[TT Hữu ích] Ảnh về cuộc chiến tranh Việt-Trung

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,608
Động cơ
904,872 Mã lực
...cán bộ binh chủng pháo binh sang TQ học kĩ thuật và tập huấn nên có thể nói trò đấu trình độ với thầy nên khó thi đấu ngang ngửa được...
Ở mặt trận nào em không biết,
nhưng ở Hà Giang, rất nhiều quả đồi không bao giờ có dấu chân của lính ta, nhưng pháo tầu bắn suốt ngày - đêm, cây cỏ không thể nào mọc được.
Đường từ cây số 4 Hà Giang vào đến lối rẽ vào làng Ping nhiều đoạn thẳng tắp, nhìn từ trên các đỉnh núi rất rõ. suốt thời gian em ở trên ấy không có 1 cái ô tô nào của ta bị bắn hỏng (trừ cái mò ra sát ngã ba Thanh thuỷ bên 3 cái xe tăng bị bắn hỏng). Ban đêm, lái xe ta toàn bật đèn pha chạy vì đường bị phảo băm nát, chắc chạy mò không được. Nhiều đêm nhìn những ánh đèn pha rồi tiếng đề pha-tiếng đạn reo qua đầu và chớp lửa đuổi theo mấy cái đèn pha ô tô, cứ tưởng chúng bị bắn cháy đến nơi. Có lần cũng đi cùng 1 cái xe từ Hà Giang, vào đến làng Ping thì ông lính ngồi cùng trên thùng xe bị mảnh pháo đã chết từ lúc nào rồi không biết!
Có hôm từ tảng sáng đã thấy pháo tầu bắn vào trận địa 105 của ta đặt ven sông Lô, chỗ làng Ping đi ra, chúng bắn cả ngày hôm ấy đến tận chiều tối. Em nghĩ chắc pháo sẽ hỏng hết, vì thấy hầm đám pháo binh làm rất mỏng. Nhưng lúc tối đi tải đạn qua, mò vào thấy hố pháo ken dầy chi chít, nhưng đám pháo binh bảo hỏng 1 khẩu và 1 bác sỹ quan bị thương!
Nếu ở trong hầm thì tụi em sợ pháo ta dưới Hà Giang bắn lên hơn là pháo tầu. Vì đạn ta hụt tầm thì chui được gọn vào trong hầm chứ pháo bên tầu bắn sang chỉ nổ được trên nóc hầm là cùng. Mà đạn hụt tầm do liều ẩm thì khá thường xuyên!
Pháo dưới Hà giang bắn lên sát hầm ta, nhưng ở khoảng cách ấy tụi tầu chỉ dám dùng cối!
Hàng ngày đi tải đạn, rất ít khi tụi em chọn đường qua ngã 3 Thanh thủy (cỗ có 3 cái xe tăng cháy) mà vượt lên dãy 812 rồi bò xuống mới vào hang Giơi. Đường đi qua mấy cái hầm bắn thẳng 85. Trước đó là 76ly2 nhưng đến đầu 1985 thay bằng 85. Đối diện với pháo bắn thẳng tầu và chúng tồn tại trong cả cuộc sung đột ấy!
Xung quanh cái "lò vôi" hay cối xay thịt có 3 trận địa pháo lớn của tầu, ngoài DK, 37 và các loại cối. Ai đã nhìn thấy hố đạn pháo 85 ở đất thường sẽ thấy, nó không to hơn cái bát ô tô thế mà pháo bắn nhiều cây cỏ không mọc được đã đành mà đá cũng bị nghiền nát vụn, trắng xóa!
 
Chỉnh sửa cuối:

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Em xin góp ý kiến. Em nghĩ giờ này bọn gián điệp TQ vẫn đang hoạt động tại các tỉnh miền núi phía Bắc của ta, thậm chí còn công khai. Ví dụ như cái công ty giầy dép BT, chủ công ty và ban giám đốc toàn người HKiều. Họ đi và lập các chi nhánh, đại lý khắp các nơi, kinh doanh thì không hiệu quả nhưng vẫn tộn tại và có những dấu hiệu lạ. Đội ngũ chóp bu người HKiều đều không có gia đình hoặc có thì không thấy có con cái. Người HKiều thì nhiều nhưng hội này rất lạ.
Trước khi xẩy ra chiến tranh biển giới thì đã có xẩy ra vụ lộn xộn ở ga Hàng cỏ.
Vừa rồi xẩy ra cái vụ lộn xộn ơ khu công nghiệp có liên quan tới DN TQ là có lý do cả đấy
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Ở mặt trận nào em không biết,
nhưng ở Hà Giang, rất nhiều quả đồi không bao giờ có dấu chân của lính ta, nhưng pháo tầu bắn suốt ngày - đêm, cây cỏ không thể nào mọc được.
Đường từ cây số 4 Hà Giang vào đến lối rẽ vào làng Ping nhiều đoạn thẳng tắp, nhìn từ trên các đỉnh núi rất rõ. suốt thời gian em ở trên ấy khong có 1 cái ô tô nào của ta bị bắn hỏng (trừ cái mò ra sát ngã ba Thanh thuỷ bên 3 cái xe tăng bị bắn hỏng). Ban đêm, lái xe ta toàn bật đèn pha chạy vì đường bị phảo băm nát, nhều đêm nhìn nhưng ánh đèn pha rồi tiếng đề pha-tiếng đạn reo qua đầu và chớp lửa đuổi theo mấy cái đèn pha ô tô, cứ tưởng chúng bị bắn cháy đến nơi. Có lần cũng đi cùng 1 cái xe từ Hà Giang, vào đến làng Ping thì ông lính ngồi cùng trên thùng xe đã chết từ lúc nào rồi không biết!
Có hôm từ tảng sáng đã thấy pháo tầu bắn vào trận địa 105 của ta đặt ven sông Lô, chỗ làng Ping đi ra, chúng bắn cả ngày hôm ấy đến tận chiều tối. Em nghĩ chắc pháo sẽ hỏng hết, vì thấy hầm đám pháo binh làm rất mỏng. Nhưng lúc tối đi tải đạn qua, mò vào thấy hố pháo ken dầy chi chít, nhưng đám pháo binh bảo hỏng 1 khẩu và 1 bác sỹ quan bị thương!
Nếu ở trong hầm thì tụi em sợ pháo ta dưới Hà Giang bắn lên hơn là pháo tầu. Vì đạn ta hụt tầm thì chui được gọn vào trong hầm chứ pháo bên tầu bắn sang chỉ nổ được trên nóc hầm là cùng. Mà đạn hụt tầm do liều ẩm thì khá thường xuyên!
Pháo dưới Hà giang bắn lên sát hầm ta, nhưng ở khoảng cách ấy tụi tầu chỉ dám dùng cối!
Hàng ngày đi tải đạn, rất ít khi tụi em chọn đường qua ngã 3 Thanh thủy (cỗ có 3 cái xe tăng cháy) mà vượt lên dãy 812 rồi bò xuống mới vào hang Giơi. Đường đi qua mấy cái hầm bắn thẳng 85. Trước đó là 76ly2 nhưng đến đầu 1985 thay bằng 85. Đối diện với pháo bắn thẳng tầu và chúng tồn tại trong cả cuộc sung đột ấy!
Em cũng chẳng tin cái huyền thoại pháo binh Tàu lắm, chẳng qua số lượng của nó quá nhiều, bắn như vãi trấu thì chẳng cần chính xác lắm nhà ta cũng đủ mệt rồi. Có chăng là ngán vụ phản pháo của nó, vì em đọc đâu đấy là Tàu nó mua được 2 bộ radar này (của nước nào em không nhớ :D) và vì nó lợi hại nên nhà ta đã cử Đặc Công đi "tẩn" 1 trạm này thì phải (hay là vô tình tần được gì ấy)- vì đọc khá lâu nên không nhớ chính xác :D
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Tưởng nhớ những Anh hùng Liêt sĩ đã hy sinh cho Dân tộc!



Nhớ về Lê Đình Chinh - người đầu tiên ngã xuống trong cuộc chiến chống bành trướng
Dưới ánh sao vàng


Cái tên Lê Đình Chinh quen thuộc với mình, từ cách đây hơn 30 năm.Hồi ấy, tuy còn bé tý nhưng vẫn nhớ Đài Tiếng nói Việt Nam, suốt ngày ra rả hát bài “Chúng tôi là đồng đội Lê Đình Chinh” và đọc vô vàn những bài xã luận, phản ánh… kể chuyện, phát động, nêu gương Anh hùng Lê Đình Chinh.




Anh hùng – Liệt sĩ Lê Đình Chinh.

Thậm chí hồi ấy, mình nhớ còn có khá nhiều sách truyện viết về anh, kể cả truyện tranh, vẽ hình to tướng…

Tất cả để thấm vào đầu mình: Anh Lê Đình Chinh là tấm gương yêu nước của cả 1 thế hệ thanh niên yêu nước Bảo vệ Tổ quốc, trước bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc tàn ác, thâm độc và tham lam.

Hơn 30 năm đã qua đi, lịch sử nước ta hình như có nhiều chương bị che phủ, nên rất nhiều người không biết tường tận về cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1979-1989 với bao địa danh thấm đẫm máu bộ đội – nhân dân, bao nhiêu tên người làm thành ý chí quật cường nước Việt giữ đất biên cương … Sự quên lãng ấy, nguy hiểm lắm.

Sự nguy hiểm này còn đồng nghĩa với có tội, với bao người đã ngã xuống, hiến dâng tuổi xuân trong trắng cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cương vực bờ cõi cha ông.

Một trong những người như vậy là Liệt sĩ Lê Đình Chinh, anh ngã xuống khi tròn 18 tuổi và anh là “Người chiến sĩ đầu tiên của các Lực lượng Vũ trang chúng ta hy sinh ở tuyến Biên giới phía Bắc, kể từ khi nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra các cuộc xung đột, tranh chấp biên giới từ năm 1974″.

Cuốn “Các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, do Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản, ghi rõ:

Lê Đình Chinh sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trú quán tại Nông trường Sông Âm (huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa).

Khi hy sinh, đồng chí là Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Đoàn viên Đoàn TNCSHCM).

Ở gia đình Lê Đình Chinh là người con ngoan, ở Trường Phổ thông Lê Đình Chinh là học sinh giỏi toàn diện, là đội viên tốt. Lê Đình Chinh luôn luôn gương mẫu, hăng hái phấn đấu, rèn luyện tốt, được mọi người rất quý mến. Được vào Lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Lê Đình Chinh học tập, rèn luyện hăng say, luôn luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, trưởng thành nhanh chóng và vững chắc.



Lính TQ (mũ vải) khiêu khích Bộ đội ta tại khu vực biên giới

Lê Đình Chinh đã tham gia chiến đấu nhiều trận chống quân Pôn Pốt-Iêng-xa-ri gây chiến tranh Biên giới Tây Nam. Đồng chí đã diệt và làm bị thương nhiều tên địch, góp phần tích cực bảo vệ vũng chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh Biên giới của Tổ quốc.

Ngày 26/8/1978, hàng chục tên côn đồ đã vượt biên giới sang đất ta hành hung cán bộ, phụ nữ và nhân dân địa phương. Lê Đình Chinh đã mưu trí tấn công địch, bằng tay không đánh gục hàng chục tên côn đồ góp phần tích cực cùng đơn vị và nhân dân biên giới giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực Biên phòng ải Bắc.

Trong cuộc chiến này, Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh, nêu gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy tặng đồng chí Huy hiệu “Vì thế hệ trẻ”; phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào “Sống, chiến đấu rực lửa Anh hùng như Lê Đình Chinh”.



Lính TQ đe dọa phóng viên ghi hình hành động khiêu khích.

Ngày 31/10/1978, Liệt sĩ Lê Đình Chinh được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”.

Cụ thể hơn về trường hợp hy sinh của Thượng sĩ Lê Đình Chinh, tài liệu từ Bộ đội Biên phòng cho biết:

Ngày 12/7/1978, phía Trung Quốc đột ngột ra lệnh đóng Cửa khẩu. Từ đó, số người Hoa bị chặn lại ứ nghẽn ở các Cửa khẩu ngày càng đông (Bắc Luân hơn 1.000 người; Hữu Nghị hơn 4.000 người; Lào Cai 500 người). Họ sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất” gây nhiều khó khăn cho ta trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Vì vậy, vấn đề giải tỏa người Hoa ở các Cửa khẩu trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Ngày 8/8/1978, ta thực hiện kế hoạch giải tỏa người Hoa ở Cửa khẩu Bắc Luân (Quảng Ninh).

Đúng 9 giờ 25 phút, Đội Công tác (gồm 25 chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang, 13 đồng chí Cảnh sát nhân dân, 6 cán bộ Y tế và các Phóng viên báo chí quay phim, nhiếp ảnh) lên cầu giải thích, vận động người Hoa quay trở lại sinh sống ở Việt Nam.



Biên phòng VN (phải) và Biên phòng TQ (trái) trong 1 buổi trao đổi.

Khi đoàn công tác vừa bước chân lên tới đầu cầu, thì bị bọn côn đồ ném gạch đá tới tấp vào đoàn ta, làm cho một số đồng chí bị thương. Do có kế hoạch trước nên khi xảy ra xung đột, các lực lượng ta liền tập trung tấn công trấn áp những tên côn đồ đầu sỏ, đuổi chúng chạy dạt về bên kia biên giới.

Đến 10 giờ 10 phút, cả 700 người Hoa ùn tắc tại Cửa khẩu kéo nhau chạy về bên kia cầu. Tình hình khu vực cửa khẩu Bắc Luân được kiểm soát.

Tại khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị, đến đầu tháng 8/1978, số người Hoa ùn lại đã lên tới trên 4.000 người. Họ dựng lán bừa bãi ở khu vực cấm, ăn ở rất mất vệ sinh. Bọn ********* trong số người Hoa chuẩn bị gây rối trật tự trị an ở khu vực cửa khẩu.

Kiên quyết không để tình trạng này kéo dài, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Cao Lạng quyết tâm giải toả toàn bộ số người Hoa đang ùn lại Cửa khẩu.



Gián điệp TQ bị bắt giữ, 1978-1979.

Ban “Giải toả người Hoa” được thành lập. Tỉnh ủy Cao Lạng huy động lực lượng Công an nhân dân vũ trang cùng các lực lượng khác ở địa phương phối hợp tham gia kế hoạch giải toả, lấy lực lượng Đồn Biên phòng Hữu Nghị và Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên) làm nòng cốt.

Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đảng đoàn Bộ Nội vụ, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang cử đồng chí Đại tá Trịnh Trân, Tham mưu trưởng lên Lạng Sơn trực tiếp chỉ đạo giải tỏa ở khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị.

Rút kinh nghiệm từ việc đấu tranh giải toả người Hoa ở Bắc Luân, ngày 25/8/1978, ta thực hiện kế hoạch giải toả Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).



Thám báo TQ đột nhập qua biên giới, bị BĐBP bắt giữ.

Đúng 8 giờ 30 phút sáng, đoàn cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Lạng, Quảng Ninh, TP. Hà Nội và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Lạng, các Y bác sĩ với sự bảo vệ của 25 cán bộ, chiến sĩ Đồn Hữu Nghị và 20 đồng chí của Đại đội 6, Trung đoàn 12 (được tăng cường bảo vệ tại kilômét số 0) đến thăm hỏi, động viên bà con người Hoa trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống bình thường. Thì bọn côn đồ lăm lăm gậy gộc, dao quắm, gạch đá trong tay và được sự chi viện của 500 Công an từ bên kia biên giới tràn sang kilômét số 0, chiếm lĩnh đồi Pò Cốc Phung, xông vào hành hung đoàn Cán bộ ta.

Lực lượng bảo vệ của ta do đồng chí Hứa Viết Pháy chỉ huy đã dũng cảm bảo vệ đoàn Cán bộ, quật ngã hàng chục tên côn đồ, chặn đường tiến công của chúng, tạo điều kiện cho các đồng chí của mình đưa đoàn Cán bộ Dân vận xuống chân đồi.

Từ bên kia biên giới, bọn côn đồ lại ùn ùn kéo sang. Trên đỉnh đồi, hàng trăm tên côn đồ và Công an H1 (?) vẫn đứng đông đặc.



Thi thể Thượng sĩ Lê Đình Chinh 25/8/1978.

Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng, Ban Chỉ đạo “Giải toả người Hoa” quyết định điều thêm lực lượng của Đồn Hữu Nghị và Đại đội 6 Trung đoàn 12 lên chi viện.

Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra rất các liệt trên sườn đồi Pò Tèo Hào ở sát Cửa khẩu Hữu Nghị.

Một Tiểu đội thuộc Đại đội 6 Trung đoàn 12 do Tiểu đội trưởng Lê Đình Chinh chỉ huy, cùng các chiến sĩ lao thẳng lên đồi Pò Cốc Phung, bằng gậy gộc, gạch đá lấy được của địch, các chiến sĩ ta đánh gục hàng chục tên côn đồ hung hãn.

Đại đội trưởng Nguyên dẫn đầu một tổ, đánh dạt bọn côn đồ lên trận đỉnh đồi, đánh gục tên cầm loa làm cho hắn ngã lăn xuống tận sườn đồi bên kia.

Tiểu đội trưởng Lê Đình Chinh vượt qua trận mưa gạch đá, xông vào đánh gục 4 tên côn đồ, cứu được bà Thuận đang nằm ngất xỉu sau một tấm sạp.

Giữa vòng vây của đối phương, Lê Đình Chinh nghe tiếng kêu cứu của đồng đội Lê Xuân Tước, anh quay ngoắt lại, xông vào đánh gục 5 tên côn đồ đang vây chặt lấy Tước, cứu Tước thoát nạn.

Đang xông lên truy kích địch, Lê Đình Chinh bị một tên địch ném đá vào gáy, máu chảy đầm đìa nhưng Chinh vẫn xông lên tấn công bọn côn đồ. Bất ngờ, bọn côn đồ nấp sau một chiếc lán dùng gậy vụt ngang ống chân Lê Đình Chinh. Anh mất đà ngã sấp xuống.

4 tên côn đồ lao tới dùng dao quắm chém tới tấp vào đầu, vào cổ anh. Lê Đình Chinh anh dũng hy sinh lúc 10 giờ 30 phút trên đồi Pò Cốc Phung.

Giữa trưa, Ban Chỉ đạo gồm các đồng chí: Trường Minh (Bí thư Tỉnh ủy Cao Lạng), Trung tướng Đàm Quang Trung (Tư lệnh Quân khu 1), Đại tá Trịnh Trân (Tham mưu trưởng Công an nhân dân vũ trang) đang họp thì nghe tin xảy ra xung đột lớn ở khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị.

Đồng chí Trịnh Trân lập tức lên trực tiếp chỉ đạo đấu tranh và quyết định điều gấp Trung đoàn 12 lên chi viện, quyết chiếm lại điểm cao Pò Cốc Phung. Đúng 15 giờ, lực lượng chi viện của ta nhất loạt xông lên.

Tiếng hô “xung phong” vang dậy núi rừng biên cương. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1 dũng mãnh xông lên, đánh thẳng vào các điểm chốt đối phương đang chiếm giữ trái phép trên các ngọn đồi.

Trước khí thế áp đảo của các chiến sĩ ta, bọn côn đồ kinh hồn bạt vía, chúng xô đẩy nhau, đạp lên nhau tháo chạy, trên 4.000 người Hoa bị ứ nghẽn tại đây cũng ùn ùn kéo nhau chạy theo về bên kia biên giới.

Ngay lập tức, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang dàn thành một hàng ngang, dùng những vật liệu đã chuẩn bị sẵn như dây thép gai, gạch đá, chông, mìn rào chặt biên giới.

Lúc 17 giờ 25 phút, lá cờ đỏ sao vàng của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 được kéo lên đỉnh đồi Pò Cốc Phung – nơi Lê Đình Chinh vừa mới hy sinh...

Theo MAI THANH HẢI
http://reds.vn/index.php/lich-su/duoi-anh-sao-vang/2202-ho-ve-le-dinh-chinh-nguoi-dau-tien-nga-xuong-trong-cuoc-chien-chong-banh-truong
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Chuẩn.
Sau đợt 79,tay họ Đặng chứng minh cho bọn đầu sỏ PLA về tình trạng thê thảm khê nát của bọn này,bao nhiêu lạc hậu yếu kém thô sơ và ngu dốt của nó bộc lộ ra trong vài chục ngày chiến dịch.Bởi thế nó lập tức mua sắm trang thiết bị hiện đại,điều chỉnh cách đánh và đạt được nhiều cải cách cả ở chiến lược lẫn chiến thuật.
Cứ phải thua vỡ mặt vài trận thì mới nhanh cải cách,đội quân bách thắng là ở chỗ biết rút kinh nghiệm và thay đổi.Như người Đức sau thế chiến I là một điển hình.
Trang bị vũ khí khựa mua của Mẽo, cho đến sau vụ Thiên An môn thì không được mua vũ khí Mẽo nữa. Nghe nói nhờ thiết bị định vị của Mẽo mà pháo khựa bắn rất trúng.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
các bác cho em hỏi ngu cái nhé. Nếu thời đó chúng ta đối xử với người dân tộc cũng như Hoa kiều khác đi ( em có đọc qua 1 số đoạn chưa được kiểm chứng là ta cách ly, bắt di dời quy mô lớn...) thì liệu họ có phản ứng số lượng lớn như thế không. Nhiều khi họ nghĩ người Kinh coi thường người dân tộc chẳng han. Đây chỉ là cách đặt vấn đề chứ đừng quy em vào tội bao biện hán gian ********* nhé
Cái này cũng nhiều nguyên nhân cụ ạ, ....một phần thì những người thực hiện chủ trương của NN cũng hơi bị "nhiệt tình quá", một phần cũng do chính các "tay chân" của Hoa Nam Tình Báo cũng góp phần khuyếch đại theo hướng "tiêu cực" các chính sách của NN ta để gây hoang mang trong cộng đồng Hoa Kiều..... Chính nhà em đây hiện có 1 ông cậu có Quốc Tịch TQ, mặc dù cả họ hàng hang hốc nhà em người kinh :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,608
Động cơ
904,872 Mã lực
Em cũng chẳng tin cái huyền thoại pháo binh Tàu lắm, chẳng qua số lượng của nó quá nhiều, bắn như vãi trấu thì chẳng cần chính xác lắm nhà ta cũng đủ mệt rồi. Có chăng là ngán vụ phản pháo của nó, vì em đọc đâu đấy là Tàu nó mua được 2 bộ radar này (của nước nào em không nhớ :D) và vì nó lợi hại nên nhà ta đã cử Đặc Công đi "tẩn" 1 trạm này thì phải (hay là vô tình tần được gì ấy)- vì đọc khá lâu nên không nhớ chính xác :D
Tụi em từ Hà Giang lên cũng đi qua trận địa 130 của ta ven đường. Pháo được đặt trong ụ, nhưng cũng chỉ là ụ đất, đi qua vẫn thấy cả khẩu pháo trống trơn. Nhưng qua những chỗ ấy tụi em rất ngán, nhất là những lần không bám được theo xe mà phải đi bộ, đúng lúc ấy mà mấy ông pháo binh ngứa tay thì mình bị "phải tai" ngay lúc tầu phản pháo. Vì đường thì nham nhở, trống trơn, chỉ có mấy cái thân cây trụi cành chết khô, chẳng có chỗ nào mà nấp, tránh!
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Trang bị vũ khí khựa mua của Mẽo, cho đến sau vụ Thiên An môn thì không được mua vũ khí Mẽo nữa. Nghe nói nhờ thiết bị định vị của Mẽo mà pháo khựa bắn rất trúng.
Bộ radar kia chỉ phục vụ cho phản pháo. Nó là radar doppler xác định vị trí của khẩu pháo đang bắn tới.
Còn việc pháo Tầu bắn chính xác, có chăng là nó đã nắm được bản đồ địa hình của ta quá rõ trong quá trình đưa quân sang giúp ta làm đường kháng Mỹ.
 

xuanhieu282

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-316477
Ngày cấp bằng
18/4/14
Số km
3,010
Động cơ
319,793 Mã lực
Nơi ở
Xuanhieutelecom
Website
xuanhieu.com.vn
Ko thấy LS nói về cái này các cụ nhỉ, em lớn lên chỉ mường tượng qua các cụ đi trc, giờ có báo chỉ biết thêm chút thôi
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Nhưng khốc liệt nhất của cuộc chiến 10 năm Việt - Trung hậu quả kéo dài đến năm 1990 lại là năm 1984. Mời các cụ xem
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,608
Động cơ
904,872 Mã lực
Cái này cũng nhiều nguyên nhân cụ ạ, ....một phần thì những người thực hiện chủ trương của NN cũng hơi bị "nhiệt tình quá", một phần cũng do chính các "tay chân" của Hoa Nam Tình Báo cũng góp phần khuyếch đại theo hướng "tiêu cực" các chính sách của NN ta để gây hoang mang trong cộng đồng Hoa Kiều..... Chính nhà em đây hiện có 1 ông cậu có Quốc Tịch TQ, mặc dù cả họ hàng hang hốc nhà em người kinh :D
Em nghe thì chẳng riêng hoa nam cục đâu, mà cả mấy ông xxx nhà mình mặc thường phục mò đến nhà họ tỷ tê "tổ quốc kêu gọi...". Mình không mở cửa khẩu thì họ chạy kiểu gì!
Cu Ba năm 1980 cũng học được của Việt Nam khi tổng thống Mỹ J. Carter nhân vụ sứ quán Peru phát biểu "nước Mỹ luôn mở rộng trái tim đón những người anh em Cu Ba!" và họ gom tất cả tù thường phạm chở đến cảng Marien nét lên tầu. Cái tầu nào chưa đầy ứ người họ không cho rời bến!
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
Em cũng chẳng tin cái huyền thoại pháo binh Tàu lắm, chẳng qua số lượng của nó quá nhiều, bắn như vãi trấu thì chẳng cần chính xác lắm nhà ta cũng đủ mệt rồi. Có chăng là ngán vụ phản pháo của nó, vì em đọc đâu đấy là Tàu nó mua được 2 bộ radar này (của nước nào em không nhớ :D) và vì nó lợi hại nên nhà ta đã cử Đặc Công đi "tẩn" 1 trạm này thì phải (hay là vô tình tần được gì ấy)- vì đọc khá lâu nên không nhớ chính xác :D
2 cái giàn radar pháo binh ấy là Tầu chệt mua của Mẽo cụ ợ, sau này bị ta thịt 1 cái thì nó phải mang gấp cái kia về bắc kinh để còn có cái mà nhái =))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Ở mặt trận nào em không biết,
nhưng ở Hà Giang, rất nhiều quả đồi không bao giờ có dấu chân của lính ta, nhưng pháo tầu bắn suốt ngày - đêm, cây cỏ không thể nào mọc được.
Đường từ cây số 4 Hà Giang vào đến lối rẽ vào làng Ping nhiều đoạn thẳng tắp, nhìn từ trên các đỉnh núi rất rõ. suốt thời gian em ở trên ấy không có 1 cái ô tô nào của ta bị bắn hỏng (trừ cái mò ra sát ngã ba Thanh thuỷ bên 3 cái xe tăng bị bắn hỏng). Ban đêm, lái xe ta toàn bật đèn pha chạy vì đường bị phảo băm nát, chắc chạy mò không được. Nhiều đêm nhìn những ánh đèn pha rồi tiếng đề pha-tiếng đạn reo qua đầu và chớp lửa đuổi theo mấy cái đèn pha ô tô, cứ tưởng chúng bị bắn cháy đến nơi. Có lần cũng đi cùng 1 cái xe từ Hà Giang, vào đến làng Ping thì ông lính ngồi cùng trên thùng xe bị mảnh pháo đã chết từ lúc nào rồi không biết!
Có hôm từ tảng sáng đã thấy pháo tầu bắn vào trận địa 105 của ta đặt ven sông Lô, chỗ làng Ping đi ra, chúng bắn cả ngày hôm ấy đến tận chiều tối. Em nghĩ chắc pháo sẽ hỏng hết, vì thấy hầm đám pháo binh làm rất mỏng. Nhưng lúc tối đi tải đạn qua, mò vào thấy hố pháo ken dầy chi chít, nhưng đám pháo binh bảo hỏng 1 khẩu và 1 bác sỹ quan bị thương!
Nếu ở trong hầm thì tụi em sợ pháo ta dưới Hà Giang bắn lên hơn là pháo tầu. Vì đạn ta hụt tầm thì chui được gọn vào trong hầm chứ pháo bên tầu bắn sang chỉ nổ được trên nóc hầm là cùng. Mà đạn hụt tầm do liều ẩm thì khá thường xuyên!
Pháo dưới Hà giang bắn lên sát hầm ta, nhưng ở khoảng cách ấy tụi tầu chỉ dám dùng cối!
Hàng ngày đi tải đạn, rất ít khi tụi em chọn đường qua ngã 3 Thanh thủy (cỗ có 3 cái xe tăng cháy) mà vượt lên dãy 812 rồi bò xuống mới vào hang Giơi. Đường đi qua mấy cái hầm bắn thẳng 85. Trước đó là 76ly2 nhưng đến đầu 1985 thay bằng 85. Đối diện với pháo bắn thẳng tầu và chúng tồn tại trong cả cuộc sung đột ấy!
Xung quanh cái "lò vôi" hay cối xay thịt có 3 trận địa pháo lớn của tầu, ngoài DK, 37 và các loại cối. Ai đã nhìn thấy hố đạn pháo 85 ở đất thường sẽ thấy, nó không to hơn cái bát ô tô thế mà pháo bắn nhiều cây cỏ không mọc được đã đành mà đá cũng bị nghiền nát vụn, trắng xóa!
Em có tay anh họ, đang học kiến trúc thì bị động viên đận 79.
Hắn cũng bắn pháo hàng ngày từ Hà giang sang phía Tầu nhưng chắc chắn không làm cho cụ sợ bởi quãng 84 thì hắn do trong bụng có chữ nên đã bị lôi về dạy văn hoá ở Tuyên quang rồi ra quân :D
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
các bác cho em hỏi ngu cái nhé. Nếu thời đó chúng ta đối xử với người dân tộc cũng như Hoa kiều khác đi ( em có đọc qua 1 số đoạn chưa được kiểm chứng là ta cách ly, bắt di dời quy mô lớn...) thì liệu họ có phản ứng số lượng lớn như thế không. Nhiều khi họ nghĩ người Kinh coi thường người dân tộc chẳng han. Đây chỉ là cách đặt vấn đề chứ đừng quy em vào tội bao biện hán gian ********* nhé
Mình không phải là duy nhất cụ ạ. Năm 97-98 dân Indonesia nó còn đốt sạch, phá sạch và cướp sạnh cơ
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,608
Động cơ
904,872 Mã lực
2 cái giàn radar pháo binh ấy là Tầu chệt mua của Mẽo cụ ợ, sau này bị ta thịt 1 cái thì nó phải mang gấp cái kia về bắc kinh để còn có cái mà nhái =))
Thực ra với pháo bầy như tầu thì cũng chẳng cần giàn ra đa!
Nhưng hồi đó cứ 1 trận địa bắn thì ba bề bốn bên chớp và tiếng nổ liên hồi làm tụi trinh sát pháo binh (hay gọi là kế toán pháo binh) chẳng biết phải đo ở chỗ nào mới đúng!
 

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,803
Động cơ
426,968 Mã lực
Sống với thằng Khựa bẩn phải hết sức cảnh giác, bới chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Ko thấy LS nói về cái này các cụ nhỉ, em lớn lên chỉ mường tượng qua các cụ đi trc, giờ có báo chỉ biết thêm chút thôi
Vâng, ít được nhắc đến chắc có nhiều lý do, thông tin cũng nhiều chiều, ngay cả người trong cuộc cũng chỉ biết mơ hồ những gì diễn biến quanh mình. Nhưng trận chiến năm 1979 thì dưới sự chỉ huy của vị Đại Tướng tài ba Võ Nguyên Giáp, với đa phần là địa phương quân, dân quân tự vệ nhưng Việt Nam đã đẩy lùi và gây thiệt hại rất nặng nề cho quân chủ lực Trung Quốc.

Chiến tranh Việt -Trung 1979-1989
Đã có 20.570 tuổi trẻ Trung quốc chết một lúc tại 6 tỉnh biên giới trong lãnh thổ Việt Nam. Một trả giá bi thảm nhất của lịch sử Trung quốc.

Một tháng chiến tranh (17/2-16/3/1979) quân TQ phải trả giá chi phí tử vong, bị thương và mất tích, theo thống kê của ký giả Lý Tồn Bảo (Li Cunbao). Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung quốc trải qua đẫm máu nhất để lại dấu ấn lịch sử với con số chi phí sinh mạng phi thường tại chiến trường Việt Nam.

Tổng kết từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3 năm 1979, phía quân đội Trung quốc thiệt hại hy sinh, bị thương, và mất tích.
Đại đoàn 41.
Sư đoàn 121 bộ binh, chi phí 734 binh sĩ thiệt mạng, 1172 bị thương 716 mất tích.
Sư đoàn 122 bộ binh, chi phí 582 binh sĩ thiệt mạng, 2294 bị thương, 1235 mất tích.
Sư đoàn 123 bộ binh, chi phí 1056 binh sĩ thiệt mạng, 1323 bị thương.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 41: 2372 binh sĩ thiệt mạng, 4789 bị thương, 1951 mất tích.

Đại đoàn 42.
Sư đoàn 124 bộ binh, chi phí 215 binh sĩ thiệt mạng, 246 bị thương, 754 mất tích.
Sư đoàn 125 bộ binh, chi phí 432 binh sĩ thiệt mạng, 1215 bị thương, 1102 mất tích.
Sư đoàn 126 bộ binh, chi phí 302 binh sĩ thiệt mạng, 274 bị thương, 883 mất tích.
Quân đoàn 42 thiệt hại: 949 binh sĩ thiệt mạng, 1735 bị thương, 2739 mất tích.

Đại đoàn 55.
Sư đoàn 163 bộ binh, chi phí 612 binh sĩ thiệt mạng, 1.064 bị thương, 21mất tích.
Sư đoàn 164 bộ binh, chi phí 209 binh sĩ thiệt mạng, 633 bị thương, 54 mất tích.
Sư đoàn 165 bộ binh, chi phí 429 binh sĩ thiệt mạng, 1374 bị thương, 32 mất tích.
Quân đoàn 55 thiệt hại: 1250 binh sĩ thiệt mạng, 3071 bị thương, 107 mất tích.

Đại đoàn Quảng Tây.
Trung đoàn Zhuo biên phòng, chi phí 412 binh sĩ thiệt mạng, 859 bị thương, 54 mất tích.
Trung đoàn Border biên phòng, chi phí 276 binh sĩ thiệt mạng, 46 bị thương, 153 mất tích.
Trung đoàn 47 biên phòng, chi phí 219 binh sĩ thiệt mạng, 74 bị thương, 81 mất tích.
Tiểu đoàn biên phòng Li Zhuo, chi phí 521 binh sĩ thiệt mạng, 40 bị thương, 95 mất tích.
Quân đoàn Quảng Tây thiệt hại: 1428 binh sĩ thiệt mạng, 973 bị thương, 383 mất tích.

Đại đoàn 43.
Sư đoàn 127 bộ binh, chi phí 816 binh sĩ thiệt mạng, 202 bị thương, 342 mất tích.
Sư đoàn 128 bộ binh, chi phí 120 binh sĩ thiệt mạng, 447 bị thương, 291 mất tích.
Sư đoàn 129 bộ binh, chi phí 142 binh sĩ thiệt mạng, 374 bị thương, 174 mất tích.
Quân sự trực tiếp chi phí 21 binh sĩ thiệt mạng, 60 bị thương, 353 mất tích.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 43: 1099 người thiệt mạng, 1083 bị thương 1.160 mất tích.

Đại đoàn 50.
Sư đoàn 148 bộ binh, chi phí 242 binh sĩ thiệt mạng, 541 bị thương, 242 mất tích.
Sư đoàn 150 bộ binh, chi phí 209 binh sĩ thiệt mạng, 504 bị thương, 156 mất tích.
Sư đoàn 58 bộ binh, chi phí 481 binh sĩ thiệt mạng, 176 bị thương, 198 mất tích.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 50: 932 binh sĩ thiệt mạng, 1221 bị thương, 596 mất tích
Chú ý: Tháng 5 năm 1979, sau chiến tranh Sư đoàn 150, trung đoàn 448 bộ binh trao đổi tù binh 202 người.

Đại đoàn 54
Sư đoàn 160 bộ binh, chi phí 138 binh sĩ thiệt mạng, 245 bị thương, 71 mất tích.
Sư đoàn 161 bộ binh, chi phí 325 binh sĩ thiệt mạng, 346 bị thương, 162 mất tích.
Sư đoàn 162 bộ binh, chi phí 416 binh sĩ thiệt mạng, 152 bị thương, 329 mất tích.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 54: 879 binh sĩ thiệt mạng, 743 bị thương, 562 mất tích.
Quân đoàn Tây Đô tuyến quân.

Ngày 11 -14 tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 50 thành lập Sư đoàn 149 tổng số 6.500 binh lính, bổ sung vào chiến trường Việt Nam.

Tổng số toàn diện chiến trường Đông-Tây, quân đội Trung quốc trả giá chi phí thương vong, và mất tích, từ ngày 17/2-16/3/1979 tại 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Chi phí 8909 binh sĩ thiệt mạng, 13.615 bị thương, 6691 mất tích. Quân đội TQ (PLA) tổng cộng thiệt hại 29.215 binh sĩ.
Nguồn tin internet
Trận chiến năm 1984 thì lại khác. Lúc này Đại Tướng đã chuyển sang công tác khác quan trọng hơn nên không còn quyền chỉ huy chiến dịch này.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,608
Động cơ
904,872 Mã lực
Em có tay anh họ, đang học kiến trúc thì bị động viên đận 79.
Hắn cũng bắn pháo hàng ngày từ Hà giang sang phía Tầu nhưng chắc chắn không làm cho cụ sợ bởi quãng 84 thì hắn do trong bụng có chữ nên đã bị lôi về dạy văn hoá ở Tuyên quang rồi ra quân :D
Không phải có chữ hay không, vì phía trên này các ông ấy còn có trinh sát pháo để chỉnh!
Vấn đề là độ ẩm! Do bảo quản không tốt, liều pháo bị ẩm thì đạn mới bị hụt tầm. Thỉnh thoảng lại thấy các bác pháo binh bị phạt giam lên chỗ tụi em đào hầm vì pháo hụt tầm đấm lưng quân mình!
 

cán bộ quèn

Xe tăng
Biển số
OF-387088
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
1,706
Động cơ
249,330 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khồng khồng...ta không nên bị dẫn dắt thông tin kiểu này.
Thông tin có sĩ quan quân báo cao cấp làm gián điệp cho TQ là tin vịt xuất xứ từ blog của tay PVĐ mà tay này lại chôm thông tin từ nhân vật Hoàng Minh Thành, một nhân vật ảo với vai trò cảnh sát Nhật. Nhân vật này đã bị vạch mặt là ảo và bị nhóm hacker gắn Sinh tử bài.

Ta phải nhìn thẳng vào sự thật là năm 84, PLA đã được cải tổ rất hiệu quả về trang bị cũng như tác chiến. Lỗi do ta nhận định và chuẩn bị không tốt.
Cụ pain đúng là mẫu lính. Đọc các bài của Cụ cháu thấy khâm phục. Kính!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top