- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 12,636
- Động cơ
- 567,319 Mã lực
Chủ trương đấu tranh anh em tù binh thôi, trên áoCháu chả hiểu sao phải cởi
Vấn đề cụ nói, em nghĩ là kỹ thuật lấy phần tử bắn có tên gọi "Bắn đón" đơn vị tính là chiều dài thân máy bay, áp dụng tùy loại vũ khí phòng không và từng loại máy bay với độ cao khác nhau. Tốc độ đạn bắn là cố định, nhưng tốc độ máy bay và độ cao máy bay là biến thiên. Tùy loại máy bay và độ cao mà sẽ bắn đón phía trước bao nhiêu thân máy bay.Cụ ời, hỏi lại các cựu lính phòng không bảo vệ HN thời đó nhé, khi phi đội bay bay gần đến bờ biển thì đã cảnh báo ở HN rồi, khi vào đến địa phận HN thì pháo hoa nổ lên hồi rồi cụ ạ; Trận địa cao xạ và tên lửa bảo vệ mục tiêu chính trị, quân sự là bắn theo toạ độ, nói kiểu nông dân như em là bắn theo dạng lưới mắt cáo (võng) cụ nhé. Cho nên, mặc dù chiến dịch ném bom 12 ngày đêm Mỹ đã thắng lợi hoàn toàn vì đánh trúng tất cả các mục tiêu lựa chọn, nhưng vẫn phải ngừng ném bom và ngồi ký hiệp định là vì thất bại không đạt mục tiêu khuất phục được giới lãnh đạo HN, vì các mục tiêu cần bảo vệ đã không thể bị đánh bom. Tất nhiên lý do Mỹ ngừng ném bom và ngồi ký hiệp định do nguyên nhân này là một phần, còn nguyên nhân chính vẫn là do dư luận trong nội bộ nước Mỹ.
Hồi bé em có 2 năm ở trong doanh trại 1 đơn vị pháo binh(ở Nam Sách, Hải Dương sát sông Kinh Thầy) ngày nào cũng ra sân ngắm các chú bộ đội cao xạ tập bắn để hóng hớt. Các chú ấy cho mượn hoặc cho hẳn hàng trăm mô hình máy bay đủ loại và đủ kích thước. Các mô hình này được gắn trên mái nhà, cột cao với các kích thước khác nhau để mô phỏng độ cao. Nghe cũng lõm bõm hiểu được nguyên lý bắn đón này.
Năm 1972, các loại vũ khí đều được phang nhiệt tình, thấp nhất là súng trường(dọa ma); 12,7 ly; 14,5 ly; 37 ly, 57 ly...cao hơn có các loại tên lửa Sam 1, Sam 2...Đương nhiên là cứ nhìn thấy đội hình máy bay vào là bắn nhưng cũng phải bắn tập trung, chứ bắn kiểu đan lưới hay mắt võng như cụ nói thì có vẻ hơi phí đạn ấy nhỉ?