Vua tiếp theo của triều Nguyễn là vua Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治帝; 16 tháng 6, 1807 – 4 tháng 10, 1847)tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền (阮福暶).
-Vua Thiệu Trị hiền hơn cha mình là Minh Mạng, ông không sửa đổi gì nhiều về các quy chế, hành chính, binh chế, pháp luật được đặt ra một cách quy củ dưới thời vua Minh Mạng.
- Việc cấm Đạo có phần nào bớt đi, ông không giết các giáo sỹ nữa mà bắt họ giam ở Huế, Đà Nẵng.
- Người Pháp bắt đầu nhòm ngó nước ta, với chiêu bài bảo vệ Đạo, ví dụ năm 1844, trung tá Pháp là Favin Lévêque thuyền trưởng tàu Héroïne vào Đà Nẵng xin cho 5 giáo sỹ ( 3 Pháp, 2 Tây Ban Nha), triều đình đồng ý.
- Năm 1845, giám mục Pháp Dominique Lefèbvre, bị buộc tội chết, viên đại úy hải quân Mỹ John Percival, thuyền trưởng tàu USS Constitution, định giải cứu nhưng không thành, liền báo cho Đô đốc Pháp Jean-Baptiste Cécille, Cécille sai quân đem tàu Alcmène vào Đà Nẵng xin tha giám mục, triều đình cũng đồng ý.
- Năm 1847, đại tá De Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới.
Khi hai bên còn đang thương nghị về việc này thì quân Pháp thấy thuyền của VN đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng có âm mưu bèn nổ súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu "đường lối ngoại giao pháo hạm" của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.
-Vua Thiệu Trị hiền hơn cha mình là Minh Mạng, ông không sửa đổi gì nhiều về các quy chế, hành chính, binh chế, pháp luật được đặt ra một cách quy củ dưới thời vua Minh Mạng.
- Việc cấm Đạo có phần nào bớt đi, ông không giết các giáo sỹ nữa mà bắt họ giam ở Huế, Đà Nẵng.
- Người Pháp bắt đầu nhòm ngó nước ta, với chiêu bài bảo vệ Đạo, ví dụ năm 1844, trung tá Pháp là Favin Lévêque thuyền trưởng tàu Héroïne vào Đà Nẵng xin cho 5 giáo sỹ ( 3 Pháp, 2 Tây Ban Nha), triều đình đồng ý.
- Năm 1845, giám mục Pháp Dominique Lefèbvre, bị buộc tội chết, viên đại úy hải quân Mỹ John Percival, thuyền trưởng tàu USS Constitution, định giải cứu nhưng không thành, liền báo cho Đô đốc Pháp Jean-Baptiste Cécille, Cécille sai quân đem tàu Alcmène vào Đà Nẵng xin tha giám mục, triều đình cũng đồng ý.
- Năm 1847, đại tá De Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới.
Khi hai bên còn đang thương nghị về việc này thì quân Pháp thấy thuyền của VN đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng có âm mưu bèn nổ súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu "đường lối ngoại giao pháo hạm" của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.
Chỉnh sửa cuối: