội, nghe các quan chém gió như sấm sét hoảng quá, vãi cả ...ra nên lấy bút ghi linh tinh, 34 tỷ quan thành ra 34 nghìn tỷ quan.

Tất cả các thỉnh cầu của cụ Nguyễn Trường Tộ đều bị bỏ qua.

Vua Tự Đức có gặp cụ, nói chuyện và khen cụ, nhưng vua có yêu cầu là cụ phải bỏ Đạo thì mới có thể nắm quyền, mà theo vua thì bọn quan lại hủ bại kia mới nghe theo. Tất nhiên, cụ từ chối.
 

longmlpipi

Xe hơi
Biển số
OF-318011
Ngày cấp bằng
1/5/14
Số km
111
Động cơ
293,680 Mã lực
Cụ lấy đâu ra tư liệu hay thế cụ
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Thằng Pháp nó xâm lược có lớp lang bài bản vẫn còn nhân văn chán.Nếu thích thì nó cho pháo thuyền chạy dọc sông Hương bắn nát kinh thành Huế thì vua tôi có mà ra bã cả nút.
Trận oánh thành Hà Nội,nó bắn cho nát thành trong khi ko mất một người nào,sau đó hạ thành hải dương,nam định,ninh bình trong vòng một nốt nhạc.
Cái người Pháp cần là tự do thương mại nhưng bị triều Nguyễn cự tuyệt ko thương tiếc.Và cái gì đến phải đến,dùng quân sự để áp đặt thương mại.
 

Trangthitq

Xe đạp
Biển số
OF-359355
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
16
Động cơ
260,310 Mã lực
Công nhận tư liệu hay... E lại vốn ngu ngơ về lịch sử.. đọc thấy bổ ích...
 

fireman2014

Xe tải
Biển số
OF-311438
Ngày cấp bằng
12/3/14
Số km
378
Động cơ
300,332 Mã lực
cảm ơn cụ doctor76 đã giúp em mở mang kiến thức lịch sử, chủ đề nào của cụ cũng rất giá trị :)
 
Biển số
OF-302861
Ngày cấp bằng
25/12/13
Số km
678
Động cơ
310,095 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Tuy
Nhà giàu thì chơi thuốc Phiện





dân Tràng An hồi đó




mấy cậu trò nghèo ăn trưa ngoài trời





1 nhóm phu khuân vác ( tiếng Pháp : Coolie)




Xe cút-kít





Đánh giậm ( dậm?)




Nhà cửa lúc ấy ( mạn Cầu Giấy)












Trên sông Hồng ( khu cầu Long Biên nay)








1 gia đình người dân


trông ai cũng gầy và có nét gì đó khắc khổ của người mất nước :(
 
Biển số
OF-302861
Ngày cấp bằng
25/12/13
Số km
678
Động cơ
310,095 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Tuy
Luật pháp (1884-1885)


Trong quyển hồi ký, Bác Sĩ Hocquard nói rằng người Pháp gọi những người chống Pháp là "giặc cướp" (pirate), ông cũng có nói là ông rất phục những người này vì sự can đảm phi thường của họ, ông có dịp chứng kiến một người "giặc cướp" ung dung ra pháp trường không một vẻ sợ hãi (phải chăng là những tấm hình dưới đây ?)


Quan án





Xử " giặc cướp" ( những người chống Pháp) tại Hà Nội




Quan đi kinh lý sông Lô





3 người bị kết tội chết





Giải tử tội ra pháp trường





Chémmmmmmmmmmm





nhìn trông khiếp đảm quá cụ ơi. cháu đang ăn sáng
 

ThanhTung1979

Xe máy
Biển số
OF-358729
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
64
Động cơ
261,220 Mã lực
Nơi ở
9 Phạm Hùng - Nam Từ Liêm - Hà Nội

MrHummer

Xe tải
Biển số
OF-19008
Ngày cấp bằng
24/7/08
Số km
293
Động cơ
505,793 Mã lực
thanks cụ chủ.e xin phép oánh dấu ngồi hóng
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hệ thống giáo dục dưới thời Nguyễn là vô cùng lạc hậu và bảo thủ.

Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có 2 loại sách : Sách của người Việt soạn: Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, Sơ học vấn tân, và Ấu học ngũ ngôn thi.
Còn lại là sách TQ: Thiên tự văn, Hiếu kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, và Tam tự kinh. Cao hơn là Tứ Thư, Ngũ Kinh và vài quyển Nam, Bắc sử. Có thể nói là lạc hậu cả ngàn năm luôn.

Sau khi Pháp đánh cho tơi bời, triều đình ít nhiều cũng có nhận ra vấn đề tụt hậu của giáo dục, có cử học sinh sang Anh, Pháp, Hương Cảng học, nhưng cũng thu được ít kết quả do phe bảo thủ trong triều quá nhiều.

NĂm 1878, cụ Phạm Phú Thứ, một đại thần yêu nước, mang tư tưởng canh tân, đã cho mở 1 trường học tiếng Pháp và Tây Ban Nha ở HẢi Dương, đây có thể là trường đầu tiên ở miền Bắc.

Năm 1875, một phái đoàn ngoại giao Đức từ Hương Cảng đến Vn, có đề nghị giúp triều đình cải cách giáo dục, kỹ thuật, in ấn ( ra báo in) . Đức lúc ấy cũng không ưa Pháp, muốn tạo ảnh hưởng ở Vn, vua quan bàn tính ngược xuôi rồi chả đâu vào đâu. Thất vọng, phái đoàn Đức vào Sài Gòn.
 

chongtham.hn

Xe tải
Biển số
OF-143723
Ngày cấp bằng
29/5/12
Số km
246
Động cơ
364,961 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông thôn
Hệ thống giáo dục dưới thời Nguyễn là vô cùng lạc hậu và bảo thủ.
.................
Năm 1875, một phái đoàn ngoại giao Đức từ Hương Cảng đến Vn, có đề nghị giúp triều đình cải cách giáo dục, kỹ thuật, in ấn ( ra báo in) . Đức lúc ấy cũng không ưa Pháp, muốn tạo ảnh hưởng ở Vn, vua quan bàn tính ngược xuôi rồi chả đâu vào đâu. Thất vọng, phái đoàn Đức vào Sài Gòn.
Cái này e nghĩ là tại vì triều đình bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc nhiều quá.
Lúc nào cũng nghĩ Trung nó chả cần đổi thì m cũng chẳng cần đổi.
E có đọc đâu đó. Trong kỳ thi Hương. Đề thi có ra câu hỏi: Nhật Bổn thay đổi đất nước theo phương Tây thì hùng cường, lớn mạnh vậy nước Việt có cần thay đổi theo phương Tây hay không ? . Đa phần các thí sinh đều phản đối (Vì đã quen Tam tự kinh rồi, giờ lại phải học thêm Sin, Cos, Tag hay tính góc để bắn pháo thì lại ngại). Có một thí sinh viết lý do không nên thay đổi là. Nhật Bổn tuy hùng cường hơn nhưng lại học theo lối phương Tây, Ăn bánh mỳ, uống sữa ống bơ, cắt tóc, mặc áo Tây
hóa ra thành man di, mọi rợ. Nước ta là nước nhỏ nhưng giờ mà thay đổi thì lại hóa ra man di như trước. Bọn Tây man di không nên học theo.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Hệ thống giáo dục dưới thời Nguyễn là vô cùng lạc hậu và bảo thủ.

Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có 2 loại sách : Sách của người Việt soạn: Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, Sơ học vấn tân, và Ấu học ngũ ngôn thi.
Còn lại là sách TQ: Thiên tự văn, Hiếu kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, và Tam tự kinh. Cao hơn là Tứ Thư, Ngũ Kinh và vài quyển Nam, Bắc sử. Có thể nói là lạc hậu cả ngàn năm luôn.

Sau khi Pháp đánh cho tơi bời, triều đình ít nhiều cũng có nhận ra vấn đề tụt hậu của giáo dục, có cử học sinh sang Anh, Pháp, Hương Cảng học, nhưng cũng thu được ít kết quả do phe bảo thủ trong triều quá nhiều.

NĂm 1878, cụ Phạm Phú Thứ, một đại thần yêu nước, mang tư tưởng canh tân, đã cho mở 1 trường học tiếng Pháp và Tây Ban Nha ở HẢi Dương, đây có thể là trường đầu tiên ở miền Bắc.

Năm 1875, một phái đoàn ngoại giao Đức từ Hương Cảng đến Vn, có đề nghị giúp triều đình cải cách giáo dục, kỹ thuật, in ấn ( ra báo in) . Đức lúc ấy cũng không ưa Pháp, muốn tạo ảnh hưởng ở Vn, vua quan bàn tính ngược xuôi rồi chả đâu vào đâu. Thất vọng, phái đoàn Đức vào Sài Gòn.

Cụ thật am hiểu và tâm huyết.

Cụ mà biên soạn sách ảnh Lịch sử VN qua ảnh thì cháu ủng hộ cụ vài cuốn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top